Nỗi lòng cựu vận động viên vật gặp nạn gãy đốt sống cổ 20 năm trước

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - 20 năm về trước, vận động viên (VĐV) vật Lê Thị Huệ phải từ giã sự nghiệp thi đấu trong màu áo đội tuyển quốc gia do gặp phải chấn thương gãy đốt sống cổ. Đến nay trải qua 2 thập kỷ, nỗi đau ấy chị Huệ vẫn mang trên mình và không ngừng mong ước một tương lai tốt hơn.

Vụ tai nạn không thể quên

Đến thăm nhà cựu VĐV vật Lê Thị Huệ (43 tuổi, ở thôn Châu Chính, phường Quảng Châu, Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) vào những ngày cuối năm 2023 trong cái lạnh tê tái, chị Huệ đang dò dẫm, bước từng bước chân mệt nhoài cùng chiếc nạng sắt.

Đón chúng tôi, chị Huệ mời khách vào uống nước trên chiếc bàn ghế cũ được kê trước hiên nhà. Đưa đôi bàn tay run rẩy rót chén trà nóng mời khách, chỉ vào chiếc nạng sắt, chị Huệ ngậm ngùi chia sẻ: “Các chú thông cảm, đã 20 năm rồi, tôi coi nó là bạn đồng hành sau lần gãy đốt sống cổ khi đang tập luyện chuẩn bị cho kỳ SEA Game 22 vào năm 2003”.

Cựu VĐV đô vật Lê Thị Huệ ngậm ngùi nhớ lại quãng thời gian “chiến đấu” với vết thương gãy đốt sống cổ suốt 20 năm. Ảnh: Quách Du
Cựu vận động viên đô vật Lê Thị Huệ ngậm ngùi nhớ lại quãng thời gian “chiến đấu” với vết thương gãy đốt sống cổ suốt 20 năm. Ảnh: Quách Du

Kể về những ngày tháng “vàng son” trong quá khứ chị Huệ cho biết, từ thủa nhỏ chị đã đam mê võ thuật, đến năm 1996 biết Sở Thể dục Thể thao Thanh Hóa (nay là Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Thanh Hóa) mở lớp, tuyển chọn VĐV cho bộ môn võ Judo, ngay lập tức chị đăng ký, nộp hồ sơ thi tuyển. Với quyết tâm trở thành vận động viên chuyên nghiệp, chị đã khổ luyện trong một thời gian và chính thức được tuyển vào Câu lạc bộ võ Judo của tỉnh Thanh Hóa.

Trong suốt hành trình 5 năm khổ luyện tại câu lạc bộ võ Judo, chị đã gặt hái được nhiều thành tích đáng nể khi đạt 2 huy chương bạc và 3 huy chương đồng tại các giải đấu Judo toàn quốc.

Sau nhiều năm gắn bó với môn võ Judo, năm 2001, chị Huệ được chuyển sang tập môn vật tự do, ngỡ rằng khi chuyển sang một bộ môn mới, chị sẽ gặp khó. Tuy nhiên với nội lực mãnh liệt để cống hiến, chỉ trong vài tháng tập luyện, chị đã được chọn tham gia thi đấu ở các giải vật quốc gia, sau đó đạt 2 huy chương vàng tại 2 giải vật tự do toàn quốc vào năm 2002.

 Sau lần bị nạn gãy đốt sống cổ, chị Huệ phải làm bạn với chiếc nạng sắt và xe lăn suốt 20 năm qua. Ảnh: Quách Du
Sau lần gặp nạn gãy đốt sống cổ, chị Huệ phải làm bạn với chiếc nạng sắt và xe lăn suốt 20 năm qua. Ảnh: Quách Du

Đạt thứ hạng cao tại các giải đấu, chị được triệu tập vào đội tuyển quốc gia và trở thành niềm hy vọng vàng của thể thao nước nhà tại kỳ SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam năm 2003. Những tưởng, những ngày tháng vinh quang đang chờ đón mình ở phía trước, chị Huệ càng nỗ lực, hăng say tập luyện hơn, với quyết tâm giành giải cao nhất tại kỳ SEA Games 22.

Thế nhưng, sự cố đã xảy ra, một ngày tháng 5.2003, khi đang luyện tập cùng đồng đội ở Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao 1 (chuẩn bị cho SEA Games 22 diễn ra vào dịp cuối năm 2003) chị bị gãy đốt sống cổ sau cú ngã đau đớn.

“Khi tôi ngã xuống sàn tập, toàn thân đau quằn quại và ngất lịm đi lúc nào không hay, tỉnh lại tôi thấy lờ mờ huấn luyện viên đang gọi mình, chỉ thoáng qua tôi lại ngất đi. Tỉnh lại lần 2 tôi mới biết mình được mọi người đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức để phẫu thuật đốt sống cổ.

Sau khi mổ và điều trị ở Việt Đức được một thời gian ngắn, tôi được chuyển qua Bệnh viện Bạch Mai để điều trị, quá trình điều trị tại đây diễn ra hơn 1 năm. Trong quãng thời gian này, tôi gần như bị suy sụp cả về thể chất lẫn tinh thần, biết mình bị liệt hoàn toàn, tôi tuyệt vọng, nhiều khi muốn giải thoát khỏi đớn đau” - chị Huệ xúc động nhớ lại.

Ước mơ của chị Huệ

Theo chị Huệ, thời gian đầu gặp nạn, bản thân chị cũng được các tổ chức, nhà hảo tâm quan tâm khá nhiều, thậm chí nhiều lãnh đạo trong ngành còn hứa sẽ đưa chị đi chữa trị ở nước ngoài để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, càng về sau càng thưa dần đi và việc đưa chị đi chữa bệnh ở nước ngoài cũng chỉ dừng lại ở lời hứa.

Những tấm huy chương, cờ lưu niệm của các giải đấu được chị Huệ lưu giữ trang trọng ở phòng khách. Ảnh: Quách Du
Những tấm huy chương, cờ lưu niệm của các giải đấu được chị Huệ lưu giữ trang trọng ở phòng khách. Ảnh: Quách Du

Sau lần gặp nạn, chị Huệ được giám định tổn hại sức khỏe 81% và phải mất nhiều năm liền nằm trong phòng bệnh. Sau khoảng 5 năm, thể trạng và tinh thần của chị cơ bản trấn tĩnh, lấy lại thăng bằng.

Cũng trong khoảng thời gian này, chị bỗng nhận được thông tin Sở Thể dục Thể thao Thanh Hóa đã tiến hành cắt hợp đồng lao động, kể từ đó, mức lương 500.000/tháng cũng không còn. Cuộc sống đã khốn khó, lại càng khốn khổ hơn khi mọi chế độ, hỗ trợ gần như không còn, trong khi đó bệnh tật vẫn đeo bám thường xuyên. Cực chẳng đã, chị Huệ đành ngậm ngùi về quê, nương tựa người mẹ già yếu.

Bà Lường Thị Hường (80 tuổi, mẹ chị Huệ) cho biết, sau nhiều năm gặp nạn, ngành thể thao Thanh Hóa mới làm được thủ tục trợ cấp cho Huệ ở chế độ tai nạn lao động thông thường. Trải qua nhiều lần tăng, đến nay Huệ được nhận mức trợ cấp hơn 3 triệu đồng/tháng (bao gồm cả tiền chi trả cho người chăm nuôi).

“Thực sự số tiền này chưa đủ tiền ăn hàng tháng cho 2 mẹ con, lấy đâu ra để đi viện điều trị phục hồi chức năng. Nhiều lúc trái gió trở trời, nhìn con lên cơn đau mà lòng tôi cũng xót, chỉ biết nuốt nước mắt vào trong” - bà Hường ngậm ngùi.

Bà Lương Thị Hường đồng hành, chăm sóc con gái suốt 2 thập kỷ qua. Ảnh: Quách Du
Bà Lương Thị Hường đồng hành, chăm sóc con gái suốt 2 thập kỷ qua. Ảnh: Quách Du

Được biết, để có thêm tiền trang trải cho cuộc sống, 10 năm qua, chị Huệ đã cùng chị gái của mình mở một quán tạp hóa nhỏ ở ngay nhà chị gái (cách nhà 2 mẹ con chị Huệ đang ở khoảng 500m). Hàng ngày nếu không bị cơn đau tái phát, chị Huệ lại đi xe lăn ra quán bán hàng kiếm đồng ra đồng vào.

Cũng theo chị Huệ, hiện nay, mỗi lần đi viện điều trị phục hồi chức năng khá tốn kém, nên chị vẫn phải tự tập ở nhà, khi nào dành dụm được chút tiền thì mới đi viện điều trị.

Sau 20 năm chống chọi với vết thương, với những cơn đau mỗi khi trái gió trở trời, cựu VĐV vật Lê Thị Huệ vẫn luôn hy vọng được điều trị tốt hơn để một ngày rời xa được chiếc nạng sắt, rời xa chiếc xe lăn, đi lại những bước đầu tiên, tự mình chăm sóc cho bản thân và đỡ đi gánh nặng cho gia đình.

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Vận động viên bị ăn chặn tiền thưởng, còn bao nhiêu "cây kim trong bọc" của ngành Thể thao?

LÊ VINH |

Ngay những ngày đầu năm mới 2024, thể thao Việt Nam lại “vỡ” một câu chuyện khác và tất nhiên, chẳng vui vẻ chút nào.

Vận động viên điền kinh Lê Tú Chinh vẫn chưa rõ tương lai

HOÀI VIỆT |

Lê Tú Chinh đã bày tỏ nguyện vọng tìm đơn vị mới đầu quân và xin rời điền kinh TP Hồ Chí Minh, nhưng hiện tại mọi chuyện chưa ngã ngũ cũng như hợp đồng của vận động viên này với Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh còn thời hạn hai năm.

Ngành thể thao cần thay đổi cơ chế, hỗ trợ vận động viên mua bảo hiểm

AN NGUYÊN |

Dưới góc độ quản lý nhà nước, Cục Thể dục Thể thao mong muốn tìm cách thay đổi cơ chế, chính sách để các vận động viên có đủ khả năng mua bảo hiểm thân thể hoặc một số loại bảo hiểm thân thể khác, phòng tránh rủi ro chấn thương, tai nạn.

Vận động viên cần sự đãi ngộ phù hợp sau chấn thương

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã chứng kiến những trường hợp chấn thương trong quá trình tập luyện nhưng sau đó khi hồi phục, vận động viên đã không thể có được sức khỏe tốt nhất để trở lại thi đấu.

Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức liên quan việc mua kit test Việt Á

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 23.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an TPHCM đã ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án “Vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ” xảy ra ở Bệnh viện TP Thủ Đức, Công ty CP Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), Công ty TNHH Thiết kế xây dựng TM&DV Nam Phong (Công ty Nam Phong).

Đề cử Oscar 2024: Siêu phẩm “Oppenheimer” tiếp tục áp đảo

Thùy Trang |

Oscar 2024 chính thức công bố đề cử cho các hạng mục.

Cựu Cục phó Trần Hùng bị tuyên y án 9 năm trong vụ sách giáo khoa giả

Việt Dũng |

Toà phúc thẩm cho rằng, có đủ cơ sở để xác định cựu Cục phó Cục Quản lý thị trường Trần Hùng nhận hối lộ 300 triệu đồng của Cao Thị Minh Thuận thông qua người môi giới trong vụ sách giáo khoa giả.

Cập nhật giá vàng chốt phiên 23.1: Tăng vọt, ngân hàng đẩy mạnh mua vào

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng chốt phiên 23.1: Tính đến 18h30, giá vàng trong nước niêm yết quanh ngưỡng 73,95 - 76,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.023,1 USD/ounce.

Vận động viên bị ăn chặn tiền thưởng, còn bao nhiêu "cây kim trong bọc" của ngành Thể thao?

LÊ VINH |

Ngay những ngày đầu năm mới 2024, thể thao Việt Nam lại “vỡ” một câu chuyện khác và tất nhiên, chẳng vui vẻ chút nào.

Vận động viên điền kinh Lê Tú Chinh vẫn chưa rõ tương lai

HOÀI VIỆT |

Lê Tú Chinh đã bày tỏ nguyện vọng tìm đơn vị mới đầu quân và xin rời điền kinh TP Hồ Chí Minh, nhưng hiện tại mọi chuyện chưa ngã ngũ cũng như hợp đồng của vận động viên này với Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh còn thời hạn hai năm.

Ngành thể thao cần thay đổi cơ chế, hỗ trợ vận động viên mua bảo hiểm

AN NGUYÊN |

Dưới góc độ quản lý nhà nước, Cục Thể dục Thể thao mong muốn tìm cách thay đổi cơ chế, chính sách để các vận động viên có đủ khả năng mua bảo hiểm thân thể hoặc một số loại bảo hiểm thân thể khác, phòng tránh rủi ro chấn thương, tai nạn.

Vận động viên cần sự đãi ngộ phù hợp sau chấn thương

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã chứng kiến những trường hợp chấn thương trong quá trình tập luyện nhưng sau đó khi hồi phục, vận động viên đã không thể có được sức khỏe tốt nhất để trở lại thi đấu.