Những “trò đùa” không vui của bóng đá Việt Nam

TAM NGUYÊN |

Không thể trách người hâm mộ khi bóng đá Việt Nam đang tự đặt mình vào vị trí chủ thể của những trò đùa hoàn toàn không vui một chút nào.

Chuyện 3 đội bóng chung sân

Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) có một lời cảnh báo nghiêm túc tới bóng đá Việt Nam về chuyện 3 câu lạc bộ gồm Hà Nội FC, Công an Hà Nội và Thể Công Viettel dùng chung sân Hàng Đẫy. Quy định chỉ cho phép 2, nên nếu điều này tiếp diễn, V.League sẽ mất suất dự các Cúp châu lục.

Cảnh báo VFF nhưng câu chuyện giải quyết thế nào lại đang khiến đơn vị phải đưa ra quyết định là Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội đau đầu. Bởi theo tuyên bố của cả 3 câu lạc bộ, họ không muốn rời đi. Họ đều có lý do của riêng mình. Và trong lúc chưa có cách giải quyết, vấn đề này đã trở thành một trò đùa trên mạng xã hội.

Thực ra, nói là “trò đùa” để đánh giá một cách khách quan, nhưng trên thực tế, đội ngũ media của chính 3 đội bóng đang khiến vấn đề trở nên căng thẳng. Qua những hình ảnh được thiết kế và đăng trên trang mạng xã hội của câu lạc bộ, tất cả đều hàm ý về một tuyên bố cứng rắn đã thể hiện trong cuộc họp với VFF: “Không rời đi”. Nhưng không chỉ trên mạng xã hội, người hâm mộ của đội bóng còn in những banner, hình ảnh giống như “sổ đỏ”, treo lên khán đài sân Hàng Đẫy để xác định chủ quyền. Phía bên kia, cổ động viên đội thắng lại hát vang những câu hát chế mang tính chọc ngoáy, mỉa mai.

Thực ra, không thể trách người hâm mộ khi thực hiện những trò đùa như vậy, nhưng câu hỏi đặt ra là, vai trò của câu lạc bộ chủ quản ở đâu khi để xảy ra những hành động khiến người ta cảm thấy lố bịch như vậy? Nên nhớ, 2 trong 3 đội đại diện cho bóng đá Thủ đô là những câu lạc bộ của lực lượng vũ trang.

Rõ ràng, khi đội ngũ thiết kế những hình ảnh như vậy, là phải có sự cho phép và đồng ý của lãnh đạo đội. Hoặc nếu không, lãnh đạo đã không lưu tâm tới vấn đề này. Đương nhiên, cũng vì thế bóng đá Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, sẽ nhận lại những ánh nhìn... không bình thường.

Chuyển nhượng cầu thủ

Trong thế giới bóng đá, chuyện một cầu thủ đã đến kiểm tra sức khoẻ ở câu lạc bộ mới nhưng cuối cùng không đi đến ký kết không phải hiếm. Nhưng đó là kết quả của điều gì đó liên quan đến sức khoẻ hoặc yếu tố ngoại cảnh. Còn ở V.League, câu lạc bộ đã công khai xác nhận thương vụ đã xong, cầu thủ đã đến tập luyện, nhưng rồi vẫn đổ bể. Không ít người cảm thán một câu quen thuộc: “Như trò đùa”.

Người ta đang tìm dần những nguyên nhân để lý giải, từ phía câu lạc bộ là gì, từ bản thân cầu thủ thế nào. Thế nhưng, dù là gì đi nữa, nó vẫn cho thấy một trong rất nhiều vấn đề của thị trường chuyển nhượng tại bóng đá Việt Nam. Từ lâu rồi, ai cũng thấy cách vận hành của việc chuyển nhượng tại V.League không đi theo đúng cách bóng đá thế giới thực hiện, để đôi khi người ta quên - thậm chí không quan tâm đến yếu tố pháp lý.

Tất nhiên, cầu thủ là chủ thể chính và vẫn có thể “quay đầu” khi cảm thấy không phù hợp, nhưng ngay từ đầu đã không có quan điểm rõ ràng trong việc đi hay ở. Hơn thế nữa, một cầu thủ trẻ, làm việc với đối tác không có người đại diện cũng là vấn đề cho thấy sự hạn chế. Về phía câu lạc bộ, thoả thuận sơ bộ chưa phải là thứ khẳng định 100% thành công. Do vậy, việc sớm công bố hoàn toàn chủ quan từ phía đội bóng.

TAM NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

HLV Hà Nội FC cảnh báo những pha bóng thô bạo sẽ ảnh hưởng bóng đá Việt Nam

HOÀNG HUÊ - PHƯƠNG THẢO |

Huấn luyện viên Daiki Iwamasa của Hà Nội FC khẳng định, bóng đá Việt Nam có thể lĩnh hậu quả nghiêm trọng nếu vẫn xuất hiện những pha vào bóng thô bạo, nguy hiểm.

Hệ thống bóng đá Việt Nam phải tự thay đổi

TAM NGUYÊN |

Bóng đá chuyên nghiệp không thể thiếu nhân tố ngoại, nên nếu muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào các ngoại binh, không còn cách nào khác là hệ thống bóng đá Việt Nam phải tự thay đổi.

Bóng đá Việt Nam và bài học từ người Anh về chính sách cầu thủ ngoại

TAM NGUYÊN |

Bóng đá Anh tự hào có Giải Ngoại hạng nằm ở Top đầu thế giới, nhưng trong một giai đoạn rất dài, đội tuyển quốc gia nước này bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện ồ ạt của cầu thủ ngoại.

Bóng đá Việt Nam và thực trạng về sự phụ thuộc ngoại binh

TAM NGUYÊN |

Chuyện bóng đá Việt Nam phụ thuộc vào cầu thủ ngoại không mới, nhưng mức độ ở thời điểm hiện tại đã đến mức báo động.

Điều bóng đá Việt Nam cần

Lê Vinh |

Một trong những điều bóng đá Việt Nam cần là trong lúc có thể chê trách, chỉ trích người khác thì cũng nên biết lắng nghe điều họ nói về mình.

Nghiêm túc thay đổi vấn đề y tế thể thao với bóng đá Việt Nam

tam nguyên |

Làm bóng đá không chỉ là chuyện bề nổi trên sân cỏ mà còn nhiều vấn đề khác, thậm chí còn quan trọng hơn như khía cạnh y tế, chăm lo sức khỏe cầu thủ. Tuy nhiên, bóng đá Việt Nam đang rất yếu trong khâu này.

Bóng đá Việt Nam cần nhiều hơn những góc nhìn thẳng

TAM NGUYÊN |

Những phát biểu hay chia sẻ từ người trong cuộc về bóng đá Việt Nam thời gian gần đây đã cho thấy sự thẳng thắn hơn và đó là điều cần thiết.

NSND Mỹ Uyên: Là giám đốc, tôi vẫn đang cầm nhà, nợ ngân hàng để lo cho sân khấu

NHÓM PV |

NSND Mỹ Uyên có cuộc trò chuyện với phóng viên Lao Động trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 về những gánh vác khó khăn trong nghề, và sự xúc động khi nhận được danh hiệu NSND.

HLV Hà Nội FC cảnh báo những pha bóng thô bạo sẽ ảnh hưởng bóng đá Việt Nam

HOÀNG HUÊ - PHƯƠNG THẢO |

Huấn luyện viên Daiki Iwamasa của Hà Nội FC khẳng định, bóng đá Việt Nam có thể lĩnh hậu quả nghiêm trọng nếu vẫn xuất hiện những pha vào bóng thô bạo, nguy hiểm.

Hệ thống bóng đá Việt Nam phải tự thay đổi

TAM NGUYÊN |

Bóng đá chuyên nghiệp không thể thiếu nhân tố ngoại, nên nếu muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào các ngoại binh, không còn cách nào khác là hệ thống bóng đá Việt Nam phải tự thay đổi.

Bóng đá Việt Nam và bài học từ người Anh về chính sách cầu thủ ngoại

TAM NGUYÊN |

Bóng đá Anh tự hào có Giải Ngoại hạng nằm ở Top đầu thế giới, nhưng trong một giai đoạn rất dài, đội tuyển quốc gia nước này bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện ồ ạt của cầu thủ ngoại.

Bóng đá Việt Nam và thực trạng về sự phụ thuộc ngoại binh

TAM NGUYÊN |

Chuyện bóng đá Việt Nam phụ thuộc vào cầu thủ ngoại không mới, nhưng mức độ ở thời điểm hiện tại đã đến mức báo động.

Điều bóng đá Việt Nam cần

Lê Vinh |

Một trong những điều bóng đá Việt Nam cần là trong lúc có thể chê trách, chỉ trích người khác thì cũng nên biết lắng nghe điều họ nói về mình.

Nghiêm túc thay đổi vấn đề y tế thể thao với bóng đá Việt Nam

tam nguyên |

Làm bóng đá không chỉ là chuyện bề nổi trên sân cỏ mà còn nhiều vấn đề khác, thậm chí còn quan trọng hơn như khía cạnh y tế, chăm lo sức khỏe cầu thủ. Tuy nhiên, bóng đá Việt Nam đang rất yếu trong khâu này.

Bóng đá Việt Nam cần nhiều hơn những góc nhìn thẳng

TAM NGUYÊN |

Những phát biểu hay chia sẻ từ người trong cuộc về bóng đá Việt Nam thời gian gần đây đã cho thấy sự thẳng thắn hơn và đó là điều cần thiết.