Những bài học từ bóng đá

NGUYÊN ANH |

Chuyện của những cầu thủ Như Thành, Việt Cường, Phong Hòa… nếu dựng phim sẽ là một bộ phim dài tập với nhiều trường đoạn kinh điển về mặt sau và những sự thật liên quan đến mặt trái của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam một thời. Bộ phim đó, với câu chuyện của những ngôi sao tiền tỉ một thời, là bài học tốt, trực quan sinh động nhất để các thế hệ đi sau nhìn vào những tấm gương, không đi vào “vết xe đổ”...

Từ công tử phong lưu đến “nuôi vịt, thả cá”

Khi đội bóng Vissai Ninh Bình còn tồn tại, có nhiều giai thoại và một trong số những câu chuyện kinh điển nhất giới cầu thủ Việt Nam sau này khi nhắc lại vẫn phải “lắc đầu lẽ lưỡi”, đó là Châu Phong Hòa. Bởi “đập đá” nhiều, Hòa được các đồng đội miêu tả chân dung bằng cách ngắn gọn theo cách bi thảm nhất... “Ngáo” nặng, cầu thủ này cả ngày chỉ có thú vui duy nhất là xả nước đầy bồn tắm rồi thả các đồ vật vào chơi. Ảo giác, Hòa tự hóa thân thành một người nông dân đang nuôi cá, chăn vịt. Hòa khóa trái cửa cả ngày, tìm đủ lý do để trốn tập. Và, sau quá nhiều sự cố, khi biết không thể cứu vãn một sự nghiệp cũng như một con người, Vissai Ninh Bình quyết định thanh lý Châu Phong Hòa giữa mùa giải 2012. Bi kịch ở chỗ, cựu tuyển thủ quốc gia này không có chỗ để đi nên xin ở lại đội để tá túc tạm thời. Thế nhưng sau sự cố ầm ĩ mà một cầu thủ trẻ suýt chết do… sốc thuốc khi cả đội đi tập và chỉ được cứu nhờ nhân viên tạp vụ vô tình phát hiện, đội bóng cố đô nhất quyết đẩy Hòa khỏi đội.

Tay trắng rời Ninh Bình, Phong Hòa xách ba lô với vài bộ quần áo đá bóng và đôi giầy cũ, xin tiền các đồng đội rồi lang thang đi thử việc. Không nơi nào chứa chấp, Hòa lang thang trong Thành Long xin tập nhờ khi các đội bóng đóng quân ở đây. Bi đát đến nỗi, không đội nào dám cho tập cùng nên Hòa cứ chạy quanh sân. Thậm chí, các cầu thủ SLNA còn kể rằng khi ra sân tập, có lần Hòa còn chạy lại xin nốt nửa ổ bánh mỳ đang ăn dở và hình dạng bi thảm đến mức những đồng đội cùng thời ngày nào còn không nhận ra.

20 tuổi, Châu Phong Hòa vi vu đến sân tập trên chiếc xe Ford Escape cả tỉ đồng, khác biệt so với phần còn lại, và là hình mẫu ước mơ. Gia đình có điều kiện, nổi từ nhỏ và khoác áo các đội tuyển trẻ rồi lên đội 1 sớm và cả ĐTQG, Hòa có tất cả trong tay. Thế nhưng, Hòa bị cuốn vào vòng xoáy của những cuộc chơi rồi đánh mất tất.

Năm 2009, hậu vệ này được Becamex Bình Dương trải thảm đỏ với bản hợp đồng gần 5 tỉ đồng. Tuy nhiên, vị trí quen thuộc của Hòa là ghế dự bị và trên khán đài. Chưa hết mùa giải thứ hai, HLV Mai Đức Chung buộc phải đề xuất thanh lý và Phong Hòa cũng lên gặp thẳng lãnh đạo xin đi để lấy tiền trả những khoản nợ vì những đêm thức trắng đánh bóng quá lớn. Về Vissai Nình Bình tưởng như là cơ hội để Hòa làm lại, nhưng rồi cầu thủ trẻ này bập sâu thêm để rồi cuối cùng phải ra đường. Lang bạt sang Campuchia chơi bóng với giấy tờ giả cùng cái tên Sok Va, rồi năm 2014 quay về Đồng Tháp xin thử việc, được đăng ký danh sách nhưng không có cơ hội thi đấu. Tiếp tục những ngày tháng lang thang đi “đá chầu”, vạ vật tại các sân bóng phong trào và gần đây, Châu Phong Hòa bặt tin…

Châu Phong Hòa khi còn khoác áo Vissai Ninh Bình. Ảnh: H.A

Từ ngôi sao đến trại cai nghiện

Cùng lứa 1985 với Châu Phong Hòa, Việt Cường cũng có một sự nghiệp rực rỡ và từng đóng vai chính trong chiến công lịch sử năm 2008 khi ĐT Việt Nam vô địch AFF Cup.

Là cầu thủ có tố chất đặt biệt, thành đạt sớm khi đeo băng thủ quân của Đồng Tháp khi mới 20 tuổi, Cường “Dusit” thậm chí còn rơi vào bi kịch oan nghiệt không kém, khi đánh mất mình để rồi trượt ngã theo cách không thể tin nổi, khi từ Đồng Tháp lên HAGL rồi Navibank Sài Gòn với những bản hợp đồng tiền tỉ. Sau khi Navibank Sài Gòn giải tán rồi chuyển giao cho Sài Gòn Xuân Thành, Việt Cường không trụ lại được, bị thanh lý hợp đồng sớm. Sự nghiệp của tài năng sáng giá nhất của bóng đá Đồng Tháp sau cựu danh thủ Trần Công Minh này coi như chấm dứt kể từ khi bị loại khỏi ĐTQG khi tập trung chuẩn bị AFF Cup 2012, do vô kỷ luật. Xin về đầu quân cho đội hạng Nhất TPHCM năm 2014 nhưng ngay sau đó rời đội rồi “đóng phim mất tích” đến mãi gần đây mới xuất hiện trở lại khi xin theo tập cùng CLB TPHCM để mong một cơ hội làm lại với bóng đá.

Đoàn Việt Cường có lẽ là nhân chứng sống tiêu biểu nhất cho một thời kỳ loạn lạc của bóng đá chuyên nghiệp kiểu Việt Nam mà các doanh nghiệp ồ ạt nhảy vào làm bóng đá rồi lũng đoạn bằng cách chi tiền vô tội vạ. Lót tay cao, tiền thưởng lớn và sống cuộc sống phóng túng, cầu thủ này lao vào những cuộc chơi liên miên. Việc bốc cả đám bạn lên Pleiku mỗi cuối tuần để “đại hội” sau ngày thi đấu, cứ rảnh là chạy xuống TPHCM “đóng đô” rồi căn hộ mua được ở thành phố được thiết kế riêng một “phòng ca nhạc”…, những câu chuyện về “tay chơi” Việt Cường càng nhiều thì sự nghiệp càng đi xuống để rồi mất sạch. Bẵng đi một thời gian dài, không một ai kể cả những người thân thiết nhất biết được tung tích của cầu thủ này. Mọi liên lạc đều bị cắt đứt, gia đình cách ly Việt Cường và có thông tin cầu thủ này được đưa vào trại cai nghiện, do hậu quả của những ngày dài ôm bình “đập đá”.

Cái giá phải trả quá đắt và cái tiếng của Cường “Dusit” xấu đến mức trước mùa giải 2017, khi quay trở lại cuộc sống bình thường và muốn thử tập lại, không một CLB nào dám nhận để rồi cuối cùng Cường phải gõ cửa người bạn thân Công Vinh để xin một cơ hội tập luyện cùng CLB TPHCM. Con đường trở lại quá chông chênh và Cường vẫn đang cố gắng hết sức để mong được làm lại ở tuổi 32, trong ánh mắt nghi ngại…

Bài học cho nhiều thế hệ

Xuất hiện trên một chương trình truyền hình, lần đầu tiên cựu tuyển thủ quốc gia Vũ Như Thành đồng ý nói thẳng, nói thật về những góc khuất trong sự nghiệp đầy vinh quang lẫn tai tiếng của mình để chia sẻ mà cũng là cách gửi đi thông điệp về cái giá phải trả cho những sai lầm.

Dù chưa nói hết nhưng chỉ cần hé lộ một phần, Như Thành cũng khiến nhiều người, dù không lạ do bao năm qua có quá nhiều giai thoại về Thành “kếu”, phải giật mình bởi những sự thật giờ mới kể. Đó là câu chuyện về thú vui đánh bóng, khi từ năm 2008 đã “đốt” cả tỉ mỗi đên sau những “cú click”. Đó là việc mất hết, dù từng là cầu thủ kiếm được nhiều tiền nhất ở bóng đá Việt Nam sau những bản hợp đồng kỷ lục với Becamex Bình Dương, Vissai Ninh Bình bên cạnh câu chuyện đồn thổi về việc trốn nợ, bị xã hội đen vào tận đội đòi tiền, đuổi đánh rồi ra sân tập luôn có “vệ sĩ” ngồi khán đài kèm cặp... Ở tuổi 36, giờ Như Thành đã có một gia đình và sống cuộc sống bình thường, khi may mắn vẫn có thể theo đuổi bóng đá khi vừa chơi bóng vừa tham gia công tác huấn luyện ở đội hạng Nhì Phù Đổng.

NGUYÊN ANH
TIN LIÊN QUAN

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.