Nghiêm túc thay đổi vấn đề y tế thể thao với bóng đá Việt Nam

tam nguyên |

Làm bóng đá không chỉ là chuyện bề nổi trên sân cỏ mà còn nhiều vấn đề khác, thậm chí còn quan trọng hơn như khía cạnh y tế, chăm lo sức khỏe cầu thủ. Tuy nhiên, bóng đá Việt Nam đang rất yếu trong khâu này.

Từ chuyện của Xuân Trường…

Một trong những vấn đề mà lâu nay bóng đá nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung không thực sự quan tâm đầu tư. Đó là y tế thể thao.

Những ngày gần đây, có một số câu chuyện liên quan để dẫn giải cho việc vì sao nói thể thao Việt Nam chưa coi trọng y tế thể thao. Thể thao và bóng đá có đặc thù riêng với đa phần các môn đòi hỏi cường độ vận động cao, đồng nghĩa với việc thể lực và sự chuẩn bị về thể lực là điều quan trọng phục vụ cho chất lượng chuyên môn.

Thể thao Việt Nam cũng có những mất mát nhưng chủ yếu liên quan đến tai nạn tập luyện, tai nạn bên ngoài, chưa phải là những vụ liên quan đến sức khỏe vận động viên.

Nhưng hẳn nhiều người sẽ cảm thấy thực sự đáng lo khi mới đây, tiền vệ Lương Xuân Trường chia sẻ rằng, anh phát hiện mình có vấn đề ở tim nhưng vẫn cố giấu. Bác sĩ của Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (khi đó) cũng biết, nhưng lại chỉ đánh giá trên khía cạnh phán đoán rằng “do tập luyện nên nhịp tim tăng”.

Xuân Trường cứ thi đấu, sống chung với vấn đề như vậy cho đến khi được xử lý triệt để ở giai đoạn khoác áo Câu lạc bộ Incheon United tại Hàn Quốc. Liệu có phải sự khác biệt là các câu lạc bộ ở Hàn Quốc có điều kiện hơn? Có thể, nhưng vấn đề là họ ý thức được vấn đề sức khỏe của cầu thủ quan trọng thế nào.

… nhận xét của người từng làm việc với bóng đá Việt Nam

Cựu Giám đốc kỹ thuật của Câu lạc bộ Bình Định, đó là ông Jernej Kamensek, nói thẳng: “Nói ra khó nghe, nhưng rất nhiều huấn luyện viên Việt Nam đang hại cầu thủ bằng những buổi tập quá nặng, kéo dài trên mặt sân kém chất lượng. Có những huấn luyện viên còn cho tập thể lực bằng kiến thức từ vài chục năm trước, nay đã rất lạc hậu. Các cầu thủ cũng không được hồi phục, massage đúng cách sau buổi tập”. Đó là một phần trong khía cạnh y tế thể thao, nhưng trong thời gian dài, bóng đá Việt Nam vẫn đi theo hướng xử lý vấn đề hơn là đề phòng, mặc dù trong mọi vấn đề của cuộc sống, chúng ta vẫn nói “phòng hơn chống”. Phải khẳng định rằng, các vấn đề cho y tế - đặc biệt là y tế hiện đại, rất nặng về tài chính, nhưng có chắc các câu lạc bộ không thể đầu tư?

Hãy nhớ rằng, nhiều đội bóng sẵn sàng chi hàng tỉ cho khoản lót tay để ký hợp đồng với các ngôi sao, với những tài năng có sức hút, nhưng các vấn đề song hành lại chưa tương xứng.

Văn Hậu và nhiều cầu thủ khác

Cuối tháng này, đội tuyển Việt Nam có 2 trận đấu quan trọng với Tuyển Indonesia tại vòng loại World Cup 2026. Huấn luyện viên Philippe Troussier cũng như người hâm mộ rất hy vọng Đoàn Văn Hậu sẽ trở lại. Hậu vệ trái của Câu lạc bộ Công an Hà Nội được ví như “hung thần” với bóng đá Indonesia.

Tuy nhiên, ngày 25.2 vừa qua, cầu thủ người Thái Bình đã sang Singapore để khám lại. Thông tin cho biết, chấn thương viêm điểm bám gân gót chân của anh vẫn chưa bình phục và sẽ không kịp trở lại trong tháng 3. Trên thực tế, Văn Hậu đã không thi đấu kể từ tháng 8.2023.

Văn Hậu từng có thời gian trải nghiệm với bóng đá Hà Lan, dù không được thi đấu cho đội 1 thì anh trở về với thể trạng rất lý tưởng để được kỳ vọng trấn giữ hành lang trái của Đội tuyển Việt Nam trong thời gian dài, góp phần nâng tầm cho đội tuyển trong tham vọng tiệm cận vé dự World Cup.

Không chỉ Văn Hậu, nhiều cầu thủ quan trọng khác của bóng đá Việt Nam đã là nạn nhân của khâu y tế kém bài bản và khoa học. Trong quá khứ, nhiều cầu thủ hỏng sự nghiệp vì vẫn cố thi đấu khi chấn thương hoặc chưa bình phục hoàn toàn. Hiện tại, có thể kể ra những Đình Trọng, Văn Đức, Tiến Dũng, Thành Chung, Ngọc Hải, Hoàng Đức… cũng bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau do chấn thương dai dẳng.

Ở điều kiện y tế thiếu sự quan tâm, cầu thủ V.League dễ dính chấn thương, có thể chờ để bình phục nhưng lại dễ tái phát và lâu lành.

Có thể thấy ở nhiều sự kiện thể thao quốc tế mà đoàn thể thao Việt Nam tham dự, tỉ lệ bác sĩ, chuyên gia thể lực, nhân viên vật lý trị liệu đi kèm chiếm tỉ lệ ít ỏi. Kể cả khi có nâng mức chế độ cho các vận động viên đỉnh cao mà khâu y tế thể thao không được quan tâm thì rất khó để nâng tầm cho thể thao nói chung hay bóng đá nói riêng.

tam nguyên
TIN LIÊN QUAN

Bóng đá Việt Nam cần nhiều hơn những góc nhìn thẳng

TAM NGUYÊN |

Những phát biểu hay chia sẻ từ người trong cuộc về bóng đá Việt Nam thời gian gần đây đã cho thấy sự thẳng thắn hơn và đó là điều cần thiết.

Tiếng chuông cảnh tỉnh cho bóng đá Việt Nam

TAM NGUYÊN |

Bóng đá Việt Nam đang nói nhiều hơn về chuyện cầu thủ xuất ngoại hay nhập tịch cầu thủ, nhưng khi chưa làm tốt vấn đề ở cơ sở, yếu tố chuyên nghiệp sẽ mãi chỉ là nửa vời.

Bóng đá Việt Nam từ VAR đến “thẻ xanh”

TAM NGUYÊN |

Khi bóng đá Việt Nam vẫn đang trong quá trình phải làm quen với VAR, thế giới đã chuẩn bị cập nhật một vấn đề mới cũng rất có thể ảnh hưởng nếu không thay đổi về tư duy.

Bóng đá Việt Nam và bài học đầu năm mới

TAM NGUYÊN |

Những chia sẻ của cựu tiền đạo Sergio Aguero có thể mang đến cho bóng đá Việt Nam một bài học khác về sự thay đổi trong tư duy.

Những cầu thủ tuổi Thìn tài năng của bóng đá Việt Nam

Thanh Vũ |

Bóng đá Việt Nam đang có nhiều cầu thủ tuổi Thìn sinh năm 2000 được kì vọng sẽ sớm toả sáng trong năm mới.

Bóng đá Việt Nam hướng đến năm 2024 khởi sắc

MINH PHONG |

Liên đoàn bóng đá Việt Nam nhận được sự đồng hành và hỗ trợ của các đối tác, nhà tài trợ trên con đường nâng tầm bóng đá Việt.

Những mục tiêu quan trọng của bóng đá Việt Nam trong năm mới

Thanh Vũ |

Vòng xoay bóng đá Việt Nam sẽ rất sôi động sau kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn với những giải đấu quan trọng của cả đội tuyển nam, nữ, futsal và các cấp độ trẻ.

Chuyện phía sau "gia đình phượt thủ" 7 người trên một xe máy đi 600km tìm việc làm

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Mấy ngày vừa qua, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện hình ảnh "gia đình phượt thủ" - một người đàn ông trung niên đi xe máy chở theo vợ và 5 đứa con rong ruổi tìm kiếm việc làm - khiến nhiều người xót xa.

Bóng đá Việt Nam cần nhiều hơn những góc nhìn thẳng

TAM NGUYÊN |

Những phát biểu hay chia sẻ từ người trong cuộc về bóng đá Việt Nam thời gian gần đây đã cho thấy sự thẳng thắn hơn và đó là điều cần thiết.

Tiếng chuông cảnh tỉnh cho bóng đá Việt Nam

TAM NGUYÊN |

Bóng đá Việt Nam đang nói nhiều hơn về chuyện cầu thủ xuất ngoại hay nhập tịch cầu thủ, nhưng khi chưa làm tốt vấn đề ở cơ sở, yếu tố chuyên nghiệp sẽ mãi chỉ là nửa vời.

Bóng đá Việt Nam từ VAR đến “thẻ xanh”

TAM NGUYÊN |

Khi bóng đá Việt Nam vẫn đang trong quá trình phải làm quen với VAR, thế giới đã chuẩn bị cập nhật một vấn đề mới cũng rất có thể ảnh hưởng nếu không thay đổi về tư duy.

Bóng đá Việt Nam và bài học đầu năm mới

TAM NGUYÊN |

Những chia sẻ của cựu tiền đạo Sergio Aguero có thể mang đến cho bóng đá Việt Nam một bài học khác về sự thay đổi trong tư duy.

Những cầu thủ tuổi Thìn tài năng của bóng đá Việt Nam

Thanh Vũ |

Bóng đá Việt Nam đang có nhiều cầu thủ tuổi Thìn sinh năm 2000 được kì vọng sẽ sớm toả sáng trong năm mới.

Bóng đá Việt Nam hướng đến năm 2024 khởi sắc

MINH PHONG |

Liên đoàn bóng đá Việt Nam nhận được sự đồng hành và hỗ trợ của các đối tác, nhà tài trợ trên con đường nâng tầm bóng đá Việt.

Những mục tiêu quan trọng của bóng đá Việt Nam trong năm mới

Thanh Vũ |

Vòng xoay bóng đá Việt Nam sẽ rất sôi động sau kỳ nghỉ Tết Giáp Thìn với những giải đấu quan trọng của cả đội tuyển nam, nữ, futsal và các cấp độ trẻ.