Nghịch lý tuyển thủ quốc gia thu nhập 3,9 triệu/tháng

Dũng Tân |

Có một thực tế như là nghịch lý, khi một tuyển thủ quốc gia tập luyện đủ 26 ngày chỉ có mức thu nhập 3,9 triệu đồng/tháng. Sau 7 năm, mới đây một quyết định mới về chế độ thu nhập đối với các HLV, VĐV được các cơ quan hữu trách dự thảo. Mức thu nhập cho các tuyển thủ quốc gia sẽ được nâng lên và cao nhất là 6,1 triệu đồng, bằng với những lao động phổ thông.

Tăng 2,2 triệu đồng chưa đủ bù trượt giá

Theo bản dự thảo vừa được hoàn thiện, mức tiền công cho một ngày tập luyện của các tuyển thủ quốc gia từ 150 nghìn đồng sẽ được nâng lên 236 nghìn đồng/người/ngày, tương ứng với 3,99 mức lương cơ sở. Nếu tập đủ 26 ngày, một tuyển thủ sẽ nhận 6,1 triệu đồng thay vì 3,9 triệu đồng như hiện tại. Xét về con số, việc tăng thêm 2,2 triệu đồng khá đáng kể.

Tuy nhiên, như thừa nhận của các nhà soạn thảo, về cơ bản, mức lương này mới chỉ bù đắp được mức trượt giá sau 7 năm và hỗ trợ thêm một phần. Dù rất muốn có sự đột phá, song điều này hoàn toàn nằm ngoài tầm với của ngành thể thao, khi các cơ quan hữu trách, nhất là Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đồng ý tính toán trên mặt bằng chung. VĐV, kể cả các tuyển thủ quốc gia, vẫn không được tính là lao động đặc thù.

Chưa kể, dự thảo này vẫn bỏ qua những trường hợp đặc biệt, điển hình như nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh lâu nay vẫn gần như không nhận được một đồng nào từ đội tuyển quốc gia. Toàn bộ thu nhập của xạ thủ 43 tuổi có được đều nhờ mức lương đại tá quân đội, bởi theo quy định một VĐV khi lên tuyển thì chỉ được nhận một nguồn thu nhập duy nhất, từ đội tuyển quốc gia hoặc là đơn vị chủ quản, lấy ở mức cao nhất.

Không nâng thưởng SEA Games

Việc dự tranh và giành huy chương tại các giải quốc tế chính là cơ hội, khả năng duy nhất để các tuyển thủ có thêm thu nhập từ tiền thưởng, dù cũng chỉ đỡ hơn phần nào. Nếu không có tiền thưởng, cả một năm với họ coi như “tay trắng”, trong bối cảnh mức tiền công tập luyện “còn thua cả người giúp việc” như lâu nay.

Đó là sự khác biệt duy nhất, song thật đáng buồn nó chỉ dành cho vài chục tuyển thủ xuất sắc nhất của cả nền thể thao. Có thể đếm trên đầu ngón tay những trường hợp như Ánh Viên (bơi), Xuân Vinh (bắn súng), Hà Thanh (thể dục dụng cụ)… vươn tới đỉnh cao, có thể giành huy chương, thậm chí nhiều huy chương tại các giải đấu để có vài trăm triệu hay cả tỉ đồng tiền thưởng.

90% số tuyển thủ quốc gia còn lại chỉ nhắm tới đấu trường vừa sức là SEA Games để có huy chương và vài chục triệu tiền thưởng, còn năm có ASIAD và nhất là Olympic coi như “cả làng… đói”, do quá khó giành huy chương. Ngay đấu trường SEA Games, theo thống kê lần cao nhất cũng chỉ có khoảng 200 tuyển thủ có huy chương và được lĩnh thưởng, chỉ chiếm 1/5 số tuyển thủ tập luyện quanh năm suốt tháng.

Thế nhưng điều đáng nói, trong dự thảo về chế độ đối với HLV, VĐV thể thao, mức thưởng dành cho những tấm huy chương SEA Games tăng thêm rất ít, chưa đầy 1 triệu đồng. Lý do được các nhà soạn thảo đưa ra là mức thưởng lâu nay ở SEA Games đã tương đối cao và chỉ khuyến khích cho các đấu trường cao hơn như ASIAD hay Olympic. Bởi thế, nếu mức thưởng cho 1 HCV Olympic tăng từ 160 triệu lên 351 triệu đồng hay 1 HCV ASIAD từ 70 triệu lên 140 triệu đồng thì 1 HCV SEA Games vẫn chỉ hơn 45 triệu đồng.

Suy cho cùng, với một nền thể thao đang duy trì một hệ thống đào tạo khoảng 1.000 tuyển thủ quốc gia hàng năm thì câu chuyện thưởng thành tích cũng không giải quyết được gì nhiều cho thu nhập, đời sống của VĐV hay sự phát triển. Tất cả vẫn phải quay về gốc rễ là tiền công tập luyện hàng ngày, yếu tố chắc chắn không có đột phá khi mức chỉnh sửa sắp tới cao nhất cũng mới chỉ 6,1 triệu đồng.

Kể cả lần điều chỉnh sắp tới vẫn chưa thể trả lời được câu hỏi bức bách lâu nay: Bao giờ các tuyển thủ quốc gia được nhận mức tiền công tập luyện 300.000 đồng/ngày để có mức thu nhập đủ sống theo chuẩn chung, chứ chưa nói đến chuyện đãi ngộ xứng đáng cho những người vẫn được ví von một cách mĩ miều là “lao động đặc thù” hay “tài sản quốc gia”?

Với cú nhảy xuất thần mang về tấm HCB lịch sử tại ASIAD 2014, Bùi Thị Thu Thảo đã trở thành “Nữ hoàng nhảy xa”, giữ vững vị thế trụ cột hàng đầu của điền kinh Việt Nam và mới nhất là 2 tấm HCV Grand Prix Châu Á. Ít người biết, thu nhập hiện tại của VĐV nhảy xa hàng đầu Châu Á này tối đa cũng chỉ là 10,4 triệu đồng/tháng với mức tiền công tập luyện 400 nghìn đồng/ngày với điều kiện phải tập đủ 26 buổi. Và Thảo cũng mới chỉ được hưởng mức này trong hai năm gần đây. Mức thu nhập nhờ thuộc nhóm VĐV được quy hoạch vào diện “trọng điểm quốc gia” đó của Thảo cũng đã là mơ ước của hàng nghìn tuyển thủ quốc gia khác.

Giải bài toán thu nhập cho HLV, VĐV: “Chúng tôi còn rất trăn trở...”

Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng:

“Sau 7 năm, qua nhiều lần đề xuất, một số chế độ mà cụ thể là mức tiền công, tiền thưởng đối với HLV, VĐV vốn ngày càng bất cập, cuối cùng cũng đã được xem xét điều chỉnh. Ngành thể thao rất muốn các HLV, VĐV sẽ được hưởng chế độ cao tương xứng đối với đối tượng lao động đặc thù. Và chúng tôi trong quyền hạn trách nhiệm của một trong những cơ quan tham gia soạn thảo dự thảo đã rất nỗ lực. Thế nhưng kết quả đạt được cũng mới chỉ t ương đối, nhất là khi việc điều chỉnh còn phải đặt trong mặt bằng chung, điều kiện chung. Mừng vì HLV, VĐV có chế độ mới, nhưng chúng tôi còn rất trăn trở. Tôi cho rằng ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, chắc chắn tới đây chính ngành thể thao, từng môn sẽ còn phải đẩy mạnh xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa giống như đang làm với bóng đá, bóng chuyền… mới có thể giải quyết được cơ bản bài toán thu nhập”.

Tuyển thủ quốc gia nhảy xa Bùi Thị Thu Thảo (HCB ASIAD 2014, 2 HCV Asian Grand Prix 2017):

VĐV điền kinh Bùi Thị Thu Thảo (ngoài cùng bên trái).

 “Theo tôi, một tuyển thủ quốc gia cần được tăng lên mức 300 nghìn đồng tiền ăn, 300 nghìn tiền công/ngày mới có thể đảm bảo cho việc tập luyện, thi đấu cũng như đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Còn với tuyển thủ trọng điểm nên là mức 500 nghìn đồng tiền ăn và 500 nghìn đồng tiền công. Bản thân tôi, mọi chuyện mới chỉ đỡ trong 2 năm nay khi được hưởng chế độ tuyển thủ trọng điểm với 400 nghìn đồng tiền ăn, 400 nghìn đồng tiền công. Trước đó, trong một thời gian dài tôi không lo được gì cho bản thân và gia đình bởi mức đãi ngộ 150 nghìn đồng tiền công mỗi ngày chỉ đủ tiêu vặt hàng ngày”. V.C (thực hiện)

 

Dũng Tân
TIN LIÊN QUAN

Tuyển thủ quốc gia Kim Huệ lần thứ 4 có cơ hội xuất ngoại thi đấu: Niềm tự hào và nỗi buồn “thời vụ”

DŨNG TÂN |

Ở tuổi 33, sau 4 lần để cơ hội vuột khỏi tay, đội trưởng ĐT bóng chuyền Việt Nam - Phạm Kim Huệ - lại nhận được lời mời xuất ngoại khi một CLB của Indonesia “trải thảm” với mức thu nhập lên tới 4.000USD/tháng.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Trách nhiệm cá nhân trong vụ Chủ tịch Vimedimex thâu tóm "đất vàng" ra sao?

Việt Dũng |

Hà Nội - Ngoài bị can Nguyễn Thị Loan - Chủ tịch Vimedimex và 8 người trong vụ dìm giá, thâu tóm 49.000 m2 đất, công an còn nêu trách nhiệm của nhiều cá nhân.

Tuyển thủ quốc gia Kim Huệ lần thứ 4 có cơ hội xuất ngoại thi đấu: Niềm tự hào và nỗi buồn “thời vụ”

DŨNG TÂN |

Ở tuổi 33, sau 4 lần để cơ hội vuột khỏi tay, đội trưởng ĐT bóng chuyền Việt Nam - Phạm Kim Huệ - lại nhận được lời mời xuất ngoại khi một CLB của Indonesia “trải thảm” với mức thu nhập lên tới 4.000USD/tháng.