Nghị lực của người bị dị tật bẩm sinh vươn đến vận động viên bơi lội

Phạm Đông |

Từ một người bị dị tật bẩm sinh, anh Nguyễn Hồng Lợi (32 tuổi, TP. Hồ Chí Minh) đã vượt qua nghiệt ngã cuộc đời và trở thành vận động viên bơi lội khuyết tật.

Từ khi sinh ra, anh Nguyễn Hồng Lợi đã bị dị tật bẩm sinh, khuyết thiếu hai chân và tay phải. Vì thương xót cho hoàn cảnh của gia đình em gái, bà Nguyễn Thị Nghĩa (chị gái của mẹ Lợi) đã nhận anh về nuôi dưỡng. Không đầu hàng trước số phận, năm 18 tuổi, anh đi tập bơi trong sự tò mò của mọi người xung quanh. Lý giải về quyết định này, anh Lợi cho biết, lý do anh chọn môn thể thao này chỉ đơn giản vì không muốn đuối nước khi tắm sông.

Tâm sự với Lao Động, anh Lợi cho biết: "Là con trai thứ hai trong gia đình, khi được bác nhận anh về nuôi thì bà Nghĩa thường ẵm tôi đi bán vé số. Ngày nhiều tiền thì có tiền mua sữa cho cháu, ngày ít thì bác cháu lại bữa rau, bữa cháo sống cho qua ngày. Tuy nhiên, ngày bé tôi luôn bị những đứa trẻ trong xóm gọi là "thằng Cụt" vì những khiếm khuyết trên cơ thể".

Anh Nguyễn Hồng Lợi. Ảnh: NVCC
Anh Nguyễn Hồng Lợi. Ảnh: NVCC

Khi đi tập bơi, anh Lợi không quan tâm đến những ánh mắt hiếu kỳ. Ngày đầu mới tập, anh Lợi mỏi cơ, mọi tay, cơ thể đau rã rời và khi cố bơi thẳng nhưng do chỉ có một tay nên anh bơi lệch sang một bên. Tuy nhiên, bằng sự chăm chỉ, chịu khó để khắc phục những khó khăn của bản thân, 5 ngày sau, “thằng Cụt” biết bơi trước sự ngỡ ngàng của mọi người.

Song hành cùng việc tập bơi, anh Lợi dành thời gian ba buổi/ tuần để đến phòng tập gym, mỗi buổi kéo dài khoảng 90 phút. Bắt đầu từ những bài tập đơn giản để hỗ trợ cho cánh tay chắc khỏe và khiến vai không bị mỏi trong quá trình tập bơi.

Anh Lợi thường xuyên tập gym để duy trì sức khỏe.
Anh Lợi thường xuyên tập gym để duy trì sức khỏe.
Anh Lợi thường xuyên tập luyện để duy trì sức khỏe. Ảnh: NVCC

Sau 4 năm luyện tập, tháng 7.2009, anh Lợi được lựa chọn vào đội tuyển bơi TP Hồ Chí Minh để tham gia Giải thể thao người khuyết tật toàn quốc tại Quảng Trị. Trong lần thi đấu năm đó, anh đạt hai huy chương bạc ở nội dung 100 mét và 200 mét bơi tự do dành cho người khuyết tật.

Tiếp nối thành công, anh Lợi bắt đầu tham dự tại nhiều giải đấu trong nước, quốc tế dành cho người khuyết tật. Năm 2014, vận động viên Nguyễn Hồng Lợi cùng đoàn thể thao người khuyết tật tham dự ASEAN Para Games tại Myanmar và giành được huy chương đồng ở nội dung bơi lội hạng thương tật S6 100 mét tự do nam. Tham gia nhiều cuộc thi, bộ sưu tập hưu chương của anh chàng lên đến hơn 30 chiếc với đủ các màu sắc: Vàng, bạc, đồng.

 
Với anh Lợi thì bơi lội đã trở thành 1 phần trong cuộc sống. Ảnh: NVCC

Tháng 5.2018, anh tiếp tục tham gia thử thách Iron Man tại Đà Nẵng (cuộc thi bơi trên biển). Lo lắng, do dự và nghĩ bản thân có thể bỏ cuộc giữa chừng, nhưng cuối cùng 8x vui mừng khi hoàn thành bơi 1,9km trên biển – điều từ trước đến giờ Lợi chưa từng nghĩ đến.

Khi được hỏi về động lực trong cuộc sống, anh Lợi luôn nhắc đến mẹ, đến bác – 2 người luôn ở bên cạnh, động viên và cổ vũ cho cho anh.

Thành công đến với anh Lợi là sức mạnh của lý trí, niềm tin và sự lỗ lực. Ảnh: NVCC
Thành công đến với anh Lợi là sức mạnh của lý trí, niềm tin và sự nỗ lực. Ảnh: NVCC

14 năm gắn bó với bộ môn bơi lội, chưa bao giờ “kình ngư không chân” nghĩ quyết định đi học bơi là một sai lầm. Khi ở dưới làn nước trong xanh, anh Lợi được là chính mình, được thỏa sức theo đuổi đam mê. Ngoài ra, anh cũng muốn chứng minh cho mọi người thấy không điều gì mà người khuyết tật không làm được.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Nghị lực phi thường của nữ sinh bị ung thư não vẫn quyết tâm thi đỗ đại học

Phạm Đông |

Dù mang trong người căn bệnh ung thư não từ năm 2011, tuy nhiên nữ sinh Nông Thúy Hiền vừa điều trị bệnh, vừa cố gắng ôn luyện với khao khát thi đỗ vào Trường Đại học Ngoại ngữ.

Nghị lực sống phi thường của nữ nghệ nhân đi bằng “hai tay”

Phạm Đông - Lan Nhi |

Từ một người tật nguyền, bà Nguyễn Thị Hương (sinh năm 1970, xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội) đã vượt lên trên số phận trở thành nghệ nhân khảm trai nổi tiếng, truyền cảm hứng sống và làm việc cho nhiều người xung quanh.

Người mẹ tật nguyền và nghị lực nuôi con vào đại học

Phạm Đông - Thái Hà |

Mặc dù cơ thể khiếm khuyết, khó khăn trong việc đi lại, nhưng bà Nguyễn Thị Phúc (SN 1959) thôn Nhân Hòa, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày ngày vẫn lặn lội nắng mưa đi bán từng cốc nước, vài thứ quà vặt nuôi hai con ăn học đến nơi đến chốn.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Nghị lực phi thường của nữ sinh bị ung thư não vẫn quyết tâm thi đỗ đại học

Phạm Đông |

Dù mang trong người căn bệnh ung thư não từ năm 2011, tuy nhiên nữ sinh Nông Thúy Hiền vừa điều trị bệnh, vừa cố gắng ôn luyện với khao khát thi đỗ vào Trường Đại học Ngoại ngữ.

Nghị lực sống phi thường của nữ nghệ nhân đi bằng “hai tay”

Phạm Đông - Lan Nhi |

Từ một người tật nguyền, bà Nguyễn Thị Hương (sinh năm 1970, xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội) đã vượt lên trên số phận trở thành nghệ nhân khảm trai nổi tiếng, truyền cảm hứng sống và làm việc cho nhiều người xung quanh.

Người mẹ tật nguyền và nghị lực nuôi con vào đại học

Phạm Đông - Thái Hà |

Mặc dù cơ thể khiếm khuyết, khó khăn trong việc đi lại, nhưng bà Nguyễn Thị Phúc (SN 1959) thôn Nhân Hòa, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày ngày vẫn lặn lội nắng mưa đi bán từng cốc nước, vài thứ quà vặt nuôi hai con ăn học đến nơi đến chốn.