Nâng chế độ trong huấn luyện thể thao: HLV, VĐV thể thao sẽ có thu nhập ngang... lao động phổ thông!

DŨNG TÂN |

Với dự thảo Nghị định quy định về một số chế độ đối với HLV, VĐV thể thao vừa được các bộ, ngành hoàn tất trình Thủ tướng Chính phủ và được phê duyệt, lao động ở một lĩnh vực đặc thù là thể thao sẽ thoát khỏi cảnh thu nhập… “ngang với osin”, được nâng lên mức ngang với lao động phổ thông, cao nhất có thể là nhận 6,2 triệu đồng/tháng.

Sau 7 năm thu nhập tuyển thủ quốc gia thua cả… ô sin

Như Lao Động từng nhiều lần đề cập, dù các HLV, VĐV thể thao vẫn được xem là tài năng quốc gia, và lao động của họ là lao động đặc thù, thế nhưng chế độ chính sách đối với họ lại thuộc diện bất cập nhất. Nghịch lý không chỉ nằm ở các định mức quá thấp và thiếu mà còn quá chậm trễ trong thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội.

Qua 10 năm, chế độ chính sách mới được hai lần điều chỉnh và mức tiền công cho HLV, VĐV áp dụng từ 2011 thậm chí còn thấp hơn cả mức lương tối thiểu vùng chứ chưa nói đến chuyện so sánh được với mặt bằng chung hay đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thế nên mới xảy ra một nghịch lý khó tin mức tiền công của các tuyển thủ quốc gia với 150 nghìn đồng/ngày, trung bình mỗi tháng vẫn chỉ 3,3 triệu đồng, cao nhất là 3,9 triệu đồng nếu tập đủ 22 ngày. Ngay các lãnh đạo của ngành thể thao cũng phải thừa nhận trong xót xa rằng mức thu nhập này còn “thấp hơn cả… ô sin”. Tương tự như thế là mức tiền ăn 200 nghìn đồng/ngày, chế độ mà với những người cần lượng dinh dưỡng gấp 5 lần người bình thường, mới chỉ đáp ứng việc ăn cho… no bụng.

Ngoại trừ một số ít ngôi sao, đều đặn có thành tích để nhận thưởng, ngay cả các tuyển thủ quốc gia cũng chỉ đủ chi tiêu hằng ngày một cách dè sẻn, không lo được gì cho gia đình hay có tích lũy cho tương lai. Càng đáng nói hơn, bởi chính từ khoảng trống về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như hiện tại, các VĐV nếu lỡ dính chấn thương hay phải giải nghệ sớm coi như bi kịch, rơi vào thảm cảnh “tay trắng”…

Từ nhận thức chưa đầy đủ của xã hội về một loại hình lao động đặc thù, lại đối diện với nhiều nguy cơ như thể thao, có thể thấy, điểm bế tắc về chế độ đãi ngộ đối với HLV, VĐV xuất phát từ vai trò tham mưu chậm trễ và bị động của ngành thể thao, kể cả trong sự phối hợp và thuyết phục các bộ, ngành hữu trách.

Mới chỉ đỡ… tụt hậu

Phải đến tận gần đây, một bản dự thảo về một số chế độ đối với các HLV, VĐV mới được hoàn tất trình để Thủ tướng Chính phủ. Dự thảo gồm 12 điều, trong đó bên cạnh việc tăng tiền công, tiền thưởng còn là các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, lao động và bệnh nghề nghiệp… cùng với chế độ đối với HLV, VĐV bị ốm đau, thai sản trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu; chế độ đối với HLV, VĐV bị tai nạn lao động khi tập luyện, thi đấu…

Trong dự thảo đã có nhiều điểm mới, cụ thể và rõ ràng các vấn đề về bảo hiểm và chế độ với HLV, VĐV bị ốm đau, thai sản hay chấn thương khi tập luyện, thi đấu. Đáng chú ý, lần đầu tiên các HLV, VĐV không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, nếu ngừng tập trung ĐTQG sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần và mỗi 1 năm tập trung được trợ cấp 1,5 tháng tiền công. Cùng đó, HLV, VĐV không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nếu bị tai nạn trong khi tập luyện, thi đấu thì được chi trả toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, tiền trợ cấp bằng 100% mức tiền công hiện hưởng cho những ngày điều trị. Sau khi thương tật ổn định được giám định khả năng lao động, nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng trợ cấp một lần bằng mức quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc…

Theo dự thảo, mức thưởng thành tích sẽ tăng vọt ở các đấu trường quốc tế tầm thế giới và Châu Á, nhất là ở các môn Olympic và đại hội chính thống. Cụ thể, mức thưởng cho 1 HCV Olympic sẽ tăng từ 160 triệu đồng lên 351 triệu đồng, cho 1 HCV Asian Games từ 70 triệu đồng lên 140 triệu đồng. Trong khi đó, mức thưởng ở SEA Games có tăng song không đáng kể, chỉ từ vài trăm đến 1 triệu đồng, như 1 HCV SEA Games vẫn sẽ chỉ có thưởng trên 45 triệu đồng.

Một kết quả thăm dò thì thu nhập của HLV ĐTQG phải ở mức 20 triệu đồng/tháng, tuyển thủ QG nhận từ 10-12 triệu đồng/tháng mới có thể đảm bảo cho yêu cầu tối thiểu. Và ngay cả mức 20 triệu đồng, một HLV nội vẫn kém xa mức thu nhập trả cho chuyên gia ngoại có trình độ, đóng góp tương đương. Hiện tại, mức lương trả cho một HLV ngoại thấp nhất cũng là 1.500USD/tháng, thông thường là 2.000- 3.000USD tùy theo môn.

Theo Tổng cục Trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng, với tư cách đơn vị chủ trì soạn thảo bản dự thảo trình lên và mới đây được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngành thể thao rất muốn chế độ tiền công, tiền thưởng, trợ cấp đối với HLV, VĐV có bước đột phá thực sự và cũng đã quyết tâm, cố gắng đề xuất để có chế độ tốt nhất. Tuy nhiên, ông Thắng cũng thừa nhận dự thảo quy định mới chỉ đáp ứng được yêu cầu, và đỡ lạc hậu so với các quy định cũ.

Dự kiến dự thảo nghị định sẽ được Thủ tướng xem xét ban hành trong quý II tới.

Về tiền công, theo dự thảo các HLV trưởng ĐTQG có mức tiền công 10,450 triệu đồng/tháng (nếu làm việc 22 ngày) - 12,350 triệu đồng/tháng (26 ngày). Còn với các tuyển thủ quốc gia, mức tương ứng là từ 5,28 - 6,24 triệu đồng/người/tháng. Có nghĩa là so với mức cũ, họ có thêm tối đa khoảng 2 triệu đồng. Như thế, chế độ 5,28 đến 6,24 triệu đồng của các tuyển thủ quốc gia đã ngang bằng với lao động phổ thông.

DŨNG TÂN
TIN LIÊN QUAN

Thể thao cần tạm quên hào quang quá khứ, hướng tới ASIAD 2018

Ngọc Tân |

Sáng nay (22.2), Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Ngọc Thiện đã thăm và chúc Tết các cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên tại Trung tâm huấn luyện Thể thao Quốc gia.

Vận động viên nhí: Hành trình khổ luyện khắc nghiệt vươn tới giấc mơ "vàng"

Minh Hoàng |

Thi đấu thể thao là hoạt động thể chất, đòi hỏi tính cạnh tranh cao, thậm chí khốc liệt. Vì vậy, ngoài khả năng thiên phú, thể thao còn đòi hỏi sự rèn luyện, kiên trì qua thời gian dài mới có thể đạt thành tích cao. Trung tâm huấn luyện vận động viên cấp cao Mỹ Đình được ví như cái nôi nuôi dưỡng các VĐV thể thao Hà Nội.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Các vận động viên phải tự bỏ tiền đi nước ngoài luyện tập rất vất vả

Xuân Hải - Đức Thành |

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã nói như vậy khi Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao chiều 15.11.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Thể thao cần tạm quên hào quang quá khứ, hướng tới ASIAD 2018

Ngọc Tân |

Sáng nay (22.2), Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Ngọc Thiện đã thăm và chúc Tết các cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên tại Trung tâm huấn luyện Thể thao Quốc gia.

Vận động viên nhí: Hành trình khổ luyện khắc nghiệt vươn tới giấc mơ "vàng"

Minh Hoàng |

Thi đấu thể thao là hoạt động thể chất, đòi hỏi tính cạnh tranh cao, thậm chí khốc liệt. Vì vậy, ngoài khả năng thiên phú, thể thao còn đòi hỏi sự rèn luyện, kiên trì qua thời gian dài mới có thể đạt thành tích cao. Trung tâm huấn luyện vận động viên cấp cao Mỹ Đình được ví như cái nôi nuôi dưỡng các VĐV thể thao Hà Nội.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Các vận động viên phải tự bỏ tiền đi nước ngoài luyện tập rất vất vả

Xuân Hải - Đức Thành |

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã nói như vậy khi Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao chiều 15.11.