“Máy thở” cho V.League

ĐĂNG HUỲNH |

V.League ở mỗi một thời kỳ khủng hoảng đều cần một cuộc giải cứu đúng nghĩa. Trong mùa dịch COVID-19, có lẽ V.League cũng cần đến một chiếc “máy thở” để tìm sự sống.

Từ sự ra đời của VPF

Năm 2011, bầu Kiên công kích Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), tạo ra cú đấm thép làm thay đổi lớn ở thượng tầng bóng đá Việt Nam. Đó là giọt nước tràn ly sau hàng loạt các vấn đề nổi cộm của bóng đá Việt Nam, đặc biệt là ở giải đấu V.League.

Những bê bối trong hoạt động trọng tài, hành vi bạo lực sân cỏ và câu chuyện  móc nỗi giữa các đội kiểu “3 đi 3 về” đã đẩy giải đấu số 1 Việt Nam trở thành bi kịch. Bên cạnh đó là  công tác điều hành giải đấu yếu kém. V.League 2011 kết thúc với bản báo cáo tượng trưng đọng lại ở hai chữ “an toàn” gây bức xúc cho dư luận. Đấy là thời kỳ được xem là khủng hoảng lớn của V.League.

Cũng từ đó, Công ty Cổ phẩn Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) ra đời với sự hậu thuẫn của các ông bầu. Bầu Kiên cùng với bầu Thắng, bầu Đức chính là những người đặt nền móng đầu tiên để V.League lần đầu tiên được tổ chức với một công tuy chuyên nghiệp mà các đội bóng chính là các cổ đông. Mục tiêu của VPF là giúp các câu lạc bộ kiếm được tiền từ bóng đá, nuôi bóng đá và phát triển bóng đá trẻ. Nguồn tiền này đến từ các đối tác tài trợ, bán vé và đặc biệt là tiền bản quyền truyền hình.

Thế nên, có những thời điểm có thể khai thác với bản hợp đồng có trị giá 6 tỉ đồng/ mùa từ AVG có lũy tiến trong thời gian 20 năm, hoặc nâng giá trị hơn nữa để có thể thu về 50 tỉ đồng với sự vào cuộc của các ông bầu.

Cuộc “cách mạng” đó đã khiến bộ mặt V.League thời kỳ đầu tiên đã có  sự thay da đổi thịt nhất định. Minh chứng rõ nhất là thu nhập của các trọng tài cao hơn rất nhiều, cũng từ đó mà phần nào hạn chế những bê bối tiêu cực. Cách thức vận hành của giải đấu cũng có nhiều cải tiến.

Tuy nhiên, sau khi bầu Kiên rơi vào vòng lao lý, VPF cũng không còn được vận hành theo đúng tôn chỉ ban đầu. Câu chuyện  bản quyền truyền hình V.League vẫn chỉ tồn tại ở hình thức trao đổi. V.League dần trở lại những lối mòn cũ với hàng loạt các vấn đề nổi cộm như trong quá khứ.

Đến cuộc “đối thoại” lịch sử

Năm 2017, V.League cũng rơi vào một cơn “khủng hoảng” khác gắn với thành tích yếu kém của các đội tuyển quốc gia trong 10 năm. Đó là hệ luỵ của cả một thời gian dài, bóng đá Việt Nam xuất hiện nhiều vấn đề nổi cộm không thể giải quyết. Cũng vì thế mà  có một phong trào mang tên “chấn hưng bóng đá Việt Nam” ra đời. Chỉ tiếc, nhiều cá nhân đã lợi dụng điều đó nhằm trục lợi cho một nhóm lợi ích.

Một cuộc “giải cứu” nữa được diễn ra với buổi “Đối thoại phát triển bóng đá Việt Nam” diễn ra đầu năm 2018 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì. Đó được xem là buổi hội thảo bóng đá  lớn nhất từ trước đến này với sự tham dự của đầy đủ quan chức ngành thể thao, chuyên gia bóng đá, huấn luyện viên, cựu cầu thủ và báo chí.

Một trong những điểm nhấn ấn tượng trong buổi hội thảo, đó là VFF đứng trước câu hỏi: “Một trong những lý do các giải phong trào hấp dẫn, thu hút nhiều khán giả là ít tiêu cực hơn. Giải vô địch quốc gia hiện nay chưa hấp dẫn khán giả (khán giả không đến nhiều) với nhiều lý do từ cơ sở hạ tầng và một lý do quan trọng là còn tiêu cực, còn “chưa sạch”. Nguyên nhân chưa sạch là gì? Bộ VHTTDL, Liên đoàn bóng đá Việt Nam có đồng ý với đánh giá đó không? Có kiên quyết chấn chỉnh, làm sạch không?”.

Sau những ý kiến trả lời còn chung chung, vòng vo, đích thân Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị tất cả các tổ chức liên quan trả lời thẳng vào vấn đề. Ông đã hỏi thẳng rốt cuộc có phải một trong những nguyên nhân khiến khán giả ít đến sân xem V.League do có vấn đề tiêu cực hay không? Phó Thủ tướng nhấn mạnh, “chỉ các đồng chí trả lời có hay không và có cam kết sẽ chấn chỉnh hay không?”. Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn đã thừa nhận rằng: “Có tiêu cực. Thời gian tới VFF sẽ kiên kiên quyết chống hiện tượng này”.

Cái hay nhất của cuộc giải cứu đó là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam không chỉ thông qua Bộ VHTTDL chủ trì mà ông còn trực tiếp lấy thông tin từ các nhà báo thể thao, chuyên gia bóng đá để nắm vấn đề khách quan. Cũng vì thế mà nhiều vấn đề được đưa ra thảo luận khá thẳng thắn.

Hiện tại, V.League cũng đang rơi vào một cơn “khủng hoảng”, đó là việc phải chống chọi với dịch COVID-19. Đáng nói hơn, V.League cũng đang rơi vào cảnh “ăn đong” và danh tính người đứng đầu VPF nhiệm kỳ sau vẫn còn bỏ ngỏ. Một cuộc “tháo chạy” khỏi VPF cũng là điều được dự báo.

VPF cũng đang nỗ lực để “giải cứu” giải đấu có nguy cơ bị huỷ bỏ, có thể ảnh hưởng lớn đến đội tuyển quốc gia. Có nhiều ý kiến tranh cãi, những phản biện khá tiêu cực khi ban điều hành đưa ra những phương án khi giải đấu được phép quay trở lại.

V.League không thể “chết”, bởi nó ảnh hưởng đến nhiều hệ luỵ, mà bản thân các câu lạc bộ lại là những người trực tiếp đón nhận. Bóng đá Việt Nam đang tốt  lên nhờ vào hiệu ứng của các đội tuyển quốc gia. Vậy mà, khi V.League cần đến một chiếc “máy thở”, vẫn có nhiều ý kiến thiếu tính xây dựng với quan điểm “cứ ngồi im đã”.

Sự chia sẻ của chính các câu lạc bộ vào thời điểm hiện tại, một ý kiến đóng góp tích cực thôi cũng là một sự “giải cứu” thành công cho V.League.

ĐĂNG HUỲNH
TIN LIÊN QUAN

Thầy trò ông Park cùng “Xin cảm ơn” các y bác sĩ chống dịch COVID-19

HOÀI ĐAN |

Huấn luyện viên Park Hang-seo và các tuyển thủ cùng nhiều vận động viên, huấn luyện viên Việt Nam tham gia vào chiến dịch "Xin cảm ơn", tri ân các y bác sĩ đang căng mình chống dịch COVID-19.

Beckham, Hazard và loạt sao bóng đá "xuống tóc" ở nhà mùa dịch COVID-19

Bảo Bình (Ảnh IGNV) |

David Beckham là ngôi sao mới nhất xuống tóc sau khi nhiều đàn em như Pogba, Martial hay Hazard cạo trọc trong thời gian cách ly. Cựu cầu thủ tuyển Anh đăng ảnh đồng thời kêu gọi mọi người ở nhà, giữ an toàn giữa mùa dịch COVID-19

Bayern Munich trở lại tập, “chấp” luôn cả dịch COVID-19

HOÀI MINH |

Các cầu thủ Bayern Munich tập luyện trở lại kể từ ngày 6.4 bất chấp diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại Đức.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thầy trò ông Park cùng “Xin cảm ơn” các y bác sĩ chống dịch COVID-19

HOÀI ĐAN |

Huấn luyện viên Park Hang-seo và các tuyển thủ cùng nhiều vận động viên, huấn luyện viên Việt Nam tham gia vào chiến dịch "Xin cảm ơn", tri ân các y bác sĩ đang căng mình chống dịch COVID-19.

Beckham, Hazard và loạt sao bóng đá "xuống tóc" ở nhà mùa dịch COVID-19

Bảo Bình (Ảnh IGNV) |

David Beckham là ngôi sao mới nhất xuống tóc sau khi nhiều đàn em như Pogba, Martial hay Hazard cạo trọc trong thời gian cách ly. Cựu cầu thủ tuyển Anh đăng ảnh đồng thời kêu gọi mọi người ở nhà, giữ an toàn giữa mùa dịch COVID-19

Bayern Munich trở lại tập, “chấp” luôn cả dịch COVID-19

HOÀI MINH |

Các cầu thủ Bayern Munich tập luyện trở lại kể từ ngày 6.4 bất chấp diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại Đức.