Long “tôm” và khát vọng, đam mê trái bóng

KHÁNH AN |

Cái tên Long “tôm” được biết đến nhờ sân chơi “phủi” và chức vô địch HPL ở Hà Nội, còn cái tên Nguyễn Thanh Long được nhắc đến ở V.League, với câu chuyện về một giấc mơ ấp ủ rồi bùng cháy từ thảm cỏ sân Gò Đậu...

Chức vô địch “phủi”

Nếu ngày nào đó sự nghiệp của trung vệ Nguyễn Thanh Long lên đến đỉnh cao, chuyện về chàng cầu thủ Hà thành này có thể dựng nên một bộ phim điện ảnh. Cũng hay, thú vị với một câu chuyện về đam mê, ý chí và sự vươn lên của khát vọng mang tên bóng đá.

Long đi đá bóng rất muộn và nghỉ đá bóng cũng sớm. Đang là một chiến sĩ công an, anh rời ngành để quay lại sân cỏ. Khi được quay lại chơi bóng chuyên nghiệp, Long lại có ý định nghỉ luôn chỉ sau 1 năm, và rồi khi chuẩn bị đầu hàng thì cơ hội lại đến để rồi chứng minh sự xứng đáng... Sinh ra trong một “gia đình có điều kiện”, Thanh Long có nhiều lựa chọn tương lai. Anh có thể trở thành một nhân viên ngân hàng, một công chức, đơn giản hơn là một ông chủ. Nhưng không, bóng đá mới là điều mà cậu bé này nghĩ đến trong mỗi buổi đi học.

“Trước khi tôi đi đá bóng, gia đình cũng không đồng ý cho theo bóng đá lâu dài. Bố mẹ chỉ bảo cứ tập cho khoẻ. Các thầy thấy tôi có chút năng khiếu nên thuyết phục gia đình cho tập bóng đá chuyên nghiệp. Ở tầm tuổi cấp 2, cấp 3, việc học có bao giờ thú vị bằng đi đá bóng đâu. Giữa việc học và bóng đá thì chắc chắn tôi chọn đi đá bóng. Đòi mãi thì bố mẹ cũng đồng ý theo kiểu bất đắc dĩ. Năm 16 tuổi tôi mới xác định đi chuyên nghiệp”, Thanh Long nhớ lại. Khoảng thời gian sáng đi học, chiều đi tập theo diện “cho khoẻ” là bệ phóng để trung vệ này đỡ bỡ ngỡ hơn so với các bạn cùng lứa. Nhưng khó khăn đầu tiên Thanh Long gặp phải lại là ý thích rất “trẻ con”.

Anh thần tượng David Beckham, nằng nặc xin thầy cho đá tiền vệ phải chỉ “để tạt bóng như Beckham”. Nhưng rồi Long thừa nhận thể trạng và cả trình độ không cho phép mình mơ mộng như vậy. Là một cổ động viên cuồng nhiệt của Machester United, Long phải tìm thần tượng khác để còn “theo” chứ không thì “cuộc sống sẽ nhạt nhẽo lắm”. Vậy là trung vệ Ferdinand trở thành ngôi sao mới và cũng ảnh hưởng luôn đến cách chơi bóng của một cậu bé ham mê và thơ ngây.

Và cổ động viên của Manchester United này đã bỏ cả tấm vé đến sân Old Trafford, vốn là phần thưởng giành được cho Cầu thủ xuất sắc nhất của giải HPL-S5 sau khi cùng Tin lớn & Anh em vô địch. Điều gì khiến Thanh Long làm như vậy? Câu trả lời vẫn là bóng đá, nhưng là cơ hội trở lại với bóng đá chuyên nghiệp, sau vài năm nghỉ rồi chuyển qua làm trợ lý huấn luyện viên tuyến trẻ của Công an nhân dân.

Thông qua vài mối quan hệ, Long “tôm” có được cơ hội thử việc ở Bình Dương, đúng vào thời gian ấn định của chuyến đi. Không cần suy nghĩ nhiều, anh từ bỏ mơ ước từ thuở bé con và “khăn gói quả mướp” vào một mảnh đất mà anh chẳng quen ai, đá một sân bóng chưa từng được đá để tìm lại chính mình. Thanh Long bồi hồi: “Thật ra khi chơi phong trào, tôi vẫn luôn xem V.League. Tôi nhìn lại cuộc sống của mình và nghĩ sao không cố gắng hơn. Nhưng lúc đó, tôi nặng đến 90 kg rồi, thôi thì đành vui với việc làm một chiến sĩ công an, cuối tuần đi đá phủi.

“Tôi ở Bình Dương để làm gì?”

Long “tôm” là một trong những cầu thủ tập, trưởng thành ở thời điểm bóng đá Việt Nam khủng hoảng, thế nên là nhân chứng và cả nạn nhân của những lần chuyển giao. Năm 2012, sau khi Thể Công giải tán rồi chuyển giao cho Thanh Hóa và bán suất hạng Nhất, lứa trẻ 1992-93 giải thể, tứ tán và Long được chuyển qua Hoà Phát Hà Nội rồi sau đó là Hà Nội ACB, thế nhưng bầu Kiên gặp sự cố nên lại tiếp tục giải tán, mỗi người một đường...

Điều này khiến bố mẹ của trung vệ sinh năm 1993 thấy việc để con trai đi đá bóng quá mạo hiểm khi tương lai đặt cả vào sự nghiệp bóng bánh, có thể ra đường bất kì lúc nào. Chính Long cũng từng nghĩ rằng gia đình mình đã đúng, thế nhưng khó khăn dường như chỉ làm anh trở nên quyết tâm hơn.

“Tôi không biết gì trước khi vào ngành, tất cả đều quá mới mẻ, kỷ luật rất cao. Tôi không cảm thấy vất vả nhưng khó để làm quen. Khi tôi vào ngành thì được đưa về làm huấn luyện viên ở Trung tâm thể dục thể thao Bộ Công An nên cuộc sống cũng thoải mái hơn.

“Có lúc, tôi chẳng hiểu mình đến Bình Dương làm gì. Chỉ ăn, ngủ rồi ra tập và đến trận đấu thì lên khán đài ngồi. Các đồng đội đá bóng quá hay, tôi thật sự bị tự ti khi nhìn họ chơi bóng. Sau mùa đầu tiên, suy nghĩ loé lên trong đầu tôi, hay mình bỏ hẳn bóng đá rồi về đá phủi. Nhưng khi nhìn vào những đồng đội cũ ở U19 Việt Nam như Đỗ Hùng Dũng, Văn Thuận, Đặng Văn Lâm, Quế Ngọc Hải..., tôi lại suy nghĩ khác. Ít nhất phải cố gắng để được ra sân. Tôi tính tìm một đội bóng khác, hạng Nhất cũng được, cần phải được đá bóng. Thế nhưng bất ngờ đến vòng 7, vòng 8 V.League 2019, tôi được ra sân và cứ thế đá chính đến bây giờ...”.

Bóng đá cũng là cách khiến Long “tôm” vơi đi nỗi nhớ nhà. Càng được thi đấu nhiều, trung vệ này càng tập sung hơn, chơi tốt hơn. Hơn nữa, bố mẹ của Long thường xuyên theo chân con trai trên các sân bóng khắp cả nước, điều vô cùng giá trị. “Dạo này các cụ cũng ít đi hơn rồi, phần vì sức yếu, phần khác là chăm cháu nữa, nhưng có khi cũng vì tin tôi hơn”, Long vui vẻ không giấu chút tự hào.

Khi nhắc đến đội tuyển quốc gia và thầy Park, khuôn mặt Thanh Long biểu lộ cảm xúc khó tả. “Muốn, muốn chứ, lên đội tuyển quốc gia với tôi là cả một giấc mơ”, anh vội vàng đáp lại. “Nhưng đó là một câu chuyện dài đấy, tôi nghĩ mình cần phải có sự may mắn, nhưng trước hết cứ nỗ lực hết mình để cống hiến cho Bình Dương đã. Điều gì đến sẽ phải đến, nếu xứng đáng...”.

KHÁNH AN
TIN LIÊN QUAN

Phòng chống COVID-19, một số trận đấu ở LS V.League 2021 đá không khán giả

AN NGUYÊN |

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, các trận đấu trên sân Hàng Đẫy và Lạch Tray trong khuôn khổ vòng 3 LS V.League 2021 sẽ thi đấu không khán giả.

Hàng loạt đội bóng V.League thay thế ngoại binh

AN NGUYÊN |

LS V.League 2021 đang cho thấy sự khốc liệt khi chỉ sau 2 vòng đấu, hàng loạt đội bóng thay thế các ngoại binh.

Đã đến lúc áp dụng công nghệ VAR cho V.League?

PHẠM ĐÌNH |

V.League đang chờ công nghệ VAR để hạn chế sai sót của trọng tài.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Phòng chống COVID-19, một số trận đấu ở LS V.League 2021 đá không khán giả

AN NGUYÊN |

Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, các trận đấu trên sân Hàng Đẫy và Lạch Tray trong khuôn khổ vòng 3 LS V.League 2021 sẽ thi đấu không khán giả.

Hàng loạt đội bóng V.League thay thế ngoại binh

AN NGUYÊN |

LS V.League 2021 đang cho thấy sự khốc liệt khi chỉ sau 2 vòng đấu, hàng loạt đội bóng thay thế các ngoại binh.

Đã đến lúc áp dụng công nghệ VAR cho V.League?

PHẠM ĐÌNH |

V.League đang chờ công nghệ VAR để hạn chế sai sót của trọng tài.