Hình tháp ngược và nghịch lý của bóng đá Việt

NGUYỄN ĐĂNG |

Chuyện các đội hạng Nhất liên tục bỏ giải thời gian xuất phát từ nghịch lý đã tồn tại rất lâu của bóng đá Việt Nam nhưng chưa được giải quyết triệt để.

Câu lạc bộ Gia Định làm đơn xin rút khỏi giải hạng Nhất 2021, ngay sau khi giành quyền thăng hạng, trong khi Xổ số kiến thiết Cần Thơ bỏ bóng đá và Cần Thơ chưa biết có tham dự giải năm nay hay không. Mục tiêu nâng số đội tham dự ở sân chơi số 2 của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam mà VFF định hướng có nguy cơ đổ bể.

Hình tháp ngược của bóng đá Việt Nam

Một nền bóng đá nào cũng xây bóng đá theo kiểu hình chóp, với đỉnh là đội tuyển quốc gia. Chân đế là hệ thống các giải vô địch quốc gia, giải trẻ, sân giải phong trào. Chân đế có rộng, sâu, bền vững, đội tuyển gia mới mạnh. Thế nhưng mấy chục năm qua, bóng đá Việt Nam vẫn tồn tại điều nghịch lý được mô phỏng giống hình tháp ngược, đi ngược lại với quy luật. Tất cả đều biết, nói về nghịch lý này nhưng rồi... kệ.

Giải vô địch quốc gia (V.League) luôn có số đội nhiều hơn giải hạng Nhất. Từ số lượng 10 đội tham dự V.League 2000-2001, con số được tăng lên 14 đội và được duy trì ổn định từ năm 2015 đến nay. Nếu đúng quy luật, giải hạng Nhất phải có số lượng lớn hơn. Tuy nhiên, số lượng đội hạng Nhất liên tục teo tóp những năm qua, tình trạng các đội giải thể, bỏ giải nhiều “như cơm bữa”. Từ con số 12 đội năm 2012, giải hạng Nhất có lúc xuống chỉ còn 7 đội năm 2017, tăng lên 10 đội năm 2016 đến 2018 rồi 12 đội trong 2 năm 2019-2020.

Tình trạng bấp bênh này dẫn đến nhiều hệ lụy, làm suy giảm tính cạnh tranh, chất lượng, ảnh hưởng đến kết cấu của V.League. Từ năm 2013 đến 2018, V.League có đến 3 lần thay đổi số lượng đội, chưa kể một số trường hợp bỏ giải. Số lượng đội xuống hạng cũng liên tục được điều chỉnh, tùy vào diễn biến của hạng Nhất.

Nhìn sang Thái Lan, giải chuyên nghiệp đi sau Việt Nam nhưng giờ đã có kết cấu ổn định, vững chắc. Chẳng hạn ở mùa bóng 2020-2021, Thai League 1 có 16 đội tham dự, Thai League 2 có 18 đội tham dự và Thai League 3 - tương đương hạng Nhì Việt Nam - có đến 72 đội góp mặt, được chia làm 6 khu vực thi đấu. Và Thai League được đánh giá là giải vô địch quốc gia hấp dẫn, cạnh tranh nhất khu vực Đông Nam Á. Chân đế vững chắc đó giúp tuyển Thái Lan duy trì thành tích ổn định suốt 10 năm qua với 2 lần vô địch AFF Cup, 1 lần vào vòng loại thứ 3 World Cup, vào bán kết môn bóng đá nam ASIAD 2014 cũng như 2 lần đoạt huy chương vàng bóng đá nam SEA Games…

Việc bỏ qua những nguyên tắc cơ bản, chọn lọc không gắt gao khiến bóng đá Việt Nam chẳng khác gì đứng trên đôi chân “đất sét”, do lỏng lẻo nên hệ thống các giải đấu có thể thay đổi bất cứ lúc nào khi các đội thích thì đá, không thì thì bỏ. Chuyện Gia Định, Cần Thơ là ví dụ điển hình. Đó là chưa kể việc Than Quảng Ninh còn chưa biết có đủ quân số để dự V.League 2021 hay không...

Xây nhà từ nóc: Lỗi của ai?

Cố huấn luyện viên tuyển Việt Nam Alfred Riedl từng có câu nói: “Bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc”, khi nhiều nguồn lực đều tập trung cho tuyển quốc gia, nhưng xương sống của nền bóng đá là việc đào tạo trẻ, cải thiện cơ sở vật chất, hoàn thiện các tiêu chí đánh giá các câu lạc bộ... lại không đồng bộ đi cùng với nhau.

Dễ thấy từ năm 2015, để duy trì số lượng 14 đội ở V.League, VPF đã châm chước, đặc cách để cho các đội không đủ chuẩn góp mặt. Chẳng hạn, 4 đội Nam Định, Hải Phòng, Sông Lam Nghệ An và Hồng Lĩnh Hà Tĩnh không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một câu lạc bộ chuyên nghiệp nhưng vẫn được chấp nhận cho dự V.League 2021. Với trường hợp của Sông Lam Nghệ An, Nam Định và Hải Phòng, 3 đội bóng giàu truyền thống này có 2 năm liên tiếp không đạt chuẩn nhưng vẫn được “đặc cách”.

Với những đội bóng hạng Nhất, việc đáp ứng các tiêu chí lại càng khó hơn, đặc biệt là tiêu chí về tài chính, khiến việc rút lui diễn ra như cơm bữa. Năm 2017, giải đấu này chứng kiến việc 3 đội xin nghỉ: Phú Yên và Đồng Nai rút vì thiếu kinh phí, PVF không tham dự với lý do chỉ có chủ trương đào tạo cầu thủ, không duy trì đội chuyên nghiệp.

Con số 20 tỉ đồng/mùa theo quy chế là thách thức lớn với các đội hạng Nhất nếu chỉ trông chờ vào mỗi nguồn ngân sách từ địa phương. Việc tìm ra hướng đi bền vững, phù hợp cho những đội bóng còn mang nặng tính “bao cấp” đòi hỏi VFF, VPF cần sớm có giải pháp khác, thay vì trông chờ ý thức, sự tự giác hay nỗ lực của các đội. Song song với việc đó, VFF và VPF cũng nên đặt ra chế tài nghiêm khắc, loại những đội không đáp ứng các tiêu chí tham dự V.League, thu gọn số lượng đội, tăng tính cạnh tranh ở sân chơi này, để làm gương cho những ai thật sự muốn làm bóng đá bền vững, lâu dài.

Theo lộ trình được VFF đặt ra trong giai đoạn 2021 đến 2023, số lượng các đội dự giải hạng Nhất, hạng Nhì sẽ tăng lên 14 đội nhằm tăng tính cạnh tranh, hấp dẫn. VFF tính toán rằng với việc 2 sân chơi này không có cầu thủ ngoại, kinh phí ở mức vừa phải, việc tăng số lượng đội là bước đi đúng đắn, bắt đầu từ mùa 2021. Tuy nhiên, tính toán của VFF đang gặp thử thách khi Gia Định và Cần Thơ vẫn còn để ngỏ khả năng tham dự hạng Nhất mùa 2021.

NGUYỄN ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Bóng đá Việt Nam và sức hút với người Thái

NGUYỄN ĐĂNG |

Kiatisak đánh giá giải V.League của bóng đá Việt Nam có chất lượng, tính cạnh tranh không kém Thai League và đây là một trong những lý do ông trở lại dẫn dắt HAGL.

Năm 2021 bận rộn của bóng đá Việt Nam

Đăng Huỳnh |

Đại hội thường niên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) diễn ra vào ngày 21.11 sẽ hướng đến một năm 2021 bận rộn với nhiều giải đấu quốc tế của Đội tuyển Việt Nam.

Bóng đá Việt Nam và thử thách ở sân chơi AFC

Đăng Huỳnh |

Viettel, Hà Nội và Sài Gòn sẽ đại diện cho bóng đá Việt Nam tham dự đấu trường AFC Champions League và AFC Cup.

Bóng đá Việt Nam có 3 suất dự Cúp Châu lục: Cơ hội và thách thức

NGUYỄN ĐĂNG |

Việc bóng đá Việt Nam có 3 suất dự AFC Champions League và AFC Cup sẽ giúp V.League 2020 hấp dẫn hơn, buộc các đội phải nỗ lực hoàn thiện mình.

Những dấu ấn của HLV Alfred Riedl với bóng đá Việt Nam

HUỲNH THắng |

HLV Alfred Riedl từng dẫn dắt ĐT Việt Nam trong các giai đoạn 1998-2000, 2003-2004 và 2005-2007. Trong quá trình dẫn dắt ĐT Việt Nam, ông đã để lại những dấu ấn đậm nét với nhiều thành tích ấn tượng.

Cận Tết, người tiêu dùng "méo mặt" vì phí ship tăng cao

Nhóm PV |

Bận rộn với công việc, bạn Nguyễn Hồng Phúc tranh thủ chút thời gian nghỉ trưa lên mạng đặt ship quà Tết về biếu bố mẹ. Ấy thế nhưng ngay khi vừa nghe bên cửa hàng báo phí ship, Phúc giật mình ngã ngửa bởi phí ship quá cao.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Bóng đá Việt Nam và sức hút với người Thái

NGUYỄN ĐĂNG |

Kiatisak đánh giá giải V.League của bóng đá Việt Nam có chất lượng, tính cạnh tranh không kém Thai League và đây là một trong những lý do ông trở lại dẫn dắt HAGL.

Năm 2021 bận rộn của bóng đá Việt Nam

Đăng Huỳnh |

Đại hội thường niên Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) diễn ra vào ngày 21.11 sẽ hướng đến một năm 2021 bận rộn với nhiều giải đấu quốc tế của Đội tuyển Việt Nam.

Bóng đá Việt Nam và thử thách ở sân chơi AFC

Đăng Huỳnh |

Viettel, Hà Nội và Sài Gòn sẽ đại diện cho bóng đá Việt Nam tham dự đấu trường AFC Champions League và AFC Cup.

Bóng đá Việt Nam có 3 suất dự Cúp Châu lục: Cơ hội và thách thức

NGUYỄN ĐĂNG |

Việc bóng đá Việt Nam có 3 suất dự AFC Champions League và AFC Cup sẽ giúp V.League 2020 hấp dẫn hơn, buộc các đội phải nỗ lực hoàn thiện mình.

Những dấu ấn của HLV Alfred Riedl với bóng đá Việt Nam

HUỲNH THắng |

HLV Alfred Riedl từng dẫn dắt ĐT Việt Nam trong các giai đoạn 1998-2000, 2003-2004 và 2005-2007. Trong quá trình dẫn dắt ĐT Việt Nam, ông đã để lại những dấu ấn đậm nét với nhiều thành tích ấn tượng.