Đội bóng Hà Nội B chuyển thành Hà Tĩnh: Sự được mất của bóng đá chuyên nghiệp

ĐĂNG HUỲNH |

Hà Nội B sẽ được chuyển đổi thành Hà Tĩnh, bất luận việc đội bóng này có giành vé lên chơi ở V.League 2019 sau trận play-off hay không, bởi đây là kế hoạch đã được chuẩn bị từ mùa giải trước.

Chuyển đổi đúng luật

Trước khi giải hạng Nhất Quốc gia 2018 khởi tranh, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã “tuýt còi” cuộc chuyển giao đội bóng hạng Nhất của Hà Nội cho Hà Tĩnh vì vi phạm Quy chế bóng đá chuyên nghiệp.

Bởi căn cứ vào Quy chế bóng đá chuyên nghiệp 2015 (QCBĐCN), trong tờ trình gửi Ban bóng đá chuyên nghiệp, VFF khẳng định việc chuyển đổi sở hữu giữa 2 doanh nghiệp này là không đúng quy định, do CLB này chưa tham dự giải hạng Nhất 2018 do VPF tổ chức.

Tại điểm a khoản 2, điều 14 cũng quy định: “CLB, đội bóng được chuyển đổi chủ sở hữu để đăng ký thi đấu trong địa giới hành chính của cùng một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Việc chuyển đổi chủ sở hữu CLB, đội bóng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, của VFF và không làm ảnh hưởng tới việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CLB, đội bóng đối với đơn vị tổ chức giải, VFF, giải đấu và các bên thứ ba có liên quan”.

Chính vì vậy mà Hà Nội B phải thi đấu hết một mùa giải mới tiến hành việc chuyển đổi theo đúng quy định. Và theo những thông tin mới nhất, CLB Hà Nội B có thể được chuyển giao trước trận play-off với đội bóng xếp thứ 13 V.League 2018. Sau đó, trước khi bước vào mùa giải 2019, chủ sở hữu mới của Hà Nội B cũng sẽ tiến hành việc chuyển đổi trụ sở, địa điểm thi đấu vào Hà Tĩnh giống trường hợp Sài Gòn FC trước đây, như vậy sẽ hoàn toàn đúng với quy chế.

Và sự được mất

Ông Nguyễn Quốc Hội - Chủ tịch CLB Hà Nội - từng khẳng định, đây là sự chuyển giao chứ không phải cho tặng. Điều này xuất phát từ chính nguyện vọng của lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh về việc mong muốn có một đội bóng chuyên nghiệp.

Thế nhưng câu chuyện “dở khóc, dở cười” của Hà Nội nằm ở chỗ, Hà Nội có tuyến trẻ tốt nên mỗi khi lên hạng có cái khó là phải chuyển giao, vì theo quy chế không cho phép hai đội bóng cùng đá một giải. Chủ tịch của CLB Hà Nội thậm chí đưa ra quan điểm nên cân nhắc sửa đổi quy chế để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, đây chính là sự “éo le” CLB đang gặp phải.

Đội trẻ hạng Nhất của Hà Nội là tập hợp lứa cầu thủ U.21 và U.19, tuyến 2 của CLB Hà Nội đang chơi ở V.League được dẫn dắt bởi HLV Phạm Minh Đức. Là đội trẻ, chơi để cọ xát và học hỏi nhưng do mặt bằng giải hạng Nhất thấp quá nên Hà Nội B có cơ hội lên hạng.

Như nguyên Tổng Giám đốc VPF Cao Văn Chóng từng chia sẻ thì: “Không phải tự nhiên mà QCBĐCN quy định như thế, địa phương muốn có phong trào bóng đá phát triển phải làm căn cơ, từ gốc chứ không phải đi tắt phần ngọn như vậy. Đây là quy chế sửa đổi mới nhất, mục đích của điều khoản này là để khắc phục hiện tượng chuyển giao ồ ạt như giai đoạn trước đây. Thực tế đã có những trường hợp mang đến hệ luỵ xấu như CLB Sài Gòn Xuân Thành hay Navibank Sài Gòn”.

Thế nên, dù rằng CLB Hà Nội B chuyển giao cho Hà Tĩnh là đúng luật nhưng liệu có phát triển bền vững hay không khi bắt đầu “xây nhà từ nóc”? Bên cạnh đó, chuyện một ông chủ liên quan đến nhiều đội bóng vốn là vấn đề khiến dư luận bức xúc chưa hồi kết tại V.League. Và nếu mùa giải sau Hà Tĩnh giành vé lên chơi V.League, lúc đó số đội bóng liên quan đến bầu Hiển sẽ lại tăng lên và cuộc chơi V.League vì thế sẽ bị tiếp tục nhìn nhận không công bằng.

Có 2 luồng quan điểm về vấn đề này. Có ý kiến từ chính người trong cuộc cho rằng những người làm bóng đá hiểu, ý thức việc cần phải đầu tư căn cơ, bài bản từ đầu. Nhưng với một nơi không có đội bóng chuyên nghiệp như Hà Tĩnh cũng sẽ khó tạo ra sức hút cho những tài năng trẻ muốn có cơ hội theo bóng đá. Chính vì vậy, để xây dựng từng bước thì trước mắt cần có đội bóng để các cầu thủ trẻ được thi đấu và cũng tạo ra sức hút để phong trào bóng đá phát triển.

Nhưng quan điểm phản biện lại cho rằng nếu muốn đóng góp cho địa phương thì hỗ trợ bằng cách nào đó để địa phương phát triển phong trào, đi lên từng bước bằng thực chất. Thực tế, từ hạng Nhất lên V.League rất khó chứ các hạng dưới muốn lên hạng thì dễ dàng hơn. Bởi xu hướng các đội ở hạng Nhất đang trong lộ trình tăng dần để hạn chế mô hình chóp ngược như hiện tại, tức là cần nhiều các đội bóng ở hạng dưới để có chân đế.

Suy cho cùng, vấn đề luôn được đặt ra ở tầm vĩ mô là bóng đá Việt Nam trong bối cảnh hiện tại đang vì người hâm mộ hay vì những mục đích gì khác?

ĐĂNG HUỲNH
TIN LIÊN QUAN

“Bóng đá chuyên nghiệp phải có nhà tài trợ và khán giả”

ĐĂNG HUỲNH (thực hiện) |

Sau khi CLB Hà Nội giành chức vô địch V.League lần thứ 4, ông bầu Đỗ Quang Hiển đã có những chia sẻ thẳng thắn với Lao Động về câu chuyện “một ông chủ liên quan, chi phối nhiều đội bóng”, và cả những tham vọng vươn tầm ra khu vực và châu lục của đội bóng Thủ đô.

Bầu Đức, HAGL và nghịch lý của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam

THIÊN LỘC |

Từ chuyện Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF lỗ và sau 3 năm gắn bó thì Toyota “bỏ chạy” sang Thai.League - để rồi sau 17 năm làm bóng đá chuyên nghiệp và 5 năm kể từ ngày VPF ra đời để điều hành, quản lý các giải chuyên nghiệp - nhưng vẫn vật vã với bài toán tìm tài trợ khi hết doanh nghiệp này đến thương hiệu kia đến rồi đi - mà thấy buồn cho V.League…

Giải bóng đá HPL sẽ có quy chế như bóng đá chuyên nghiệp

ĐĂNG HUỲNH |

Sáng 21.9, Giải bóng đá phong trào Ngoại hạng - Cúp bia Saigon Special lần thứ 5 năm 2017 (HPL-S5) đã được giới thiệu đến đông đảo người hâm mộ và giới truyền thông.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

“Bóng đá chuyên nghiệp phải có nhà tài trợ và khán giả”

ĐĂNG HUỲNH (thực hiện) |

Sau khi CLB Hà Nội giành chức vô địch V.League lần thứ 4, ông bầu Đỗ Quang Hiển đã có những chia sẻ thẳng thắn với Lao Động về câu chuyện “một ông chủ liên quan, chi phối nhiều đội bóng”, và cả những tham vọng vươn tầm ra khu vực và châu lục của đội bóng Thủ đô.

Bầu Đức, HAGL và nghịch lý của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam

THIÊN LỘC |

Từ chuyện Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam - VPF lỗ và sau 3 năm gắn bó thì Toyota “bỏ chạy” sang Thai.League - để rồi sau 17 năm làm bóng đá chuyên nghiệp và 5 năm kể từ ngày VPF ra đời để điều hành, quản lý các giải chuyên nghiệp - nhưng vẫn vật vã với bài toán tìm tài trợ khi hết doanh nghiệp này đến thương hiệu kia đến rồi đi - mà thấy buồn cho V.League…

Giải bóng đá HPL sẽ có quy chế như bóng đá chuyên nghiệp

ĐĂNG HUỲNH |

Sáng 21.9, Giải bóng đá phong trào Ngoại hạng - Cúp bia Saigon Special lần thứ 5 năm 2017 (HPL-S5) đã được giới thiệu đến đông đảo người hâm mộ và giới truyền thông.