Các giải VĐQG Châu Âu khắc phục kinh tế do COVID-19 tàn phá:

Đến Messi, Ronaldo cũng phải giảm lương...

MINH ĐỨC |

Dịch COVID-19 đã khiến các giải VĐQG hàng đầu Châu Âu phải tạm hoãn, gây ra thiệt hại tài chính rất lớn với các đội bóng, cầu thủ... 

Thực tế, tất cả các giải đấu, đội bóng đều gặp khó khăn về tài chính thời điểm dịch COVID-19 bùng phát. Khi giải không thể diễn ra, hàng loạt các chiến dịch quảng cáo, hoạt động thương mại xoay quanh buộc phải “đóng băng”. Đương nhiên, đội bóng nào, giải đấu nào có quy mô càng lớn, mức ảnh hưởng càng nghiêm trọng.

1. Tại Anh, đặc biệt là giải Premier League, những bên liên quan đang xung đột lợi ích với nhau xoay quanh vấn đề tiền bản quyền truyền hình. Ban tổ chức và các CLB đang cố gắng đưa ra phương án tối ưu nhất gửi đến phía nhà đài nhằm “bảo toàn hầu bao” của mình. Tình hình không thật sự khả quan và giám đốc điều hành của các CLB phải thừa nhận, nhiều khả năng họ sẽ mất hơn 750 triệu bảng doanh thu.

Hợp đồng đã ký, các hãng truyền hình cũng đã chốt các khung quảng cáo, giải không diễn ra và đương nhiên nhà đài phải chịu trách nhiệm. Điển hình, Sky Sports đang gặp rắc rối khi mất cả triệu người dùng, doanh thu quảng cáo sụt giảm mạnh. Do đó, việc đòi đền bù là hoàn toàn hợp lý.

Các CLB Anh, trải dài từ Premier League xuống các hạng đấu dưới, đều phải tính đến phương án cắt giảm chi phí giữa thời COVID-19. Trong đó, nguồn chi từ tiền lương cầu thủ được xem xét đến nhiều nhất, bởi số này đang “ngồi không để thu lợi”. Tờ Telegraph cho biết, các đội bóng Premier League đang thảo luận về việc hoãn trả lương các cầu thủ trong vòng 3 tháng. Một số khác lại muốn đàm phán giảm tới 50% lương cầu thủ mang tính tạm thời. Tuy nhiên, các cầu thủ Premier League có thể chấp nhận điều đó bởi họ vốn lương cao nhưng số còn lại ở hạng dưới chưa chắc dễ đàm phán.

“Các cầu thủ ở Premier League có thể sẽ chấp nhận điều đó vì đội bóng của họ cũng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, các cầu thủ ở EFL (hạng Nhất Anh) thì lo lắng hơn vì nếu trả chậm, họ có khi còn phải xóa nợ cho CLB chủ quản” - một người đại diện nói với báo Mirror.

Tờ The Guardian lưu ý, một ngôi sao tại League One (hạng 3) thông thường có mức lương khoảng 5.000 bảng/tuần, nay có thể bị đề nghị giảm xuống 2.500 bảng/tuần. Tương tự, các cầu thủ ở  League Two (hạng 4) có mức thu nhập trên 1.500 bảng/tuần có thể bị cắt giảm xuống 750 bảng/tuần.

Tại Tây Ban Nha, Barcelona đang là một trong những đội phải chịu hậu quả nặng nề nhất do COVID-19. Mục tiêu phá vỡ kỷ lục 1 tỉ Euro doanh thu thất bại. Giải La Liga hoãn vô thời hạn, Barca không có nguồn thu từ bán vé và sẽ phải chịu tổn thất từ các đối tác hình ảnh. Những kế hoạch bán cầu thủ, nay không thể thực hiện, đội bóng vừa không có thêm lợi nhuận lại phải “cắn răng” trả lương cho các sao.

Sau cuộc họp hôm 26.3 (giờ địa phương), ban lãnh đạo Barca đành ra quyết định, tạm cho thôi việc một số nhân viên và cắt giảm đến 70% tiền lương của cầu thủ. Đây được cho là giải pháp tối ưu bởi, tiền lương chính là khoản chi chiếm đến hơn 70% tổng hóa đơn của CLB.

“Nhóm quyền lực đen” ở Barca với người cầm đầu là siêu sao Lionel Messi đương nhiên không đồng tình với phương án này. Đơn cử, chính Messi sẽ bị cắt giảm từ 500.000 bảng/tuần trước thuế xuống còn 150.000 bảng/tuần - con số ngang với các cầu thủ hạng khá tại Châu Âu. Khi chưa biết bao giờ dịch bệnh mới kết thúc, cả Barca và các siêu sao đều không ai muốn chịu thiệt. Đó cũng là nguyên do cho một cuộc nội chiến giữa lòng Camp Nou.

Vấn đề tương tự cũng diễn ra với Cristiano Ronaldo tại Italia ở cấp độ nhẹ hơn. Tuy nhiên, CR7 chưa có bất kỳ động thái nào tỏ ý chống đối. Theo tờ Corriere Dello Sport, Juventus đang muốn cắt giảm 30% lương cầu thủ để cùng nhau chống chọi với dịch COVID-19. Ronaldo với mức lương khoảng 500.000 bảng/tuần có thể sẽ mất đi 150.000 bảng/tuần, thậm chí là 8,4 triệu bảng/năm.

Các đội bóng Serie A khác cũng đang có những vấn đề riêng. Atalanta có nguồn thu lớn nhờ chiến tích vào tứ kết Champions League nhưng giờ tất cả bị đình trệ. Napoli, Torino và Cagliari thậm chí chưa trả hết nợ và vẫn phải chịu sự sụt giảm tài chính chung toàn Italia.

Tờ La Gazzetta dello Sport mới đây đã công bố báo cáo tài chính của Serie A. Theo đó, 20 đội bóng tại giải quốc nội Italia đã trả được khoản nợ đáng kinh ngạc lên đến 2,3 tỉ bảng. Vấn đề đáng báo động là tiền bạc đã dùng để trả nợ, bây giờ liệu tài chính của đội bóng có đủ để đối phó với trường hợp khẩn cấp như COVID-19?

2. “Gã nhà giàu nước Pháp” PSG cũng không đứng ngoài đợt tinh giảm này. Trường hợp của họ khá giống với Barcelona khi “nuôi” nhiều sao và tiền lương chiếm tới hơn 60% ngân sách. Tờ L’Equipe đưa tin, Chủ tịch Nasser Al-Khelaifi muốn hạ mức lương của các siêu sao như Neymar, Kylian Mbappe hay Cavani... để bù đắp thiệt hại tài chính do dịch bệnh gây ra.

Ông chủ người Qatar đã trao đổi phương án này qua điện thoại với chủ tịch của các CLB Ligue 1 và Ligue 2. Nếu như đàm phán thành công với “nhóm sao” của PSG, rất có thể chuỗi domino giảm lương sẽ kéo dài cả giải hạng Nhì Pháp.

Khác với hầu hết các giải vô địch hàng đầu Châu Âu, giới chủ nước Đức có lẽ rất hài lòng với tinh thần và ý thức của cầu thủ tại Bundesliga. Điển hình, 2 CLB hàng đầu Bayern Munich và Borussia Dortmund đã hội đàm với các cầu thủ về quyết sách trong mùa dịch kéo dài.

Theo tờ Bild (Đức), tất cả cầu thủ và BHL 2 đội bóng này đã đi đến thống nhất, giảm 20% tiền lương khi giải đấu không được diễn ra. Thậm chí, tiền lương vẫn có thể giữ ở mức giảm 10% nếu giải đấu quay trở lại nhưng diễn ra trên sân không có khán giả. Theo các báo cáo, hóa đơn tiền lương hằng năm của Dortmund là khoảng 130 triệu bảng. Thực hiện biện pháp giảm lương, CLB sẽ tiết kiệm được khoảng 2,1 triệu bảng/tháng. Nhờ vậy, khoảng 850 nhân viên có khả năng không bị thôi việc.

Schalke 04 và các đội bóng khác tại Bundesliga cũng đang học theo mô hình này và sớm làm điều tương tự. Tất cả các CLB tại Đức đều cố gắng cùng nhau chung tay, giảm thiểu thiệt hại và không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau vì COVID-19.

MINH ĐỨC
TIN LIÊN QUAN

Bóng đá Châu Âu đau đầu trước những thách thức từ COVID-19

Văn Thắng - Hồng Cường |

Dịch COVID-19 đang làm đảo lộn bóng đá thế giới nói chung và bóng đá Châu Âu nói riêng. Ai cũng muốn dịch bệnh sẽ sớm kết thúc để các sân bóng không còn im lìm vào mỗi cuối tuần. Trước ảnh hưởng chung từ yếu tố khách quan, vấn đề quan trọng nhất cho việc tìm ra giải pháp là mỗi bên gồm UEFA, ban tổ chức các giải đấu, các câu lạc bộ, chấp nhận thiệt thòi một chút, chia sẻ một chút lợi ích.

Ảnh chế: Messi, Ronaldo buồn vì thiếu bóng đá; Bruno Fernandes ghi dấu ở MU

Bảo Bình |

Messi, Ronaldo buồn vì thiếu bóng đá; Bruno Fernandes ghi dấu ở MU; Zidane muốn Real Madrid "bạo chi"... là những ảnh chế thú vị nhất 24h giờ qua.

Dịch COVID-19 khiến bóng đá Châu Âu lao đao

Thắng Cường |

Dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng sâu hơn đến các hoạt động bóng đá trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu, khi hàng loạt trận đấu phải diễn ra trong sân không khán giả, thậm chí các giải đấu phải tạm hoãn.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bóng đá Châu Âu đau đầu trước những thách thức từ COVID-19

Văn Thắng - Hồng Cường |

Dịch COVID-19 đang làm đảo lộn bóng đá thế giới nói chung và bóng đá Châu Âu nói riêng. Ai cũng muốn dịch bệnh sẽ sớm kết thúc để các sân bóng không còn im lìm vào mỗi cuối tuần. Trước ảnh hưởng chung từ yếu tố khách quan, vấn đề quan trọng nhất cho việc tìm ra giải pháp là mỗi bên gồm UEFA, ban tổ chức các giải đấu, các câu lạc bộ, chấp nhận thiệt thòi một chút, chia sẻ một chút lợi ích.

Ảnh chế: Messi, Ronaldo buồn vì thiếu bóng đá; Bruno Fernandes ghi dấu ở MU

Bảo Bình |

Messi, Ronaldo buồn vì thiếu bóng đá; Bruno Fernandes ghi dấu ở MU; Zidane muốn Real Madrid "bạo chi"... là những ảnh chế thú vị nhất 24h giờ qua.

Dịch COVID-19 khiến bóng đá Châu Âu lao đao

Thắng Cường |

Dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng sâu hơn đến các hoạt động bóng đá trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu, khi hàng loạt trận đấu phải diễn ra trong sân không khán giả, thậm chí các giải đấu phải tạm hoãn.