Đại hội VFF và cuộc chơi quyền lực

HẢI ĐĂNG |

Tuần qua, cả làng bóng xôn xao vì chuyện nhân sự Đại hội VIII Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), chuyện bầu Đức “tấn công” ông Trần Anh Tú rồi đòi bỏ bóng đá vì bất mãn với những vấn đề ở thượng tầng. Có lẽ, ở “thời loạn”, người ta cần cả “anh hùng” lẫn cả các trọng tài để đi tìm sự công bằng cho trò chơi quyền lực.

1.Đại hội VFF nhiệm kỳ VIII đang “nóng” lên từng ngày. Bây giờ, không chỉ chiếc ghế chủ tịch mà ngay cả việc cơ cấu các thành viên trong thường trực và ủy viên BCH cũng là cuộc cạnh tranh của rất nhiều ứng viên. Để đạt được mục đích, tất cả đang vận động cho mình theo những cách khác nhau và thậm chí hạ bệ nhau bằng cả những chiêu trò.

Trước thềm Đại hội, hàng loạt các nguồn tin thất thiệt từ chính nội bộ VFF đã được tung ra. Đó là chuyện về việc mất đoàn kết trong nội bộ VFF, chuyện nghi vấn lãnh đạo VFF nhận hối lộ được xới lên, chuyện xe “biển xanh” được báo chí phản ánh hay là các thất bại từ ĐTQG đến U.23 ở các giải khu vực… Tất cả đều được tung ra vào thời điểm “nhạy cảm” để làm giảm uy tín của những đối tượng ra tranh cử.

Một trong những câu chuyện gây chú ý nhất ở mùa Đại hội VFF là việc cựu trọng tài Dương Mạnh Hùng đã căng 1 tấm băngrôn lớn trước cổng Tổng cục TDTT với nội dung phản đối Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn làm Chủ tịch VFF khoá VIII kèm 4 lý do. Tuy nhiên, chỉ trong ít phút, cơ quan chức năng đã yêu cầu ông Hùng gỡ băngrôn xuống.

Chính bản thân ông Hùng đã khẳng định “làm việc này vì tình yêu bóng đá chứ không vì bất cứ ai”. Không có ai khẳng định điều này, cũng không có ai có bằng chứng để khẳng định đứng sau ông Hùng là một tổ chức hay cá nhân nào. Người ta chỉ có thể tạm ghi nhận những điều ông hứa ở thời điểm tấm băngrôn được căng lên. Thế nhưng, hệ luỵ của nó thì ai cũng thấy rõ, đó là việc đối tượng được ông nêu trong tấm băngrôn kia đã phần nào bị mất uy tín đáng kể trong cuộc đua vào chức Chủ tịch VFF nhiệm kỳ VIII.

Một tiến sĩ từng nghiên cứu khoa học bên Pháp đã chia sẻ rằng, điểm khác biệt lớn nhất mà ông thấy ở phương Tây với Việt Nam là khi con người đối diện với các vấn đề tiêu cực. Nếu như người phương Tây, họ sẽ chỉ ra hướng để giải quyết, khắc phục những hạn chế đó, còn người Việt Nam chỉ biết chỉ trích nhiều hơn thay vì chỉ ra những cách giải quyết.

Dường như điều này đúng với cách mà ông Hùng giương cao tấm băngrôn để phản đối một con người. Nếu đơn thuần vì bóng đá, động cơ của ông phần nào đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, ông lại rơi vào số đông người Việt thích chỉ trích mà không đưa ra được giải pháp. Bởi lẽ, khi hỏi hãy chỉ ra một người xứng đáng, chính bản thân ông cũng không có sự lựa chọn nào khả thi hơn.

2.Chuyện của ông Hùng suy cho cùng vẫn chỉ là một “trò” cũ trong tất cả những điều mà người ta có thể làm để loại bỏ nhau. Bây giờ trước thềm đại hội, câu chuyện “chiêu trò” lại xảy ra ở chính thượng tầng VFF. Nơi tiểu ban nhân sự có quyền chấp bút, đưa ra tiêu chí ứng viên và cũng đủ “thủ thuật” để đưa các ý kiến đồng thuận vào sự đã rồi một cách logic.

Đấy là bản đề án nhân sự đang được gây xôn xao trong thời gian qua khi với các chức danh lãnh đạo VFF từ vị trí chủ tịch đến các phó chủ tịch, ngoài các tiêu chí chung thì có một tiêu chuẩn mới được đưa ra, đó là có bằng đại học. Trừ PCT phụ trách chuyên môn “trình độ chuyên môn từ cử nhân chuyên ngành bóng đá trở lên” thì các chủ tịch và 2 PCT còn lại (tài chính và truyền thông, đối ngoại) đều “trình độ chuyên môn từ cử nhân trở lên”. Và với việc đưa tiêu chí “bằng đại học” vào sẽ khiến một số nhân vật có tiếng tăm, tâm huyết và chuyên môn bóng đá sẽ không đủ tiêu chuẩn. Cụ thể là bầu Đức, hiện đang là đương kim Phó Chủ tịch VFF phụ trách tài chính, doanh nhân đi lên từ “trường đời”.

Thực tế, mỗi tổ chức đều có quy định, có “luật chơi”, và tất cả mọi người muốn tham gia đều phải chấp hành. Thế nên việc Tiểu ban nhân sự Đại hội đưa ra các tiêu chí cho chức danh lãnh đạo chủ chốt để chờ đến Đại hội thông qua, kể cả tiêu chí này không có trong Điều lệ VFF và phạm luật, là chuyện bình thường nếu cần thiết. Tuy nhiên, cách thực hiện của những người chấp bút ấy lại khiến người ta đặt dấu hỏi về tính minh bạch. Bởi lẽ tiêu chí “bằng đại học” là điều lần đầu tiên được đưa vào kỳ đại hội này nhưng lại không hề được nhấn mạnh và đem ra thảo luận một cách nghiêm túc. Tất cả những gì Tiểu ban nhân sự làm là đưa vào chung cùng một dòng trong bản đề án với các tiêu chí khác, sau đó gửi thư điện tử cho các thành viên VFF, ai không có ý kiến, không có phản hồi tức là đồng ý và được thông qua.

Điều đáng nói hơn là dù đã có một uỷ viên BCH có ý kiến thẳng thắn về việc lồng tiêu chí “bằng cử nhân” là bất cập nhưng đã bị “giấu” đi. Khi được hỏi, Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đồng thời là Trưởng Tiểu ban nhân sự Đại hội đã giải thích: “Như chúng ta đã biết đề án nhân sự Đại hội VIII đã trình xin ý kiến BCH 2 lần rồi. BCH đã có tổng cộng 29 ý kiến đóng góp, chúng tôi đã chỉnh sửa. Tuy nhiên, chúng tôi không thấy ý kiến đóng góp nào về chuyện đó nên coi như đã có sự đồng thuận của BCH và gửi cho các thành viên. Tại cuộc họp BCH sắp tới, nếu có sự thảo luận về vấn đề đó, chúng tôi sẵn sàng công khai thảo luận, không có vấn đề gì cả”.

Như vậy có thể hiểu, khi mọi chuyện được xới lên và chỉ ra tính bất cập thì mới được “mang ra bàn”. Chính cách làm ấy khiến cho tất cả đặt ra một dấu hỏi về tính minh bạch trong việc đưa thêm tiêu chí vào đề án nhân sự với mục đích gì? Đây là điều đã khiến nhiều thành viên của VFF khi hay chuyện cũng tỏ ra rất bức xúc.

Nội bộ VFF đang có những bất đồng trước thềm Đại hội khoá VIII. Ảnh: MT
Nội bộ VFF đang có những bất đồng trước thềm Đại hội khoá VIII. Ảnh: MT

3.Đại hội đến gần thì càng nhiều chuyện từ nội bộ của VFF được phanh phui ra. Có ý kiến cho rằng, người trong nhà, không nên đưa những chuyện nội bộ ra ngoài, đấy là hình thức bôi xấu tổ chức của mình. Thế nhưng, vấn đề cũng được đặt ngược lại rằng khi những người trong tổ chức ấy đang thiếu minh bạch và có động cơ về lợi ích nhóm và loại bỏ nhau, người trong cuộc cũng cần phải đi tìm câu trả lời cho sự rõ ràng.

Đầu tiên là câu chuyện của bầu Đức. Dù ông đã xin rút nhưng vẫn được một số tổ chức thành viên đề cử vào Thường trực VFF khóa VIII, nhưng khi bộ phận pháp chế của VFF liên lạc để đề nghị xác nhận tham gia ứng cử thì thông qua Trưởng đoàn HAGL Nguyễn Tấn Anh, bầu Đức đã từ chối. Sau đó thì ông Đức bị “gạt” tên. Và đến Hội nghị BCH lần thứ 12 thì ông Đức mới ngã ngửa rằng mình không hề có tên.

Sau đó, ông cũng đã đưa ra ý kiến với báo chí rằng dù ông đã xin rút nhưng VFF không được gạt mình ra khỏi danh sách đề cử. Bầu Đức cho rằng theo quy chế là phải công bố người được đề cử, còn đi hay ở là việc của họ. Ông cũng nêu quan điểm rằng ông xin rút khỏi vị trí lãnh đạo nhưng vẫn muốn làm Uỷ viên BCH để có tiếng nói khi cần thiết.

Thậm chí, chính những thành viên đề cử ông Đoàn Nguyên Đức cũng đã lên tiếng công khai về việc này. Đó là ông Ngô Văn Hỷ - Chủ tịch CLB futsal Kim Toàn, ông Đoàn Việt Triều - người đại diện CLB Bóng đá nữ Thái Nguyên và ông Nguyễn Văn Đức - phụ trách đội bóng nữ Hà Nam. Tất cả đều thắc mắc rằng họ đã đề cử bầu Đức nhưng lại không thấy có tên trong danh sách ứng cử.

Và không chỉ riêng bầu Đức, mới đây thêm hai nhân vật khác cũng bị “gạt” dù được các thành viên giới thiệu mà chưa có lý do. Đó là ông Nguyễn Văn Mùi - Trưởng ban Trọng tài VFF và ông Nguyễn Hiền Lương - Trung tâm TDTT Bộ Công an. Đây là 2/17 người được ông Hồ Văn Chiêm - Giám đốc Điều hành CLB SLNA đề cử vào BCH VFF nhưng lại không có tên trong danh sách dự kiến BCH khóa VIII.

Không biết đây là sai sót hay cố tình sai sót của tiểu ban nhân sự, nhưng khi tất cả sự việc đang diễn ra trong thời điểm nhạy cảm, chuyện những nhân sự được đề cử nhưng vô tình lại nằm ngoài danh sách không “cùng phe” với nhóm còn lại, rõ ràng khiến người ta có quyền nghi ngờ. Thực tế, cuộc chơi quyền lực chưa bao giờ có sự công bằng và không bao giờ đòi hỏi được sự công bằng. Nhìn vào bức tranh của bóng đá Việt Nam qua kỳ Đại hội VFF khoá VIII có thể thấy đây là một thời loạn. Lúc này, người ta cần đến “anh hùng” dẹp loạn chứ tuyệt nhiên không thể đòi hỏi sự sòng phẳng trong một cuộc chơi mà ai cũng muốn giành phần thắng. Thế nên, với những người đang tham gia vào cuộc chơi ấy, nói chuyện “đạo đức” lúc này sẽ là điều xa xỉ.

HẢI ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Bầu Đức sẵn sàng nghỉ V.League, ông Tú bình thản và im lặng

ĐÌNH THẢO |

Nếu tuyên bố nghỉ V.League ngay ở vòng đấu thứ 4 tới đây của bầu Đức thành sự thật thì giải đấu mà bầu Tú nắm quyền cao nhất sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng về mặt hình ảnh lẫn chất lượng chuyên môn.

Ai xứng đáng làm Chủ tịch VFF?

TỨ DIỆN |

Mấy hôm nay dư luận xáo động về việc bầu bán tại VFF và số đông ngạc nhiên về các phát biểu có phần dữ dội của bầu Đức.

Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng từ chối nhận xét phát ngôn của bầu Đức

H.Đ |

Trước những phát ngôn của bầu Đức gây xôn xao dư luận thời gian qua, Chủ tịch VFF Lê Dũng Hũng đã từ chối bình luận về điều này.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Bầu Đức sẵn sàng nghỉ V.League, ông Tú bình thản và im lặng

ĐÌNH THẢO |

Nếu tuyên bố nghỉ V.League ngay ở vòng đấu thứ 4 tới đây của bầu Đức thành sự thật thì giải đấu mà bầu Tú nắm quyền cao nhất sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng về mặt hình ảnh lẫn chất lượng chuyên môn.

Ai xứng đáng làm Chủ tịch VFF?

TỨ DIỆN |

Mấy hôm nay dư luận xáo động về việc bầu bán tại VFF và số đông ngạc nhiên về các phát biểu có phần dữ dội của bầu Đức.

Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng từ chối nhận xét phát ngôn của bầu Đức

H.Đ |

Trước những phát ngôn của bầu Đức gây xôn xao dư luận thời gian qua, Chủ tịch VFF Lê Dũng Hũng đã từ chối bình luận về điều này.