Chuyện dọc đường của phóng viên Lao Động tại SEA Games 31

Mai Trang - Thanh Vũ |

Trong quá trình tác nghiệp tại SEA Games 31, các phóng viên báo Lao Động đã có những kỷ niệm thú vị với những câu chuyện đáng nhớ.

Lần đầu tác nghiệp

Trước thềm SEA Games 31, trong số các phóng viên Báo Lao Động được lựa chọn để tác nghiệp ở Đại hội trên sân nhà, tôi là phóng viên nữ duy nhất và lần đầu tiên có cơ hội được tham dự SEA Games với tư cách phóng viên đưa tin về giải đấu lần này.

Thú thực, đã có lúc tôi cảm thấy rất lo lắng xen lẫn sự hồi hộp. Tác nghiệp tại SEA Games vừa là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm lớn bởi không phải ai cũng có được may mắn này. Tôi biết nhiều đồng nghiệp của mình ở các cơ quan khác không được cơ hội này và tôi hiểu rằng mình phải làm tốt, thậm chí rất tốt.

Tôi lập tức dành thời gian tìm hiểu về bộ môn mà mình chưa có nhiều kiến thức như bóng ném bãi biển, cờ tướng hay phần nào đó là bóng chuyền. May mắn thay, tôi từng tham dự thi đấu cờ vua ở các giải đấu cấp tỉnh nên kiến thức nền đã ổn.

Ngoài ra, môn bóng đá nữ cũng không phải thử thách quá lớn. Bản thân tôi luôn theo dõi môn bóng đá nữ song hành cùng bóng đá nam. Ngoài ra, tôi có một “vũ khí bí mật”: Chồng tôi - vốn là một người đã theo dõi bóng đá nữ lâu năm, như một cuốn “từ điển mini” luôn có thể giải đáp thắc mắc cho tôi bất kể khi nào. Anh bỏ ra 1 buổi tối để nhắc tôi về những điều ít người biết về Huấn luyện viên Mai Đức Chung cùng các cầu thủ nữ.

Phóng viên Phương Trang tác nghiệp tại Quảng Ninh. Ảnh: T.A
Phóng viên Phương Trang tác nghiệp tại Quảng Ninh. Ảnh: T.A

Ngày khởi hành cũng đã đến. Tôi đến Quảng Ninh khi môn bóng ném bãi biển và bóng đá nữ vừa đi qua những ngày thi đấu đầu tiên. Không khí chưa quá sôi động nhưng cũng đã bắt đầu nóng lên từng ngày. Các cổ động viên vùng Mỏ mang đến một chất liệu tuyệt vời cho các phóng viên. Hơn 16.000 người hâm mộ phủ kín sân Cẩm Phả trong tất cả trận đấu của đội tuyển nữ Việt Nam tại SEA Games 31. Thậm chí, hình ảnh người dân nơi đây xếp hàng từ đêm để nhận tấm vé vào sân trở thành điểm nhấn đặc biệt.

Tôi đã có những đêm gần như không ngủ ở Cẩm Phả. Chỉ có thể rời các địa điểm thi đấu vào đêm muộn, dùng bữa tối khi giờ khuya đã điểm, tắm rửa vội vàng, chợp mắt một chút và thức dậy lúc 4 giờ sáng để có mặt tại cổng sân Cẩm Phả, nơi phát hành vé mời. Nhưng tôi không hề mệt mỏi. Bởi được sống cùng khoảnh khắc như vậy, được hoà chung vào tinh thần dân tộc, niềm vui của người hâm mộ là may mắn của bất kỳ phóng viên nào. Xen lẫn những phút giây vội vã, sôi động là quãng thời gian của sự tĩnh lặng.

Ở môn Cờ vua, phóng viên không được sử dụng máy ảnh tạo ra âm thanh, không được sử dụng điện thoại di động. Tôi nhìn vào ánh mắt của các kỳ thủ. Ở đó, có cả ánh mắt đợi chờ của một gia đình nhỏ, gia đình của kỳ thủ Nguyễn Ngọc Trường Sơn và Phạm Lê Thảo Nguyên.

Công việc cứ cuốn một phóng viên trẻ vào vòng xoáy bận rộn. Thật nhanh, cũng đã đến ngày 22.5, ngày cuối cùng tôi tác nghiệp tại Quảng Ninh. Không dễ để có thể vào Nhà thi đấu Đại Yên, địa điểm diễn ra trận chung kết môn bóng chuyền. Khi người hâm mộ đang đổ dồn sự chú ý về sân Mỹ Đình và được nếm men say chiến thắng, Nhà thi đấu Đại Yên lại chứng kiến thất bại của tuyển bóng chuyền nam và nữ Việt Nam ở cả 2 trận chung kết trước Thái Lan.

SEA Games 31 khép lại vào buổi tối mà những cơn mưa giăng kín trời miền Bắc. Tôi trở lại Hà Nội bên gia đình với hành trang đầy ắp những trải nghiệm của một phóng viên trẻ với kỳ SEA Games đầu tiên trong sự nghiệp cùng Báo Lao Động.

Mất ngủ vì chụp khoảnh khắc VĐV ngã trên đường chạy

Ngày 12.5, tôi đáp chuyến bay đến Hà Nội để cùng mọi người bắt đầu hành trình tại SEA Games 31 với cảm xúc bồi hồi. Tôi bắt đầu hành trình tác nghiệp tại SEA Games 31 của mình bằng môn đấu kiếm. Tôi chứng kiến kiếm thủ Vũ Thành An giành Huy chương Vàng sau chiến thắng thuyết phục - tấm Huy chương Vàng đầu tiên tôi được trực tiếp ghi lại bằng chiếc máy ảnh của mình.

Tại SEA Games 31, bộ môn tôi đồng hành nhiều nhất là điền kinh. 5 ngày có mặt tại sân Mỹ Đình, tôi đã chứng kiến đủ mọi khung bậc cảm xúc. Đó là những giọt nước mắt thất vọng của Nhật Hoàng khi thi đấu dưới phong độ ở nội dung 400m nam, niềm vui hạnh phúc của Nguyễn Thị Oanh khi phá kỷ lục SEA Games ở đường chạy 5.000m. Tuy nhiên, khoảnh khắc khiến tôi cũng như tất cả khán giả ở sân Mỹ Đình như lặng đi chính là lúc Đinh Thị Bích té ngã trước vạch đích. Tôi trằn trọc mất ngủ vì tiếc cho Bích, nếu không té ngã, cô đã có thể kết thúc kỳ SEA Games trên sân nhà với một tấm huy chương.

Tuy nhiên, thể thao là thế!

Rồi những ngày tôi trông đợi cũng đến.Tôi đã được phân công tác nghiệp bán kết, chung kết bóng đá nam và chung kết bóng đá nữ! Đây có thể xem là những ngày giàu cảm xúc nhất của tôi tại kỳ SEA Games lần này.

Tôi được chứng kiến U.23 Việt Nam đánh bại Malaysia ở bán kết tại sân Việt Trì (Phú Thọ) trước hành trình gần 200km đến Quảng Ninh. Tại đây, tôi càng xúc động hơn khi hơn 17.000 khán giả đã có mặt để theo dõi trận chung kết bóng đá nữ giữa Đội tuyển Việt Nam và Thái Lan, điều mà trước đây rất hiếm khi xuất hiện khi đội tuyển nữ thi đấu. Để đáp lại tình cảm của người hâm mộ, Huỳnh Như và các đồng đội đã thi đấu áp đảo để giành chiến thắng chung cuộc 1-0 qua đó bảo vệ thành công tấm Huy chương Vàng.

Tiếp nối kỳ SEA Games đáng nhớ, tôi tiếp tục vinh dự có mặt ở sân Mỹ Đình tác nghiệp trận chung kết bóng đá nam giữa U23 Việt Nam và U23 Thái Lan. Có thể với nhiều người, công việc phóng viên được có mặt ở sân là điều bình thường. Tuy nhiên, xuyên suốt trận chung kết và mãi đến hiện tại, tôi vẫn không giấu được sự tự hào khi đã có mặt ở chiều mưa trên sân Mỹ Đình vào ngày 22.5.

Khoảnh khắc VĐV Đinh Thị Bích ngã trên đường chạy.  Ảnh: THANH VŨ
Khoảnh khắc VĐV Đinh Thị Bích ngã trên đường chạy. Ảnh: THANH VŨ

Càng tự hào hơn khi tôi được chính tay khi lại khoảnh khắc Nhâm Mạnh Dũng đánh đầu tung lưới Thái Lan, được chứng kiến cảm xúc vỡ oà của gần 4 vạn khán giả trên sân sau khi trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu. Chúng ta đã là nhà vô địch!

Mưa vẫn rơi trên sân Mỹ Đình, nhưng Quốc ca của nước Việt Nam vẫn được vang lên trong sự đồng thanh của hàng vạn khán giả trên sân.

Chiến công của bóng đá Việt Nam, của hơn 200 vận động viên đã giành huy chương vàng và rất nhiều người đã cùng chiến đấu vì vinh quang của Tổ quốc. Tôi hạnh phúc khi đã được chứng kiến trọn vẹn những vinh quang đó.

Sau 13 ngày đáng nhớ, tôi cũng như những đồng nghiệp khác phải trở về TPHCM. Trở về nhà, chúng tôi được thưởng thức món ngon của gia đình. Nhưng những ngày tháng ở “chiến trường” SEA Games 31 chắc chắn sẽ không thể phai nhoà trong tâm trí.

Xin chào và hẹn gặp lại tại SEA Games 32 ở Campuchia!

Mai Trang - Thanh Vũ
TIN LIÊN QUAN

Truyền thông quốc tế ấn tượng với khán giả Việt Nam ở SEA Games 31

Nhóm PV |

Liên quan đến công tác truyền thông và hiệu ứng từ báo chí quốc tế đến SEA Games 31, Góc nhìn thể thao số 64 có cuộc trò chuyện với bà Lê Thị Hoàng Yến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao, Phó Trưởng Tiểu ban Thông tin Truyền thông-Ban Tổ chức SEA Games 31.

Gặp gỡ nhà báo kỳ cựu từng tác nghiệp tại 16 kỳ SEA Games

Minh Quang |

Trong số hàng nghìn phóng viên tác nghiệp tại SEA Games 31, có một nhân vật rất đặc biệt. Đó là nhà báo Nguyễn Lưu, năm nay đã 81 tuổi, ông từng tham gia tác nghiệp tại 16 kỳ SEA Games gần nhất.

21.6 và phóng viên thể thao ở UAE

TED TRẦN |

“Tiêm nhiều lắm, hằng ngày. Tiêm vào 2 bắp tay, vào bụng, tiêm ven rồi lấy máu xét nghiệm. Trong viện nhiều thủ tục và giờ thì em bắt đầu tập. Tập thở, tập đi, tập nằm…”. Ted Trần (Bút danh của phóng viên thể thao Trần Phúc Nghĩa) cười và bảo “OK, rồi mọi thứ sẽ ổn mà…”, khi nhận lời chúc 21.6.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Truyền thông quốc tế ấn tượng với khán giả Việt Nam ở SEA Games 31

Nhóm PV |

Liên quan đến công tác truyền thông và hiệu ứng từ báo chí quốc tế đến SEA Games 31, Góc nhìn thể thao số 64 có cuộc trò chuyện với bà Lê Thị Hoàng Yến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao, Phó Trưởng Tiểu ban Thông tin Truyền thông-Ban Tổ chức SEA Games 31.

Gặp gỡ nhà báo kỳ cựu từng tác nghiệp tại 16 kỳ SEA Games

Minh Quang |

Trong số hàng nghìn phóng viên tác nghiệp tại SEA Games 31, có một nhân vật rất đặc biệt. Đó là nhà báo Nguyễn Lưu, năm nay đã 81 tuổi, ông từng tham gia tác nghiệp tại 16 kỳ SEA Games gần nhất.

21.6 và phóng viên thể thao ở UAE

TED TRẦN |

“Tiêm nhiều lắm, hằng ngày. Tiêm vào 2 bắp tay, vào bụng, tiêm ven rồi lấy máu xét nghiệm. Trong viện nhiều thủ tục và giờ thì em bắt đầu tập. Tập thở, tập đi, tập nằm…”. Ted Trần (Bút danh của phóng viên thể thao Trần Phúc Nghĩa) cười và bảo “OK, rồi mọi thứ sẽ ổn mà…”, khi nhận lời chúc 21.6.