Chuyện của "ông bầu" V.League

Đăng Huỳnh thực hiện |

Ông Trần Anh Tú - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP BĐCN Việt Nam (VPF) - là một trong số những doanh nhân đã để lại dấu ấn khi tham gia đầu tư và quản lý bóng đá. Trao đổi với Lao Động, ông Tú đã có những chia sẻ về thực trạng tư duy làm bóng đá của các doanh nhân và doanh nghiệp hiện nay.

Bắt đầu đến với bóng đá từ một ông bầu futsal, bây giờ là người quản lý, điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, ông là một trong số ít những doanh nhân đang thành công trong việc đầu tư làm bóng đá. Cho đến thời điểm này, ông nhận được gì và mất gì?

- Bóng đá là lĩnh vực nhiều người quan tâm, thế nên dù tham gia ở bất kỳ lĩnh vực nào, từ fusal, bóng đá nữ hay bóng đá chuyên nghiệp, điều đầu tiên là phải có đam mê.

Bóng đá giúp cho tôi thay đổi và nâng cao tư duy quản lý hơn. Từ chỗ quản trị doanh nghiệp đến quản lý bóng đá là một trải nghiệm mới. Làm bóng đá chuyên nghiệp giúp tôi nâng cao bản lĩnh. Bởi vì khi quản lý bóng đá cũng giống như một huấn luyện viên chỉ đạo một trận đấu. Tôi cũng luôn phải đối mặt với các ý kiến trái chiều nhau, đòi hỏi lập trường tư tưởng vững vàng.  Chính những điều đó giúp tôi luôn phải tôi luyện bản lĩnh để đưa ra được những quyết định hợp lý nhất. Tôi luôn cố gắng không bị dao động vì những ý kiến trái chiều mà mất đi bản lĩnh.

Trước đây, khi tôi làm ông bầu futsal, mức độ tăng trưởng kinh doanh trong doanh nghiệp Thái Sơn Nam cũng hưởng lợi bởi thành tích của đội bóng. Nhưng khi tôi chuyển sang làm bóng đá chuyên nghiệp, không thể gắn tên doanh nghiệp vào nữa. Đến giai đoạn này thì cái mà tôi có được là nâng cao hơn nữa cách quản trị doanh nghiệp từ quản lý bóng đá. Bởi tư duy quản lý bóng đá còn khó hơn cả quản lý doanh nghiệp. Bởi tôi không chỉ điều hành 1 mà  là 26 câu lạc bộ khác nhau.

Cái mất nhiều nhất của tôi là thời gian. Tôi dành hầu hết thời gian cho bóng đá chuyên nghiệp, điều này cũng ảnh hưởng đến cả công việc kinh doanh. Thời gian dành cho bản thân cũng bị co hẹp lại.

Có một thực tế là nhiều doanh nhân ngại làm bóng đá vì sợ mang tiếng, bởi đây là lĩnh vực nhận được nhiều sự chú ý và cũng dễ gây thị phi. Thời gian qua, cũng có những doanh nghiệp bỏ làm bóng đá chuyên nghiệp giữa chừng. Còn với ông thì sao?  

- Doanh nhân có thể bỏ tiền đầu tư cho một câu lạc bộ thì dễ nhưng để bước vào điều hành, quản lý bóng đá nói chung rất khó. Đặc biệt là để làm bóng đá căn cơ, bài bản lại càng khó. Bởi sức ép từ truyền thông và dư luận lớn. Nhiều người sợ mất hình ảnh cá nhân, doanh nghiệp nên họ ngại dấn thân.

Còn tôi luôn tin bản thân mình. Những gì làm được cho futsal đã khiến tôi có sự tự tin khi sang làm bóng đá chuyên nghiệp. Đặc biệt là dấu ấn giúp futsal đi World Cup đã mang đến những bước ngoặt lớn. Tôi không ngại đối mặt với những áp lực. Bản thân tôi ngay khi mới bước chân vào làm bóng đá chuyên nghiệp cũng nhận nhiều những áp lực, những sóng gió mà có thời điểm tưởng như khó khăn. Nhưng rồi mọi thứ cũng qua đi vì tôi luôn xác định, những giá trị của sự tử tế luôn tồn tại.

Bên cạnh đó, tôi là người có tiền nên khi làm bóng đá không chịu bất kể sự chi phối nào. Tôi dùng tiền làm bóng đá chứ không làm bóng đá vì tiền. Thực tế nếu đặt sự tư lợi vào làm bóng đá chắc chắn tôi thất bại. Bản thân tôi có thể nhận hoặc không nhận lương từ VPF, nó không ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi. Điều này khiến tôi thoải mái khi điều hành công việc. Hoặc khi xử lý đến các vụ việc liên quan đến một câu lạc bộ nào đó, nếu tôi bị chi phối tôi sẽ không làm được.  Bên cạnh đó, tôi cũng không liên quan trực tiếp đến câu lạc bộ nào.

Ông Trần Anh Tú.     Ảnh: Thuỳ Minh
Ông Trần Anh Tú. Ảnh: Thuỳ Minh

Khi bóng đá Việt Nam bắt đầu bước vào chuyên nghiệp, vai trò của các ông bầu rất lớn. Còn trong bối cảnh hiện tại, ông đánh giá thế nào về vai trò của các ông bầu, doanh nghiệp trong việc đầu tư làm bóng đá?

- Thực sự hai giai đoạn khác nhiều. Giai đoạn đầu, vai trò các ông bầu rõ rệt, nhưng giai đoạn này mờ nhạt hơn. Điều mà tôi rút ra là làm bóng đá cần kiên trì, đi đúng hướng, không thể ăn xổi được. Vấn đề quan trọng vẫn là tiền nhưng bên cạnh đó là tư duy. Có những ông bầu, doanh nghiệp họ không thiếu tiền làm bóng đá, nhưng họ không kiên trì và dám dối diện với những bất cập, khó khăn để vượt qua khó khăn.

Câu chuyện làm bóng đá ở đây quan trọng là các ông bầu cần thay đổi tư duy làm bóng đá thì bóng đá mới đi lên chuyên nghiệp. Như trước đây, các ông bầu vẫn lấy tiền từ doanh nghiệp nuôi bóng đá thay vì nghĩ cách kiếm tiền từ bóng đá. Các ông bầu phải coi đội bóng như một doanh nghiệp, phải làm ra tiền từ bóng đá. Như CLB Hà Nội chẳng hạn, họ đang hội tụ nhiều yếu tố làm ra tiền. Đó là cơ hội để thay đổi cách đầu tư cho bóng đá.

Người ta vẫn nói thế mạnh của doanh nhân làm bóng đá là dễ kêu gọi tài trợ. Chính vì vậy mà có thời điểm, chúng ta kỳ vọng ở những doanh nhân tham gia vào quản lý bóng đá, như nhiệm kỳ 7 của VFF vừa qua. Ông nhận định như thế nào về điều này?

- Đấy là quan điểm sai lầm từ một bộ phận dư luận. Bởi khi bản thân doanh nhân đi xin tài trợ sẽ bị nghĩ ngay rằng có tiền sao lại đi xin tiền. Đó là bất cập mà chính tôi cũng gặp phải khi tham gia điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia.

Đừng nghĩ doanh nhân dễ kêu tài trợ. Vấn đề là chúng ta tận dụng tầm ảnh hưởng xã hội của họ, tư duy làm việc, có khả năng quy tụ người tài và vận hành một nền bóng đá kiếm được tiền chứ không phải họ là người bỏ tiền làm bóng đá.

Ông từng nói rằng, V.League vẫn chưa chuyên nghiệp, nguyên nhân lớn vì các câu lạc bộ vẫn chưa chuyên nghiệp. Vấn đề có phải vì thiếu tiền?  

- Tiền là một vấn đề, cái chính là tư duy làm bóng đá. Các đội bóng cần ý thức chuyên nghiệp từ những vấn đề nhỏ nhất, từ sân bãi, trang phục đến hình ảnh... Nhiều câu lạc bộ đến vấn đề nhỏ nhất như trang phục còn chưa đúng quy chuẩn thì sao đòi hỏi tiến lên chuyên nghiệp được.

Bên cạnh đó, hệ thống đào tạo trẻ cũng chưa ổn định. Có những đội bóng có tiền nhưng lại chưa đầu tư cho bóng đá trẻ phát triển ổn định, đúng quy định AFC.

Hiện nay, vai trò của các doanh nghiệp tham gia tài trợ cho bóng đá, đặc biệt là các giải chuyên nghiệp là rất lớn. Vừa là người quản lý nhưng cũng trong vai là doanh nghiệp đầu tư, tài trợ cho bóng đá, ông có chia sẻ gì ?

- Hiện nay, tư duy của nhà tài trợ vẫn nghĩ đánh đổi quyền lợi. Ở đây các nhà tài trợ chưa ý thức được việc tài trợ cho bóng đá vì tư duy xã hội, cộng đồng. Như doanh nghiệp của tôi hay tài trợ cho giải nữ, futsal, những lĩnh vực ít được quan tâm là muốn phong trào tốt lên. Đến một giai đoạn, các giải đấu tốt rồi, chúng tôi sẽ có quả ngọt và nâng tầm thương hiệu, nhắc đến các giải đó là phải nhắc đến chúng tôi.

Câu chuyện ở đây, chính bản thân các doanh nghiệp tài trợ cũng có tư duy ăn xổi. Vấn đề nằm ở chỗ, các doanh nghiệp hãy xác định tài trợ cho bóng đá để gây dựng thương hiệu chứ không phải nơi bán hàng trực tiếp. Cần có chiến lược xây dựng thương hiệu làm sao để khi nhắc đến một giải đấu là phải gắn với một thương hiệu. Ở đây, tất nhiên doanh nghiệp tài trợ phải có quyền lợi nhưng hãy thay đổi  cách tư duy. Nếu một doanh nghiệp tài trợ cho bóng đá hãy nghĩ đến một giai đoạn bóng đá tốt lên, việc nâng tầm thương hiệu mới là giá trị lớn.

Xin cảm ơn ông!

Đăng Huỳnh thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Thăm, tặng quà các doanh nghiệp nhân ngày doanh nhân Việt Nam

Thanh Loan (LĐLĐ tỉnh Bắc Giang) |

Ngày 12.10, đồng chí Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang và đồng chí Nguyễn Văn Cảnh – Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang đến thăm và tặng quà Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Việt Pan Pacific World và Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) nhân kỷ niệm 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam 13.10.

Ngày doanh nhân nghĩ về những rào cản

Lê Thanh Phong |

Doanh nhân, doanh nghiệp cần gì, đó là câu hỏi từng được đặt ra, và từng được trả lời rằng cần những chính sách hỗ trợ hiệu quả. Trên thực tế, Chính phủ đã thiết kế nhiều chính sách kịp thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp cũng được thụ hưởng những lợi ích từ những chính sách đó.

Nữ doanh nhân “say” quan họ

Thanh Huyền |

Nỗ lực hết mình phát triển nông sản Việt, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực còn tận tâm duy trì kho báu văn hoá phi vật thể của đất nước, trong đó có quan họ - báu vật được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Liverpool và Chelsea chia điểm nhạt nhòa trên sân Anfield

Chi Trần |

Liverpool và Chelsea hòa không bàn thắng trên sân Anfield tại vòng 21 Premier League, qua đó tiếp tục kém top 4 khoảng cách 9 điểm.

Thăm, tặng quà các doanh nghiệp nhân ngày doanh nhân Việt Nam

Thanh Loan (LĐLĐ tỉnh Bắc Giang) |

Ngày 12.10, đồng chí Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang và đồng chí Nguyễn Văn Cảnh – Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang đến thăm và tặng quà Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Việt Pan Pacific World và Công ty Cổ phần Thời trang Hà Thanh (huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) nhân kỷ niệm 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam 13.10.

Ngày doanh nhân nghĩ về những rào cản

Lê Thanh Phong |

Doanh nhân, doanh nghiệp cần gì, đó là câu hỏi từng được đặt ra, và từng được trả lời rằng cần những chính sách hỗ trợ hiệu quả. Trên thực tế, Chính phủ đã thiết kế nhiều chính sách kịp thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp cũng được thụ hưởng những lợi ích từ những chính sách đó.

Nữ doanh nhân “say” quan họ

Thanh Huyền |

Nỗ lực hết mình phát triển nông sản Việt, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực còn tận tâm duy trì kho báu văn hoá phi vật thể của đất nước, trong đó có quan họ - báu vật được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.