Chuyện bóng đá nữ: Đầu tư từ đầu và không chuyển nhượng

Hoài Thu |

Bóng đá nữ Việt Nam vẫn đang có thành công nhất định; nhưng đằng sau đó vẫn là câu chuyện về một nền bóng đá không có chuyển nhượng, các doanh nghiệp đầu tư đều phải làm lại từ đầu...

Đầu tư... từ đầu

Cuối năm 2019, nữ Thái Nguyên đón tin vui khi Tập đoàn T&T đứng ra tài trợ lúc đội bóng đang chờ “rút ống thở”. Tương tự vậy, một tập đoàn lớn cũng nhăm nhe đỡ đầu cho Sơn La để vực dậy đội bóng vùng biên. Nhưng rồi mối lương duyên ấy đã không thể nên chuyện vì những khúc mắc từ 2 phía.

Những cầu thủ còn lại của Sơn La - người thì được cho mượn về Hà Nam thi đấu (Bạc Thị Phượng, Đinh Thị Duyên), người thì giải nghệ về quê, đi học (Lò Thị Long)… Để dự giải, đội bóng vùng sơn cước bắt buộc phải mượn gần như toàn bộ quân số U.19 Hà Nam lên thi đấu.

Với Thái Nguyên T&T, dù được đầu tư nhưng tình hình nhân sự cũng không khá khẩm hơn khi phải mượn tới 7 cầu thủ từ U.19 Than Khoáng Sản lên để “gánh team”. Đội bóng xứ chè phải làm vậy bởi một số cầu thủ đội 1 cũng đã luống tuổi, số còn lại thì đều là cầu thủ trẻ tự đào tạo từ đợt tuyển năm 2018 và xin hỗ trợ từ dàn U.16 dự tuyển VFF.

Ngay trong đợt tuyển năm 2018, đội bóng của huấn luyện viên Đoàn Việt Triều cũng chỉ tuyển được khoảng 5, 6 cầu thủ để đào tạo. Tất cả, đều coi như phải làm lại từ đầu với câu lạc bộ bóng đá nữ Thái Nguyên T&T. Nhưng không ai dám chắc với những cầu thủ trẻ họ tuyển vào sẽ thành công trong vài năm tới. Thậm chí, họ có thể giữ được cầu thủ ấy tiếp tục đam mê, thi đấu tới cuối sự nghiệp cùng đội bóng?

Câu chuyện nhiều tuyển thủ nữ bỏ ngang sự nghiệp để về lập gia đình, làm công nhân, chuyển nghề, đi xuất khẩu lao động vẫn còn hiện hữu. Bóng đá nữ vẫn luôn có những đặc thù và “hên xui” như thế. Điều đó phần nào trở thành trở ngại cho các nhà đầu tư khi muốn “nhảy vào” bóng đá nữ. Khi đầu tư, họ sẽ phải xác định gắn bó, đầu tư lâu dài và rất may rủi.

Một nền bóng đá không chuyển nhượng

Nhưng vì sao khi đầu tư họ không mua cầu thủ đi? Bóng đá nữ Việt Nam đâu thiếu cầu thủ hay? Câu trả lời là không thể và không có tiền lệ.

Huấn luyện viên Đoàn Việt Triều của nữ Thái Nguyên T&T chia sẻ: “Rất khó để chuyển nhượng và không có tiền lệ. Dù đội bóng cũng đã giành một ngân sách nhất định”.

Được biết với tham vọng khi đầu tư vào bóng đá nữ, họ đã nhắm đến những ngôi sao hàng đầu bóng đá nữ. Nhưng mùa giải 2020 vẫn bắt đầu bằng con số 0, họ không thể chiêu mộ được vì không biết mức giải phóng hợp đồng bao nhiêu, giá trị nào thì xứng đáng và cầu thủ nữ cũng không sẵn sàng để chuyển đến một đội bóng khác.

Thậm chí, nhiều cầu thủ khi kết thúc hợp đồng còn bị đội bóng chủ quản gây khó khăn khi muốn chuyển đến một đội bóng khác để thi đấu. Và rồi họ chọn cách dừng lại để không bị phiền, không bị móc mỉa mỗi lần đối đầu đội bóng cũ. Trong suốt chiều dài bóng đá nữ, trường hợp “chuyển nhượng” duy nhất có thể coi thuộc về cựu cầu thủ Vũ Thị Thành hồi 2008.

Cầu thủ thuộc biên chế Hà Nam hết hợp đồng và muốn về Than Khoáng Sản thi đấu. Tuy nhiên, phía Hà Nam nhất quyết đòi tiền đào tạo trẻ mới cho đi. Sau nhiều tranh chấp, thậm chí phải nhờ tới báo chí vào cuộc, cầu thủ nữ này mới được đến đội bóng đất Mỏ thi đấu.

Số tiền dù không được tiết lộ nhưng theo nhiều đồn đoán nó khoảng... 50 triệu đồng. Một con số không thấm thắt vào đâu so với những bản hợp đồng hàng tỉ ở bóng đá nam. “Bóng đá nữ hầu như không có chuyển nhượng, giá trị hợp đồng cũng không đáng kể. Đa số là chuyển nhượng tự do khi hết hợp đồng” - Huấn luyện viên Mai Đức Chung chia sẻ.

Tuy nhiên, các đội bóng nhỏ như Thái Nguyên, Sơn La hay đội bóng mới nào khi vào chơi đều có thể mượn một số cầu thủ trẻ từ các đội bóng khác. Nhưng đây đa số đều thuộc biên chế đội U.19 và U.16 do không được đôn lên đội 1 nên được tạo điều kiện đi thi đấu tích lũy kinh nghiệm chứ không bán hẳn.

Những cầu thủ trẻ này còn chẳng biết bản hợp đồng họ ký vào là “tròn hay méo”, mức lương ra sao, thưởng thế nào. Chỉ biết được “em lên đó sẽ được thi đấu nhiều hơn. Các chú làm việc hết rồi, bọn em chỉ ký giấy được mượn ở giải này là lên đường đi”.

Nói vậy để thấy, bóng đá nữ Việt Nam có những đặc thù riêng biệt và không phải doanh nghiệp, nhà đầu tư nào khi muốn “nhảy vào” bóng đá nữ cũng được. Họ phải đầu tư lại từ đầu, chấp nhận rủi ro nếu thực sự quyết tâm.

Hoài Thu
TIN LIÊN QUAN

Phong Phú Hà Nam phản ứng trọng tài, bỏ thi đấu: “Vòng tròn” ở bóng đá nữ

Hoài Thu |

Án phạt nặng dành cho đội nữ Phong Phú Hà Nam đã được đưa ra nhưng đằng sau nó là hệ lụy khôn lường với một nền bóng đá nữ vẫn sống lay lắt phía sau cái bóng hào nhoáng của đội tuyển quốc gia.

Ông Mai Đức Chung: "Phong Phú Hà Nam làm xấu hình ảnh bóng đá nữ Việt Nam"

ĐĂNG HUỲNH |

Huấn luyện viên Mai Đức Chung cho rằng, việc Phong Phú Hà Nam bỏ thi đấu phản ứng với quyết định của trọng tài đã làm xấu hình ảnh bóng đá nữ Việt Nam.

Phong Phú Hà Nam và hạt sạn của bóng đá nữ

ĐĂNG HUỲNH |

Phong Phú Hà Nam đã tạo ra hạt sạn cho bóng đá nữ khi bỏ thi đấu để phản ứng trọng tài.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Phong Phú Hà Nam phản ứng trọng tài, bỏ thi đấu: “Vòng tròn” ở bóng đá nữ

Hoài Thu |

Án phạt nặng dành cho đội nữ Phong Phú Hà Nam đã được đưa ra nhưng đằng sau nó là hệ lụy khôn lường với một nền bóng đá nữ vẫn sống lay lắt phía sau cái bóng hào nhoáng của đội tuyển quốc gia.

Ông Mai Đức Chung: "Phong Phú Hà Nam làm xấu hình ảnh bóng đá nữ Việt Nam"

ĐĂNG HUỲNH |

Huấn luyện viên Mai Đức Chung cho rằng, việc Phong Phú Hà Nam bỏ thi đấu phản ứng với quyết định của trọng tài đã làm xấu hình ảnh bóng đá nữ Việt Nam.

Phong Phú Hà Nam và hạt sạn của bóng đá nữ

ĐĂNG HUỲNH |

Phong Phú Hà Nam đã tạo ra hạt sạn cho bóng đá nữ khi bỏ thi đấu để phản ứng trọng tài.