Chờ hình thức kỷ luật với các tuyển thủ thể hình dính doping

Hoài Việt |

Hình thức kỷ luật (người trong giới chuyên môn vẫn gọi là: án phạt) dành cho 6 lực sĩ thể hình có mẫu thử dương tính với chất cấm (doping) trước khi SEA Games 31 diễn ra chuẩn bị được đưa ra. Theo các nhà quản lý, án phạt sẽ được thực hiện sớm tránh để quá lâu về thời gian.

6 vận động viên thể hình của đội tuyển thể hình Việt Nam đã bị loại, không dự SEA Games 31 nhưng án phạt cho việc mẫu thử dính doping là khó tránh khỏi. Đại diện Vụ thể thao thành tích cao 2 (Tổng cục Thể dục Thể thao), đơn vị quản lý môn thể hình của Tổng cục Thể dục Thể thao đã cho biết, việc thực hiện kỷ luật sẽ được thực hiện sớm bởi lúc này đã có các chế tài trong xử lý cũng như có đủ danh sách cá nhân vận động viên dính doping sau khi kiểm tra. Tổng thư ký Liên đoàn cử tạ & thể hình Việt Nam - ông Đỗ Đình Kháng từng bày tỏ “các án phạt chắc chắn là có và Hội đồng xem xét về các mức phạt đã làm việc để có những phương án phù hợp đưa ra”. Có một điều chắc chắn, các vận động viên trên sẽ không được tham dự Đại hội thể thao toàn quốc lần 9-2022 vào tháng 12 tới đây.

Chuyên gia thể thao Nguyễn Hồng Minh - Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Cử tạ & Thể hình Việt Nam - cũng bày tỏ quan điểm đồng tình với việc sẽ có hình thức kỷ luật và cần sớm được đưa ra bởi chúng ta không thể chờ đợi quá lâu. Ông Nguyễn Hồng Minh chia sẻ, trong giai đoạn chuẩn bị cho SEA Games 31, sau khi có kết quả kiểm tra mẫu thử của 17 tuyển thủ đội thể hình Việt Nam thì có tám trường hợp cho kết quả dương tính doping.

“9 ngày sau, chúng tôi được bộ phận kiểm tra doping thông báo trong tám mẫu thì có hai mẫu âm tính và chỉ có sáu mẫu dương tính với doping, nhưng khi đã có nghi vấn thì Liên đoàn và bộ môn Cử tạ & Thể hình (Tổng cục Thể dục Thể thao) loại tám tuyển thủ trên”, ông Hồng Minh cho biết thêm.

Trong ngày 14.9, Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm của vận động viên môn thể hình dính doping trước khi thi đấu SEA Games 31 đã làm việc, trong đó có đại diện của Tổng cục Thể dục Thể thao cùng Liên đoàn Cử tạ & Thể hình Việt Nam. Liên đoàn Cử tạ & Thể hình Việt Nam sẽ sớm đưa ra hình thức xử lý kỷ luật với các vận động viên này. Tuy nhiên, Liên đoàn phải nghiên cứu kỹ quy định của Tổ chức phòng, chống doping thế giới - WADA và các Thông tư về việc này để có án kỷ luật thích hợp.

“Chúng ta khi kỷ luật sẽ cần nhiều các yếu tố và dựa trên báo cáo về chất cấm mà vận động viên dính phải từ đó thẩm định việc dính chất cấm là từ trực tiếp hay gián tiếp. Đồng thời, chúng tôi làm việc với các địa phương có vận động viên trên làm rõ các trường hợp dính doping”, ông Hồng Minh phân tích.

Trên thực tế, môn thể hình là môn thu hút nguồn xã hội hóa rất lớn. Đặc biệt, vận động viên khi tập luyện thể hình thường sử dụng thực phẩm chức năng đáng kể nên việc kiểm soát được hay không vận động viên chủ ý hoặc hữu ý dùng chất cấm trong thi đấu rất khó cho các nhà quản lý. Do đó, ngành thể thao yêu cầu phân tách nguyên do dính doping là từ đâu được yêu cầu thực hiện nghiêm túc và đảm bảo tính khách quan nhất. Sự vụ được phát hiện từ tháng tư nhưng đến tháng chín thì Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm mới có buổi làm việc chính thức.

Gần 5 tháng, các nhà quản lý mới ngồi lại xem xét đánh giá mức độ vi phạm của những cá nhân liên quan thì quả thật quãng thời gian thật lâu. Lúc này, một tuần đã trôi qua (tính đến ngày 21.9) từ sau buổi làm việc của Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm của vận động viên môn thể hình, tất cả vẫn chờ quyết định sớm nhất về án kỷ luật đối với những cá nhân liên quan vẫn đang chờ.

Trong các quy định của WADA, tùy theo mức độ vi phạm khi có mẫu thử dương tính doping, các vận động viên có thể nhận án cấm thi đấu từ 6 tháng cho đến việc cấm hoàn toàn thi đấu hết sự nghiệp cũng như phải nộp tiền phạt. Với quan điểm của mình, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh nhìn nhận ở góc độ nhân văn hơn đó là việc xử lý tước huy chương với người dính doping là không tránh khỏi, nhưng trong các hình thức cấm thi đấu khác và lớn hơn nữa là danh dự của cá nhân của vận động viên và quốc gia có vận động viên bị án phạt mới là điều làm nhiều người phải suy nghĩ.

Đại diện Vụ thể thao thành tích cao 2 (Tổng cục Thể dục Thể thao) cũng đồng tình với ý kiến của chuyên gia Nguyễn Hồng Minh và sẽ xem xét kỹ càng các giải trình của sáu vận động viên dính doping trên.

Chúng ta đã có Thông tư số 17/2015/BVHTTDL do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành và đây là một trong những chế tài quan trọng để nhà quản lý đưa án phạt cụ thể nhất với các cá nhân, tổ chức nếu xác minh chính xác liên quan tới việc dùng doping trong thi đấu thể thao.

Hoài Việt
TIN LIÊN QUAN

Từ nghi vấn có vận động viên dương tính với doping: Không để mất niềm tin

Hoài Việt |

Sự vụ nghi vấn có vận động viên của thể thao Việt Nam dương tính với chất cấm (doping) khi thi đấu tại SEA Games 31 được xã hội và người hâm mộ thể thao trong nước quan tâm. Đặc biệt, trước nhiều luồng dư luận cho rằng ở nghi vấn trong những tuyển thủ ấy có vận động viên đội tuyển điền kinh đã giành huy chương tại SEA Games 31 làm nhiều người không khỏi bất ngờ.

Cựu VĐV Hoàng Anh Tuấn: "Vận động viên Việt Nam chủ quan nên dính doping"

Thanh Vũ |

Là người từng bị cấm thi đấu vì liên quan đến doping, cựu vận động viên Hoàng Anh Tuấn cho rằng, các vận động viên cần cẩn thận và không được chủ quan để tránh những tình huống đáng tiếc.

Sự việc doping ở SEA Games 31: Làm rõ trách nhiệm các cá nhân liên quan

Hoài Việt |

Trước khi thông tin cá nhân nào có mẫu thử dương tính với chất cấm (doping) tại SEA Games 31 chính thức được công bố, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là làm rõ trách nhiệm với những cá nhân có liên quan.

Hệ lụy nào nếu có vận động viên dính doping?

Hoài Việt |

Thông tin đang được quan tâm là có hay không vận động viên thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 có mẫu thử dương tính với chất cấm (doping). Và với những tuyển thủ vi phạm điều này, họ phải đánh đổi nhiều thứ không chỉ là án phạt cấm thi đấu mà còn cả sự ảnh hưởng tâm lý suốt sự nghiệp.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Từ nghi vấn có vận động viên dương tính với doping: Không để mất niềm tin

Hoài Việt |

Sự vụ nghi vấn có vận động viên của thể thao Việt Nam dương tính với chất cấm (doping) khi thi đấu tại SEA Games 31 được xã hội và người hâm mộ thể thao trong nước quan tâm. Đặc biệt, trước nhiều luồng dư luận cho rằng ở nghi vấn trong những tuyển thủ ấy có vận động viên đội tuyển điền kinh đã giành huy chương tại SEA Games 31 làm nhiều người không khỏi bất ngờ.

Cựu VĐV Hoàng Anh Tuấn: "Vận động viên Việt Nam chủ quan nên dính doping"

Thanh Vũ |

Là người từng bị cấm thi đấu vì liên quan đến doping, cựu vận động viên Hoàng Anh Tuấn cho rằng, các vận động viên cần cẩn thận và không được chủ quan để tránh những tình huống đáng tiếc.

Sự việc doping ở SEA Games 31: Làm rõ trách nhiệm các cá nhân liên quan

Hoài Việt |

Trước khi thông tin cá nhân nào có mẫu thử dương tính với chất cấm (doping) tại SEA Games 31 chính thức được công bố, vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là làm rõ trách nhiệm với những cá nhân có liên quan.

Hệ lụy nào nếu có vận động viên dính doping?

Hoài Việt |

Thông tin đang được quan tâm là có hay không vận động viên thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 có mẫu thử dương tính với chất cấm (doping). Và với những tuyển thủ vi phạm điều này, họ phải đánh đổi nhiều thứ không chỉ là án phạt cấm thi đấu mà còn cả sự ảnh hưởng tâm lý suốt sự nghiệp.