Bóng đá nữ dự World Cup: Để không là lần đầu tiên và duy nhất

Tam Nguyên |

Tấm vé World Cup là cột mốc lịch sử, nhưng làm thế nào để nó không phải là đầu tiên và duy nhất với bóng đá nữ Việt Nam?

Cơ hội đã tận dụng được 

Thắng đội tuyển Thái Lan và tuyển Đài Loan (Trung Quốc) ở vòng play-off tại Asian Cup 2022, đội tuyển Việt Nam đã giành tấm vé chính thức thứ 5 của khu vực Châu Á, dự World Cup 2023. Lần đầu tiên trong lịch sử, bóng đá nữ Việt Nam hiện thực hóa được giấc mơ vốn đã kéo dài rất lâu của mình.

Tuy nhiên, gần như cùng lúc với kỳ tích của thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung, giới chuyên môn đã đặt câu hỏi liên quan đến chuyện đầu tư cho bóng đá nữ. Thực ra, câu hỏi này đã có từ lâu, nhưng trả lời thì nan giải. Liệu tấm vé dự World Cup 2023 có tạo ra một cú hích để bóng đá nữ được đầu tư mạnh mẽ và bài bản hơn? Để giải đấu tại Australia và New Zealand vào năm sau không phải lần đầu tiên và cũng là duy nhất của bóng đá nữ Việt Nam?

Cầm trên tay tấm vé là thành quả của biết bao công sức, mồ hôi, nước mắt, vượt ra rất nhiều khó khăn, trở ngại của cả tập thể. Cần ghi nhận điều đó, nhưng cũng phải thấy rằng, đây là một cơ hội tuyển nữ Việt Nam đã tận dụng tốt, chứ chưa phải trình độ của chúng ta thực sự đạt đến tầm cỡ thế giới.

Cơ hội ở đây là gì? Là FIFA quyết định tăng số đội dự Vòng chung kết lên 32, lại diễn ra ở Australia và New Zealand, trong đó, bóng đá Australia đã và đang “sinh hoạt” tại Châu Á. Bên cạnh đó, FIFA vẫn giữ nguyên số suất cho Châu Á là 5, cộng chủ nhà Australia là 6. Nếu 2 đội dự vòng play-off liên lục địa xuất sắc giành vé thì Châu Á sẽ có 8 đại diện, nhưng khả năng này khó.

Chưa biết trong tương lai đến khi nào World Cup sẽ lại diễn ra ở Châu Á nên vấn đề với bóng đá nữ Việt Nam là sự đầu tư dài hạn chứ không phải chỉ chờ cơ hội.

Đầu tư thế nào cho hiệu quả?

Trong 2 năm trở lại đây, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cũng đã nhắc đến “đầu tư cho tương lai”, thế nhưng, chủ yếu vẫn là từ cách phát triển cho từ tuyến trẻ. Muốn đến World Cup để cạnh tranh mà không phải là tham gia cho đủ số lượng, việc đầu tư phải xuất phát từ trong tư duy, từ cơ sở chứ không đơn thuần chỉ “đi ngắt ngọn” - gọi các cầu thủ trẻ lên tập trung đội tuyển và đào tạo.

Bóng đá nữ ở Việt Nam vốn đã chịu nhiều thiệt thòi hơn so với bóng đá nam. Mà trong khi đầu tư cho bóng đá nam cũng đã quá khó khăn, việc phát triển bóng đá nữ còn khó gấp bội phần.

Như đã nói, thay đổi phải xuất phát từ tư duy trong chính gia đình các bé có niềm đam mê với bóng đá. Liệu niềm vui, sự tự hào của những Huỳnh Như, Tuyết Dung, Chương Thị Kiều, Bích Thùy, Hải Yến… cùng thầy Chung trong ngày cầm trên tay tấm vé dự World Cup có làm những người bố, người mẹ muốn được thấy hình ảnh của con gái mình trong đó?

Thay đổi quan trọng khác, là từ thể thao học đường. Ở nhiều nước trên thế giới, phát triển thể thao nữ nói chung và bóng đá nữ nói riêng rất được coi trọng. Đó chính là nơi phát hiện tài năng dễ, nhanh và nhiều nhất, để tạo nguồn cho các câu lạc bộ, các cấp đội tuyển.

Nói đến các câu lạc bộ, vấn đề đầu tư càng khó khăn hơn. Phải nói thẳng rằng, khi đầu tư vào bóng đá nam còn khó thành công, thì lãnh đạo địa phương gần như không nghĩ đến phát triển bóng đá nữ. Việc đòi hỏi các câu lạc bộ cũng cần phải có đội bóng nữ như nhiều nước trên thế giới là điều gần như không thể nếu không có những ông chủ thực sự giàu có và yêu bóng đá.

Nhưng nhìn từ góc độ tích cực, bóng đá nữ cũng có những thế mạnh mà biết cách làm, sức hút với giải vô địch quốc gia sẽ nhiều hơn là lượng khán giả đến sân còn ít hơn và cánh truyền thông. Bóng đá nữ là sắc đẹp, là vẻ đẹp, là sự mạnh mẽ bên trong yếu tố nữ tính, hoàn toàn có thể khai thác, làm tăng thêm mối quan tâm, thu nhập…

Thế nên, đầu tư cho bóng đá nữ không đơn thuần chỉ là tăng lương, tăng chế độ ăn, chế độ đãi ngộ hay các khoản tiền thưởng thành tích. Cũng như bóng đá nam, bóng đá nữ cùng cần tự thân vận động để nuôi sống chính mình. Báo chí, truyền thông giờ đây đã dành nhiều thời lượng, hình ảnh hơn cho bóng đá nữ, nên phát triển hình ảnh của chính mình cũng là một cách khác của đầu tư. 

Tam Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Thưởng lớn chưa đủ, tối cần thiết là đầu tư bài bản, mạnh mẽ cho bóng đá nữ

Thế Lâm |

Hiếm khi Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam chỉ sau một trận thắng đã được hưởng “mưa tiền thưởng” dồn dập hơn 10 tỉ đồng như sau trận thắng tuyển nữ Đài Loan (Trung Quốc) ngày 6.2.

Hà Nội tặng đội tuyển bóng đá nữ 1 tỉ đồng vì lần đầu có vé dự World Cup

Vương Trần |

Hà Nội - Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thống nhất về chủ trương, TP Hà Nội tặng đội tuyển bóng đá nữ quốc gia 1 tỉ đồng vì thành tích xuất sắc vượt qua vòng loại tham dự World Cup 2023.

Giành vé đến World Cup, bóng đá nữ Việt Nam có thoát nghèo?

PHẠM ĐÌNH |

Bóng đá nữ Việt Nam đã chinh phục thành công mục tiêu dự World Cup, và câu hỏi đặt ra là: bao giờ thoát nghèo?

Bóng đá nữ Việt Nam có vé dự World Cup: Mở cửa lịch sử nhưng còn lắm băn khoăn

Hoàng Lâm |

Sau hai lần bỏ lỡ cơ hội tham dự giải bóng đá nữ thế giới vào các năm 2015, 2019 và trao tấm vé cho tuyển nữ Thái Lan, ngày 6.2.2022 trở thành một cột mốc lịch sử với bóng đá nữ Việt Nam khi thầy trò HLV Mai Đức Chung lần đầu tiên có vé dự World Cup.

Bóng đá nữ Việt Nam: Con đường hoa hồng và “cái tát” cho giấc mơ World Cup

HOÀI THU |

Con đường đến vinh quang nào cũng đều được trải đầy những mũi gai, nước mắt để đổi lại tột cùng vinh quang. Đằng sau đó là giấc mơ của biết bao thế hệ bóng đá nữ về một kỳ World Cup rất gần nhưng cũng rất xa.

Chủ tịch nước chúc mừng Đội tuyển bóng đá nữ lần đầu có vé dự World Cup

Vương Trần |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, khen ngợi toàn thể các cầu thủ và Ban Huấn luyện Đội tuyển Bóng đá nữ quốc gia Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử giành quyền tham dự Vòng chung kết World Cup 2023.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Thưởng lớn chưa đủ, tối cần thiết là đầu tư bài bản, mạnh mẽ cho bóng đá nữ

Thế Lâm |

Hiếm khi Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam chỉ sau một trận thắng đã được hưởng “mưa tiền thưởng” dồn dập hơn 10 tỉ đồng như sau trận thắng tuyển nữ Đài Loan (Trung Quốc) ngày 6.2.

Hà Nội tặng đội tuyển bóng đá nữ 1 tỉ đồng vì lần đầu có vé dự World Cup

Vương Trần |

Hà Nội - Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thống nhất về chủ trương, TP Hà Nội tặng đội tuyển bóng đá nữ quốc gia 1 tỉ đồng vì thành tích xuất sắc vượt qua vòng loại tham dự World Cup 2023.

Giành vé đến World Cup, bóng đá nữ Việt Nam có thoát nghèo?

PHẠM ĐÌNH |

Bóng đá nữ Việt Nam đã chinh phục thành công mục tiêu dự World Cup, và câu hỏi đặt ra là: bao giờ thoát nghèo?

Bóng đá nữ Việt Nam có vé dự World Cup: Mở cửa lịch sử nhưng còn lắm băn khoăn

Hoàng Lâm |

Sau hai lần bỏ lỡ cơ hội tham dự giải bóng đá nữ thế giới vào các năm 2015, 2019 và trao tấm vé cho tuyển nữ Thái Lan, ngày 6.2.2022 trở thành một cột mốc lịch sử với bóng đá nữ Việt Nam khi thầy trò HLV Mai Đức Chung lần đầu tiên có vé dự World Cup.

Bóng đá nữ Việt Nam: Con đường hoa hồng và “cái tát” cho giấc mơ World Cup

HOÀI THU |

Con đường đến vinh quang nào cũng đều được trải đầy những mũi gai, nước mắt để đổi lại tột cùng vinh quang. Đằng sau đó là giấc mơ của biết bao thế hệ bóng đá nữ về một kỳ World Cup rất gần nhưng cũng rất xa.

Chủ tịch nước chúc mừng Đội tuyển bóng đá nữ lần đầu có vé dự World Cup

Vương Trần |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, khen ngợi toàn thể các cầu thủ và Ban Huấn luyện Đội tuyển Bóng đá nữ quốc gia Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử giành quyền tham dự Vòng chung kết World Cup 2023.