Bóng đá Châu Âu đã tự phức tạp hóa thế nào?

TAM NGUYÊN |

Tạm dẹp European Super League qua một bên, sự chú ý chuyển về Champions League và người ta thấy rằng, chính UEFA đã ngày càng phức tạp hóa các giải đấu của họ.

UEFA cải tổ Champions League

European Super League (ESL) đã coi như bị “bóp chết” ngay khi còn chưa thành hình và đương nhiên là cũng chưa có một trải nghiệm nào để chứng minh nó là đúng hay sai. Trong khi chờ Chủ tịch Real Madrid, Florentino Perez, xử lý vấn đề tiếp theo cùng các đồng nghiệp ở Barcelona và Juventus, giờ đây sự chú ý đã được quay trở lại Champions League.

Trước sự đe dọa của ESL, Liên đoàn bóng đá Châu Âu (UEFA) đã tiến hành cải tổ Champions League và họ đã xác nhận điều đó chỉ 1 ngày sau khi Perez đại diện nhóm 12 câu lạc bộ sáng lập thông báo về giải đấu mới. Sau khi các đội bóng lần lượt rút lui khiến dự án ESL phải tạm dừng, nhiều người cho rằng đó là chiến thắng của UEFA và Champions League.

Nhưng trên thực tế, khi đã không còn ESL ở bên cạnh để so sánh, người ta thấy rằng, Champions League giờ đây cũng… tệ chẳng khác gì. UEFA và giải đấu hàng đầu thậm chí còn được ví như “con Quỷ thứ hai”, cùng ESL. Nhưng đáng sợ hơn là nó vẫn tồn tại và vận hành theo kiểu mới, khiến những người trong cuộc thấy khốn khổ hơn.

Người “nổ phát súng” đầu tiên là tiền vệ Ilkay Gundogan, sau đó là huấn luyện viên Pep Guardiola rồi Jurgen Klopp. Họ chỉ trích UEFA không phải vì Manchester City và Liverpool có trong nhóm 12 đội sáng lập ESL mà vì cách cải tổ Champions League chỉ khiến cho các cầu thủ phải thi đấu nhiều hơn, đúng nghĩa là “cày bục mặt”.

“Thời gian của 1 năm không thay đổi nhưng số trận đấu cứ ngày càng dày thêm mà vẫn đòi hỏi phải chất lượng cao”, đó là lời than thở của Guardiola, còn Klopp thì nhấn mạnh rằng: “Họ (UEFA) chẳng hỏi ý kiến ai cả, cứ thông báo thay đổi, tăng số lượng và các đội bóng cứ thế mà đá...”.

Châu Âu đã phức tạp hóa các giải đấu thế nào?

Sự thay đổi chỉ là một dòng thông báo tăng số đội từ 32 lên 36 tưởng chừng như vô cùng đơn giản nhưng sự thực đằng sau nó là những vấn đề phức tạp, không dễ giải thích một chút nào. Với cái tên European Champion Club’s Cup từ năm 1955, giải đấu mà ở Việt Nam có cách gọi Cúp C1, chỉ dành cho các đội vô địch quốc gia. Mặc dù đổi tên và đổi thể thức từ mùa giải 1992-1993 nhưng vẫn là các đội vô địch tham dự. Bắt đầu mùa giải 1997-1998, UEFA mở rộng số đội, với việc cho một số nước có giải vô địch mạnh có thêm đội Á quân. Dần dần, các nền bóng đá “tay to” có thêm 3 và 4 đội, kéo theo sự phức tạp trong cách tính điểm hệ số, phân hạng cho các suất tham dự.

Tham vọng đưa các đội bóng mạnh nhất Châu Âu về chung một giải đấu đã biến Champions League không còn là giải dành cho các đội vô địch nữa. Nhưng đội vô địch ở các quốc gia đứng dưới trên bảng xếp hạng vẫn phải đá vòng loại để tranh vé vào vòng bảng.

Sau European Champion Club’s Cup, UEFA thành lập thêm Cup Winners’ Cup dành cho các đội giành Cúp Quốc gia (Cúp C2), rồi UEFA Cup (Cúp C3), trước khi sáp nhập 2 giải đấu lại với nhau thành UEFA Cup và bây giờ là Europa League. Đương nhiên, mối quan tâm dành cho Europa League không thể nhiều bằng Champions League, bởi đây là giải đấu cho các đội tầm trung và nếu có tên tuổi lớn nào thì đó là do thất bại, sa cơ ở Champions League nên chuyển xuống “mâm dưới”. Sắp tới nữa, UEFA sẽ lại có Europa Conference League đứng thứ hạng thấp hơn trên bảng xếp hạng các giải vô địch quốc gia và lại là một loạt cách giải thích phức tạp khác.

Cho đến những tranh cãi hiện tại, chợt nhận ra rằng, chính việc tổ chức “như ngày xưa” lại là yếu tố mang đến sự đơn giản, đúng ý nghĩa và trải đều sự có mặt của những đội bóng lớn ở các giải đấu.

Champions League dành cho các nhà vô địch, Europa League dành cho 3 đến 4 đội ở thứ hạng tiếp theo và dưới nữa là Europa Conference League. Đâu cần phải phức tạp hóa, dưới danh nghĩa cải tiến hay làm mới!

TAM NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Bóng đá Châu Âu: Chuyện vỏ bọc Anh, tinh chất Đức

lê vinh |

Người Anh đang vỗ ngực một cách đầy ngạo nghễ khi nhìn ra Châu Âu, nơi không một quốc gia nào có nhiều đại diện hơn họ ở vòng tứ kết 2 Cúp Châu Âu mùa giải 2020-2021.

Bóng đá Châu Âu cuối tuần: Dày đặc đại chiến

Lê Vinh |

Fan hâm mộ bóng đá sẽ có 2 ngày cuối tuần cực kỳ bận rộn với lịch dày đặc các trận đại chiến ở bóng đá Châu Âu.

Bóng đá Châu Âu: Vì sao các nhà vô địch hụt hơi?

TAM NGUYÊN |

Vấn biết “Đường dài mới biết ngựa hay”, nhưng không phải vô cớ mà các nhà đương kim vô địch ở 5 giải vô địch quốc gia Châu Âu đang có phần hụt hơi ở mùa giải 2020-21.

Bóng đá Châu Âu: Man United, Barca và những dấu ấn ngày cuối tuần

TAM NGUYÊN |

Đêm 5, rạng sáng 6.12, bóng đá Châu Âu chứng kiến hàng loạt dấu ấn, trong đó có có Man United, Barca...

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Bóng đá Châu Âu: Chuyện vỏ bọc Anh, tinh chất Đức

lê vinh |

Người Anh đang vỗ ngực một cách đầy ngạo nghễ khi nhìn ra Châu Âu, nơi không một quốc gia nào có nhiều đại diện hơn họ ở vòng tứ kết 2 Cúp Châu Âu mùa giải 2020-2021.

Bóng đá Châu Âu cuối tuần: Dày đặc đại chiến

Lê Vinh |

Fan hâm mộ bóng đá sẽ có 2 ngày cuối tuần cực kỳ bận rộn với lịch dày đặc các trận đại chiến ở bóng đá Châu Âu.

Bóng đá Châu Âu: Vì sao các nhà vô địch hụt hơi?

TAM NGUYÊN |

Vấn biết “Đường dài mới biết ngựa hay”, nhưng không phải vô cớ mà các nhà đương kim vô địch ở 5 giải vô địch quốc gia Châu Âu đang có phần hụt hơi ở mùa giải 2020-21.

Bóng đá Châu Âu: Man United, Barca và những dấu ấn ngày cuối tuần

TAM NGUYÊN |

Đêm 5, rạng sáng 6.12, bóng đá Châu Âu chứng kiến hàng loạt dấu ấn, trong đó có có Man United, Barca...