Nhà vô địch người khuyết tật Lê Văn Công:

Bán HCV Thế giới để cứu mạng bé gái nghèo

THANH HÀ |

Nhà vô địch thế giới môn cử tạ Lê Văn Công đã quyết định bán đấu giá tấm Huy chương vô địch thế giới để cứu giúp bé Đoàn Thị Bích Hương - hàng xóm của anh đang rất cần tiền để chữa trị căn bệnh ung thư gan quái ác.

Bán tấm HCV như bán một phần cơ thể

“Tôi đã suy nghĩ và hôm nay quyết định bán đấu giá HCV World Cup 2016. Đó là tấm huy chương từ sự nỗ lực của thầy trò tôi qua nhiều năm tháng, nó là một phần cơ thể khiếm khuyết của tôi. Toàn bộ số tiền bán được, tôi sẽ dùng tặng cho bé Đoàn Thị Bích Hương - hàng xóm của tôi. Bé Hương mắc ung thư gan rất nặng, gia đình lại quá khó khăn, kiệt quệ không còn tiền chữa cho cháu. Tôi mong tấm huy chương World Cup của tôi sẽ đến được với chủ nhân mới, để mang lại dù một chút hy vọng sống cho cô bé hàng xóm của tôi”.

Đó là những dòng tâm huyết của nhà nhà vô địch cử tạ Lê Văn Công. Công sở hữu nhiều tấm huy chương quý giá như HCV Paralimpic 2016, HCV World Cup 2016, HCV ParaAsian Games… Nhưng đối với anh, tấm HCV tại giải vô địch cử tạ dành cho người khuyết tật năm 2016 (tổ chức ở Malaysia) có ý nghĩa đặc biệt. Bởi vì thành tích 183,5kg cũng là kỷ lục thế giới mới ở hạng cân 49kg.

Sau khi Lê Văn Công đăng thông tin về việc bán tấm HCV Thế giới, anh đã nhận được rất nhiều lời động viên và không ít người cảm phục tấm chân tình đã quyết định bỏ ra một khoản tiền lớn. Tính đến ngày 27.10, đã có người trả 85 triệu đồng. Đó là chủ một cửa hàng tại Hà Nội. Cuộc đấu giá vẫn tiếp tục đến ngày 31.10 và Công hy vọng sẽ có người trả cao hơn nữa để bé Hương có thêm tiền chữa trị.

Tấm HCV World Cup 2016 của Nhà vô địch thế giới môn cử tạ Lê Văn Công.
Tấm HCV World Cup 2016 của Nhà vô địch thế giới môn cử tạ Lê Văn Công.

Chuyện của người vượt lên số phận

Đôi chân của Lê Văn Công đã bị teo tóp khi anh mới chào đời do mẹ bị sốt xuất huyết lúc mang thai. Anh lớn lên trong gia cảnh nghèo khó và mặc cảm bởi những ánh mắt thương hại.

Đến tuổi đi học, con đường đến trường với anh cũng thật gian nan. Cha anh phải địu con tới lớp trên con đường gập ghềnh còn ngày mưa thì lầy lội. Lên cấp 2, anh đã xin được cha mẹ cho tự đến trường vì quãng đường phải đi cũng đã ngắn hơn. Dù có lúc bàn chân đã tóe máu, sưng húp nhưng lòng quyết tâm khiến anh vượt lên trên tất cả để bước đi bằng chính đôi chân của mình. Anh còn phải đi từ rất sớm để tránh sự trêu ghẹo của bạn bè.

Niềm vui thực sự đến với anh khi được nhận giấy báo trúng tuyển Đại học Sư phạm TPHCM. Song, cuộc đời lại thêm một lần thử thách chàng trai này khi nhà trường thông báo không nhận sinh viên khuyết tật và chuyển anh qua học trường nghề, chuyên ngành công nghệ điện tử.

Trong những năm học ngành này, anh Lê Văn Công đã gặp không ít khó khăn, vất vả. Ra trường, công cuộc tìm kiếm việc làm với người khuyết tật như anh đã gặp nhiều trở ngại. Công việc của anh chỉ ổn định hơn khi làm đúng chuyên ngành.

Năm 2005, anh Lê Văn Công tham gia một câu lạc bộ hướng nghiệp khuyết tật trẻ của thành phố. Sau đó, anh đã được giới thiệu tham gia tập luyện tại câu lạc bộ cử tạ quận Tân Bình. Tại đây, anh được sự chỉ bạo tận tình của người thầy Nguyễn Hồng Phúc.

Để có được ngày hôm nay, Công đã phải vượt qua nhiều mặc cảm, nỗ lực và chính anh hiểu được nỗi khó khăn của những gia đình nghèo không may có con mắc bệnh nặng.

Những nỗ lực của Lê Văn Công đã giúp anh có tên trong top 20 Nhân vật truyền cảm hứng của Giải thưởng We Choice Awards 2016.

Nhưng một lần nữa, quyết định bán tấm huy chương quý giá của cuộc đời lại khiến Công trở thành một niềm cảm hứng mới, dù với anh, việc giúp đỡ gia đình bé gái mới là điều quan trọng nhất như chính anh đã chia sẻ: “Tiền rất quan trọng trong cuộc sống, nhưng không phải là tất cả, tôi đặt ra những mục tiêu cho chính mình và cố đạt được nó, bởi tôi biết phía sau chiếc Huy chương Vàng không phải là giá trị vật chất mà còn rất nhiều niềm tin yêu và hy vọng của gia đình cũng như tất cả những ai đã đặt kỳ vọng vào thể thao nước nhà”.

Lê Văn Công đã biết cách lan tỏa niềm tin yêu và hy vọng.

THANH HÀ
TIN LIÊN QUAN

Người khuyết tật học cao học có được miễn giảm học phí?

Nam Dương |

Bạn đọc có email hangngocx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang là sinh viên năm cuối và có dự định học tiếp lên thạc sĩ. Tôi đã được miễn học phí với đối tượng là sinh viên khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trong những năm học đại học. Nếu tôi muốn học lên tiếp thạc sĩ của trường thì có được miễn hay giảm học phí không?

Ông giám đốc tận tâm với người khuyết tật

Nam Dương |

Hơn 10 năm qua, cứ mỗi lần lĩnh lương, chị Nguyễn Thị Mộng Tươi, (sinh năm 1991), công nhân (CN) Xưởng may 1, Cty CP Việt Hưng, Phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh) lại dành từ 2 - 3 triệu đồng gửi về quê (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) phụ cha mẹ nuôi em ăn học, sinh sống. Sẽ là điều bình thường nếu con cái khỏe mạnh đi làm kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Nhưng chị Tươi là người khuyết tật, cả hai chân teo lại do di chứng của sốt bại liệt khi nhỏ...

10 năm “độ” xe cho người khuyết tật

MAI DUNG |

Không may mắn có cơ thể lành lặn, nhiều người khuyết tật vẫn từng ngày nỗ lực, vươn lên, khẳng định bản thân và giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ. Anh Nguyễn Kim Cương (xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) là một người như vậy.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Người khuyết tật học cao học có được miễn giảm học phí?

Nam Dương |

Bạn đọc có email hangngocx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đang là sinh viên năm cuối và có dự định học tiếp lên thạc sĩ. Tôi đã được miễn học phí với đối tượng là sinh viên khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn trong những năm học đại học. Nếu tôi muốn học lên tiếp thạc sĩ của trường thì có được miễn hay giảm học phí không?

Ông giám đốc tận tâm với người khuyết tật

Nam Dương |

Hơn 10 năm qua, cứ mỗi lần lĩnh lương, chị Nguyễn Thị Mộng Tươi, (sinh năm 1991), công nhân (CN) Xưởng may 1, Cty CP Việt Hưng, Phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TP Hồ Chí Minh) lại dành từ 2 - 3 triệu đồng gửi về quê (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) phụ cha mẹ nuôi em ăn học, sinh sống. Sẽ là điều bình thường nếu con cái khỏe mạnh đi làm kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Nhưng chị Tươi là người khuyết tật, cả hai chân teo lại do di chứng của sốt bại liệt khi nhỏ...

10 năm “độ” xe cho người khuyết tật

MAI DUNG |

Không may mắn có cơ thể lành lặn, nhiều người khuyết tật vẫn từng ngày nỗ lực, vươn lên, khẳng định bản thân và giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ. Anh Nguyễn Kim Cương (xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) là một người như vậy.