45 năm Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất: Đất nước trọn niềm vui

Phạm Đông |

Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975), cách đây 45 năm (vào ngày 25.4.1976), nhân dân cả nước đã tham gia Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI. Đây là lần thứ hai cuộc Tổng tuyển cử được tổ chức trên phạm vi cả nước, sau lần tổ chức đầu tiên, ngày 6.1.1946. Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8%) đi bỏ phiếu, 492/605 ứng cử viên đã trúng cử. Cuộc Tổng tuyển cử là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định trên con đường tiến tới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, là dấu son trong lịch sử phát triển và xây dựng của dân tộc, của đất nước.

Hoàn thành khát vọng thống nhất

Sau ngày chiến thắng 30.4.1975, tuy non sông đã thu về một mối nhưng ở hai miền vẫn tồn tại hai nhà nước. Ở miền Bắc, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; chính quyền các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính. Ở miền Nam có Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, Ủy ban nhân dân cách mạng ở địa phương.

Trong bối cảnh đó, Đảng ta đã sớm nhận thức được yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách đặt ra lúc đó là phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết bậc nhất của đồng bào cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam”. Để thực hiện nhiệm vụ này, đại biểu nhân dân hai miền Nam - Bắc đã tổ chức Hội nghị hiệp thương chính trị để bàn về thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước (tháng 11.1975). Hội nghị đánh giá tình hình và đi đến quyết định “cần tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử trên toàn lãnh thổ Việt Nam để bầu ra Quốc hội chung cho cả nước. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và chủ nghĩa xã hội, Quốc hội đó sẽ xác định thể chế Nhà nước, bầu ra các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và quy định Hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất”.

Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước diễn ra ngày 25.4.1976. Nguyện vọng tha thiết trước sau như một của nhân dân ta là nước nhà độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội đã thành hiện thực. Nhân dân ta bước vào cuộc Tổng tuyển cử với tinh thần phấn khởi, tự hào trước thắng lợi huy hoàng đã giành được, với lòng tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng và tiền đồ vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

Quốc hội đổi mới vì lợi ích của nhân dân

Theo các đại biểu Quốc hội, kể từ cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất đến nay, Quốc hội Việt Nam không ngừng trưởng thành, đổi mới và phát triển, đã đạt được những thành tựu quan trọng trong hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Quốc hội đã góp phần to lớn vào thành tựu chung của công cuộc đổi mới, nâng cao vai trò, vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tạo lập được sự tin tưởng và những ấn tượng tốt đẹp trong lòng cử tri và nhân dân cả nước.

Trao đổi với Lao Động, ông Bùi Văn Phương - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình - cho biết, trong suốt chiều dài lịch sử của nước ta, đặc biệt là từ khoá XIII, XIV thì vai trò của Quốc hội trong việc quyết định những vấn đề của đất nước đã được thể hiện rất rõ. Điều này thể hiện ở chỗ tất cả các dự án ngân sách quan trọng của các tỉnh đều phải từ tỉnh kiến nghị lên Chính phủ và sau đó Quốc hội thông qua, tiến hành. Đây là một trong những điểm mới, nổi bật của những khoá Quốc hội gần đây.

Đồng thời, Quốc hội nước ta đã mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Những chủ trương chung về đối ngoại đã được Quốc hội thực hiện rất tốt và làm tăng vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời những dự án Luật, dự thảo Luật thì đã được thay đổi, mở rộng cho phù hợp với việc mở rộng quan hệ quốc tế của Việt Nam. Tất cả các nhiệm kỳ của các kỳ họp, Quốc hội đều dành thời gian truyền hình trực tiếp để thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội của các đại biểu. Trong đó, Quốc hội đã giải đáp được những điều các đại biểu đã làm được, chưa làm được, từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất để thực hiện tốt hơn.

Theo ông Phương, Quốc hội luôn tổ chức, hoạt động và thực hiện có hiệu quả phương châm “Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân”. Quốc hội của nước ta luôn hướng tới mục tiêu khoá sau tốt hơn khoá trước, tiến bộ hơn trên tất cả các mặt.

Nhìn lại chặng đường 45 năm qua của Quốc hội, ông Bùi Văn Phương cho rằng, Tổng tuyển cử ngày 25.4.1976 là một sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị của nước ta. Lịch sử dân tộc ta đã chuyển sang một bước ngoặt vĩ đại. Trong kỷ nguyên mới của đất nước, Quốc hội khoá VI tiếp tục hoàn thành thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội gắn với việc thực hiện những nhiệm vụ của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Việc ban hành nhiều văn bản pháp luật thiết thực, phù hợp với nhu cầu của thực tiễn, đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng các luật.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, thực hiện tốt chức năng là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại diện cao nhất. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Quốc hội cũng hoạt động ngày càng hiệu quả để làm tròn một cách vẻ vang nhiệm vụ là những người đại biểu của nhân dân, thực sự hết lòng vì dân, vì nước; được nhân dân, cử tri cả nước tín nhiệm và đồng tình ủng hộ. Tất cả sự đổi mới đó đã làm cho Quốc hội ngày càng thể hiện rõ vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Quốc hội đã thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân

Cùng nói về vấn đề này, ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTTN&NĐ của Quốc hội - cho biết, đến nay Quốc hội nước ta đã chuẩn bị bước sang khoá XV, một chặng đường rất dài khi đã có hơn 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội, 45 năm Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, được triển khai trong phạm vi cả nước. Do đó, Quốc hội nước ta đã có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Như chức năng nhiệm vụ của mình, Quốc hội đã thể hiện được vai trò của cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta, là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Đồng thời Quốc hội cũng là nơi thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.

Theo ông Tiến, Quốc hội luôn thực hiện tốt cả 3 chức năng là lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Chính vì vậy, dù trong thời kỳ kháng chiến, Quốc hội cũng là nơi phát ra những quyết định rất quan trọng trong chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Đến thời bình, Quốc hội cũng quyết định nhiều vấn đề quan trọng trong thời kỳ xây dựng đất nước, xây dựng được các bộ luật, quyết định và đưa ra nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi thời kỳ thăng trầm của đất nước, Quốc hội đều đóng vai trò to lớn trong việc thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Do đó, trong suốt chiều dài lịch sử, Quốc hội đã đóng góp rất to lớn. Suốt 75 năm đồng hành cùng dân tộc, Quốc hội không những xây dựng được hàng ngàn luật, bộ luật; quyết định các vấn đề quan trọng đất nước như tổng động viên nhân dân tham gia chiến tranh, xây dựng đất nước. Đồng thời, Quốc hội luôn quyết định các vấn đề quan trọng trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, thực hiện công tác nhân sự, điều chỉnh địa giới hành chính các địa phương - giúp cho chính quyền địa phương ngày càng hoàn thiện hơn… Vai trò của Quốc hội được thể hiện rõ nét nhất là tập chung cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân; trung tâm đoàn kết toàn dân tộc trong việc thực hiện nhiệm vụ lớn của đất nước.

Cũng theo ông Tiến, việc kỷ niệm 45 năm Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ôn lại ngày lịch sử của dân tộc và lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây là một trong những thành quả cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta. Tiếp nối những thành tích vẻ vang ấy, nước ta đang tích cực chuẩn bị cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 với quyết tâm đưa ngày hội lớn của toàn dân đi đến thành công tốt đẹp.

Còn đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình - cho rằng, hoạt động của Quốc hội khá thành công trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát, chất vấn. Có thể nói, các kỳ họp của Quốc hội đã đưa ra bàn thảo nhiều vấn đề xã hội quan tâm, nhiều bất cập của các luật xây dựng trước đó được thảo luận để sửa đổi. Ví dụ như khoá XIV, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức được thảo luận tại kỳ họp thứ 7 và thông qua ở kỳ họp thứ 8, với nhiều điểm mới như bỏ viên chức suốt đời; cắt giảm các điều kiện, tiêu chuẩn văn bằng chứng chỉ trong bổ nhiệm, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.

Ngoài việc xây dựng luật, năm vừa qua Quốc hội còn làm tốt công tác giám sát. Việc giám sát đạt được nhiều kết quả thông qua việc thành lập các đoàn giám sát chuyên sâu, đưa ra kiến nghị rất xác đáng. Công tác giám sát của Quốc hội cũng ngày càng sát với thực tiễn, lựa chọn được những vấn đề xã hội đặt ra.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Quốc hội khoá XIV - dấu ấn về sự đổi mới mạnh mẽ, bám sát thực tiễn

VƯƠNG TRẦN (thực hiện) |

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV tiếp tục ghi dấu sự đổi mới mạnh mẽ để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, tô thắm thêm truyền thống lịch sử 75 năm Quốc hội Việt Nam. Nhân dịp Kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng Tuyển cử đầu tiên (6.1.1946 - 6.1.2021), PV Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Hạnh Phúc.

Chủ tịch Quốc hội dự kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên

TRẦN LƯU |

Ngày 4.1, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Cần Thơ tổ chức Họp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của Quốc hội Việt Nam (6/1/1946-6/1/2021) và tổng kết nhiệm kỳ khóa XIV (2016-2021). Đến dự có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Bến Tre họp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên

Kỳ Quan |

Ngày 30.12, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị tỉnh Bến Tre đã tổ chức họp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (6.1.1946 – 6.1.2021) và tổng kết hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Ái Vân |

Ngày 26.12, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946-6.1.2021) và tổng kết hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên khóa XIV.

Khánh thành trụ sở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc

THEO TTXVN |

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, trưa 17.1, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin Pyo đã cắt băng khánh thành trụ sở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc, một biểu tượng cho quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Quốc hội khoá XIV - dấu ấn về sự đổi mới mạnh mẽ, bám sát thực tiễn

VƯƠNG TRẦN (thực hiện) |

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV tiếp tục ghi dấu sự đổi mới mạnh mẽ để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, tô thắm thêm truyền thống lịch sử 75 năm Quốc hội Việt Nam. Nhân dịp Kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng Tuyển cử đầu tiên (6.1.1946 - 6.1.2021), PV Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Hạnh Phúc.

Chủ tịch Quốc hội dự kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên

TRẦN LƯU |

Ngày 4.1, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Cần Thơ tổ chức Họp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của Quốc hội Việt Nam (6/1/1946-6/1/2021) và tổng kết nhiệm kỳ khóa XIV (2016-2021). Đến dự có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Bến Tre họp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên

Kỳ Quan |

Ngày 30.12, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV đơn vị tỉnh Bến Tre đã tổ chức họp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (6.1.1946 – 6.1.2021) và tổng kết hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Ái Vân |

Ngày 26.12, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946-6.1.2021) và tổng kết hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên khóa XIV.