200 VĐV trọng điểm đầu tư của thể thao: Làm sao cho hiệu quả?

Hoài Việt |

Ngành thể thao đang xây dựng danh sách đầu tư trọng điểm cho các đấu trường quốc tế năm 2022 với khoảng 200 vận động viên. Vấn đề quan trọng ở đây là tính hiệu quả cho các đấu trường như ASIAD và Olympic.

Tìm hướng mới phù hợp

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với lãnh đạo Tổng cục Thể dục Thể thao để thảo luận, ghi nhận và đưa ý kiến về công tác xây dựng các kế hoạch đầu tư cho thể thao thành tích cao năm 2022. Điểm nhấn mạnh chính là ngành thể thao xây dựng các kế hoạch phải định hướng đầu tư thật chuẩn và định vị được lực lượng các môn thể thao trước những đấu trường quan trọng năm sau cũng như hướng đến Olympic Paris (Pháp) 2024.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, Tổng cục Thể dục Thể thao là cơ quan trực tiếp của ngành quản lý về lĩnh vực cần có sự xem xét nghiêm túc và kỹ càng bốn việc cấp thiết là phân tích, cân nhắc kỹ và chính xác việc lựa chọn môn phù hợp với mục đích chiến lược phát triển từng giai đoạn, cụ thể là trong năm năm tới. Công tác tuyển chọn vận động viên phải chuẩn, đi từ cơ sở, bồi dưỡng tài năng và đảm bảo điều kiện tập luyện thi đấu tốt nhất. Chú trọng công tác về lực lượng huấn luyện viên, chuyên gia nước ngoài có chuyên môn giỏi. Từ thực tế thi đấu của các vận động viên thuộc một số môn thể thao tại Olympic Tokyo (Nhật Bản) 2020 vừa qua, ngành thể thao phải nhìn thẳng sự thật rằng chúng ta chưa chuẩn bị tốt nhất để lực lượng đạt được chuyên môn ưu việt và giành thành tích huy chương. Tại cuộc làm việc trong các ngày 15 và 16.9, ông Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch phụ trách lĩnh vực thể thao cho rằng: “Thể thao Việt Nam cần nhận thấy một vấn đề đó là trong hệ thống thi đấu Olympic, có một số môn thể thao không phù hợp với thể trạng người Việt Nam. Do đó, dẫn tới, cơ hội giành huy chương cho đoàn thể thao Việt Nam không thể. Ngành thể thao phải rà soát kỹ những môn thể thao trên, và cần thiết xếp vào đầu tư trọng điểm hay không”.

Các nhà quản lý tại Tổng cục Thể dục Thể thao bầy tỏ, việc xây dựng chiến lược phát triển thể thao sẽ phải phù hợp về yếu tố con người, mục tiêu thành tích. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra, với những đấu trường sẽ hướng đến là ASIAD 19-2022, SEA Games 31-2021 thì các bộ môn thể thao (Tổng cục Thể dục Thể thao) và lãnh đạo ngành có mạnh dạn loại bỏ những tuyển thủ lớn tuối, qua giai đoạn đỉnh cao phong độ mà thay bằng nhiều lớp vận động viên trẻ hay không.

200 người sẽ vào trọng điểm năm 2022

Qua tìm hiểu, ngành thể thao đang xây dựng khoảng 200 người vào danh sách vận động viên trọng điểm cho các đấu trường quốc tế năm 2022. Trong nhóm này, 100 người sẽ thuộc nhóm chuyên biệt mà theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao - ông Trần Đức Phấn thì chuyên biệt là những tuyển thủ được hưởng chế độ tốt nhất không chỉ về tiền công, tiền ăn mà còn ở nơi tập luyện, trang thiết bị phụ trợ và có sự kiểm tra về dinh dưỡng, y sinh học. Nói một cách nôm na, họ là những “gà nòi” được hưởng chế độ cao nhất về đầu tư chuyên môn thể thao...

Nhiều năm qua, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch luôn phê duyệt danh sách các huấn luyện viên, vận động viên nhận đầu tư trọng điểm mỗi năm. Tuyển thủ ở danh sách trọng điểm được hưởng chế độ 400 nghìn/người/ngày về tiền công và 400 nghìn/người/ngày về tiền ăn. Thực tế, nếu chỉ đưa con người vào danh sách để hưởng chế độ cao, việc đầu tư vẫn chỉ ở phần ngọn là nhắm nhanh vào mục tiêu giành huy chương tại những giải đấu trong thời gian ngắn hạn và không nằm ở gốc là tìm được đúng con người có tố chất để huấn luyện đào tạo.

Song song với câu chuyện đầu tư con người vào trọng điểm, một số ý kiến chuyên môn đã chỉ ra rằng ngành thể thao cần mở rộng tìm hướng kết hợp với nguồn xã hội hóa đầu tư thể thao thay vì chờ vào ngân sách nhà nước. Về điều này, qua nhiều lần dự ASIAD và Olympic, chúng ta thấy tính hiệu quả của xã hội hóa thể thao tại nhiều quốc gia từ đó, vận động viên được đầu tư tập huấn, thi đấu quốc tế tốt. Nhà quản lý thể thao Việt Nam không thể mãi than khó thực hiện do... cơ chế.

Có cơ sở, không nên bỏ không

Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình đang có cơ sở vật chất phù hợp đối với việc huấn luyện, rèn luyện chuyên môn cho bơi và điền kinh. Sau khi xem xét kỹ lưỡng, lãnh đạo Tổng cục Thể dục-Thể thao và hai môn thể thao quan trọng trên đã quyết định sẽ đưa các tuyển thủ quốc gia về tập trung một mối tại đây.

Về cơ bản, hồ bơi tại Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình có chuẩn quốc tế khi xây dựng và hiện đủ trang thiết bị cho đội tuyển tập luyện nên việc những nhân tố như Ánh Viên, Huy Hoàng, Hưng Nguyên, Quý Phước, Mỹ Thảo... khi tập trong nước sẽ hội quân ở đây là thích hợp. Trong khi đó, vận động viên điền kinh với lợi thế là chủ nhà SEA Games 31-2021 sẽ được tạo điều kiện tập luyện trên đường chạy cao su của Sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng thư ký Liên đoàn điền kinh Việt Nam từng chia sẻ: “Vận động viên điền kinh được tập tại Mỹ Đình cũng là việc nhận các điều kiện tốt nhất ở cơ sở vật chất nên phải tích cực rèn luyện. Dự kiến ban đầu đợt tập luyện là từ giữa tháng 8, tuy nhiên do ảnh hưởng của COVID-19, một số tổ nhóm sẽ được đến đây tập huấn khi hoạt động thể thao được trở lại”.

Hoài Việt
TIN LIÊN QUAN

Nhìn từ Tokyo, Thể thao Việt Nam vẫn còn những tia hy vọng

Hoài Việt |

Thể thao Việt Nam không thành công tại Olympic Tokyo 2020, tuy nhiên trong 18 gương mặt đã tranh tài thì chúng ta vẫn có một số điểm sáng tuyển thủ thể hiện được năng lực chuyên môn. Đó là động lực để thể thao Việt Nam tìm cơ hội cho đấu trường ASIAD năm 2022, Olympic Paris (Pháp) vào năm 2024.

Đào tạo không căn cơ: Lỗ hổng lớn của Thể thao Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Bạn đọc rất đồng ý với nhận định của Lao Động về việc đầu tư không có trọng điểm, căn cơ chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại của đoàn Thể thao Việt Nam tại Olympic Tokyo 2020.

Thể thao Việt Nam hậu Olympic: Thất bại chính là ở quá trình tìm kiếm và phát triển tài năng

Đăng Huỳnh |

Đoàn thể thao Việt Nam thất bại ở Olympic Tokyo 2020 khi không giành được bất kỳ tấm huy chương nào. Đây được cho là hệ quả của chiến lược đầu tư thiếu căn cơ.

Thể thao Việt Nam kỳ vọng vào ai ở Olympic 2024?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam khép lại thi đấu Olympic Tokyo 2020 và không giành được kết quả huy chương như chờ đợi, tuy nhiên nhìn vào lực lượng 18 tuyển thủ dự Thế vận hội kỳ này thì rất khó để đoán định được ai sẽ tiếp tục có tên góp mặt kỳ Olympic Paris 2024 tại Pháp sau đây ba năm.

Thể thao Việt Nam sau Olympic Tokyo cần thay đổi tư duy đầu tư

Đăng Huỳnh |

Đoàn thể thao Việt Nam đã không thể hoàn thành mục tiêu có huy chương ở Olympic Tokyo 2020. Một lần nữa, vấn đề đầu tư cho các môn thể thao trọng điểm lại được đặt ra cho những nhà quản lý.

Thể thao Việt Nam trắng tay tại Olympic Tokyo: Vì sao và cần thay đổi gì?

VIỆT HÙNG |

Những chia sẻ, lý giải của ông Nguyễn Hồng Minh - nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao - về nguyên nhân đoàn thể thao Việt Nam không có thành tích tốt tại Olympic Tokyo.

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Nhìn từ Tokyo, Thể thao Việt Nam vẫn còn những tia hy vọng

Hoài Việt |

Thể thao Việt Nam không thành công tại Olympic Tokyo 2020, tuy nhiên trong 18 gương mặt đã tranh tài thì chúng ta vẫn có một số điểm sáng tuyển thủ thể hiện được năng lực chuyên môn. Đó là động lực để thể thao Việt Nam tìm cơ hội cho đấu trường ASIAD năm 2022, Olympic Paris (Pháp) vào năm 2024.

Đào tạo không căn cơ: Lỗ hổng lớn của Thể thao Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Bạn đọc rất đồng ý với nhận định của Lao Động về việc đầu tư không có trọng điểm, căn cơ chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại của đoàn Thể thao Việt Nam tại Olympic Tokyo 2020.

Thể thao Việt Nam hậu Olympic: Thất bại chính là ở quá trình tìm kiếm và phát triển tài năng

Đăng Huỳnh |

Đoàn thể thao Việt Nam thất bại ở Olympic Tokyo 2020 khi không giành được bất kỳ tấm huy chương nào. Đây được cho là hệ quả của chiến lược đầu tư thiếu căn cơ.

Thể thao Việt Nam kỳ vọng vào ai ở Olympic 2024?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam khép lại thi đấu Olympic Tokyo 2020 và không giành được kết quả huy chương như chờ đợi, tuy nhiên nhìn vào lực lượng 18 tuyển thủ dự Thế vận hội kỳ này thì rất khó để đoán định được ai sẽ tiếp tục có tên góp mặt kỳ Olympic Paris 2024 tại Pháp sau đây ba năm.

Thể thao Việt Nam sau Olympic Tokyo cần thay đổi tư duy đầu tư

Đăng Huỳnh |

Đoàn thể thao Việt Nam đã không thể hoàn thành mục tiêu có huy chương ở Olympic Tokyo 2020. Một lần nữa, vấn đề đầu tư cho các môn thể thao trọng điểm lại được đặt ra cho những nhà quản lý.

Thể thao Việt Nam trắng tay tại Olympic Tokyo: Vì sao và cần thay đổi gì?

VIỆT HÙNG |

Những chia sẻ, lý giải của ông Nguyễn Hồng Minh - nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao - về nguyên nhân đoàn thể thao Việt Nam không có thành tích tốt tại Olympic Tokyo.