Y tế và biến đổi khí hậu: 2 thái cực tại kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

THANH HÀ |

Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 74 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu và cuộc gặp cấp cao về y tế toàn cầu đã có những diễn biến trái ngược.

Muốn thoát khỏi hố, phải ngưng đào

Hội nghị Thượng đỉnh Hành động Khí hậu tại trụ sở Liên Hợp Quốc, New York, Mỹ ngày 23.9 gây chú ý với phát biểu chỉ trích các nhà lãnh đạo thế giới vì không giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu của nhà hoạt động môi trường 16 tuổi Greta Thunberg. “Các vị đang đánh cắp giấc mơ của chúng cháu, tuổi thơ của chúng cháu bằng những ngôn từ sáo rỗng” - Greta Thunberg nói.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres - người tổ chức sự kiện nhằm thúc đẩy thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, cảnh báo các nhà lãnh đạo toàn cầu rằng cuộc chiến chỉ thành công nếu có những chương trình hành động cụ thể chứ không phải các bài phát biểu trống rỗng. “Chúng ta đang ở trong một hố sâu về vấn đề khí hậu và để thoát ra, trước tiên chúng ta phải ngưng đào” - ông nói.

Tuy nhiên, theo Reuters, hầu như chẳng có đề xuất mới từ các chính phủ với vấn đề biến đổi khí hậu, trong khi đó có loạt các cam kết từ các doanh nghiệp, quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm và ngân hàng khẳng định sẽ làm nhiều hơn nữa với vấn đề này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự Hội nghị Thượng đỉnh này nhưng không phát biểu mà chỉ nghe phát biểu của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Bà Angela Merkel tuyên bố, Đức sẽ tăng gấp đôi đóng góp của nước này (từ 2 tỉ euro lên 4 tỉ euro) cho quỹ của Liên Hợp Quốc hỗ trợ các quốc gia kém phát triển hơn chống biến đổi khí hậu.

Trong năm qua, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã kêu gọi không xây dựng nhà máy than mới sau năm 2020, hối thúc loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch và đề nghị các quốc gia vạch ra lộ trình đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. Trong khi một số quốc gia đã đạt được tiến bộ thì một số quốc gia có lượng khí thải lớn vẫn bị bỏ xa bất chấp các thảm họa như cháy rừng, sóng nhiệt, nhiệt độ cao kỷ lục đã minh chứng rõ ràng cho sự tàn phá bởi nhiệt độ toàn cầu ấm lên. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho hay, 11 quốc gia phát ra 1/4 lượng khí thải toàn cầu đã ra tín hiệu không có ý định thay đổi kế hoạch khí hậu hiện tại vào năm 2020.

Cam kết sức khỏe toàn dân toàn diện nhất

Cũng trong ngày 23.9, tại New York, các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua Tuyên bố Chính trị cấp cao Liên Hợp Quốc về bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân (UHC) với chủ đề “Cùng xây dựng một thế giới khỏe mạnh hơn”. Đây là bộ cam kết sức khỏe toàn diện nhất từng được thông qua ở cấp độ này, theo website của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

“Tuyên bố này là một dấu mốc cho sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Thế giới có 11 năm để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển bền vững. Bao phủ sức khỏe toàn dân là chìa khóa để đảm bảo điều này được thực hiện” - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng Giám đốc WHO - cho biết. Theo ông, bao phủ sức khỏe toàn dân “là một lựa chọn chính trị” và “ngày nay các nhà lãnh đạo thế giới phát tín hiệu về sự sẵn sàng của họ với lựa chọn này”.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã khẳng định Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc củng cố hệ thống y tế cơ sở để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt hơn cho người dân, đảm bảo để người dân được thụ hưởng các chương trình chăm sóc sức khỏe do ngân sách Nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả.

Tuy nhiên, cũng theo bộ trưởng, khó khăn lớn nhất đối với ngành y tế Việt Nam là tìm ra cơ chế tài chính phù hợp đối với công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân ở tuyến cơ sở bởi hiện các nguồn lực vẫn tập trung vào các dịch vụ chữa bệnh là chủ yếu, trong khi ngân sách dành cho các dịch vụ y tế cơ sở và y tế phòng ngừa còn rất hạn chế.

THANH HÀ
TIN LIÊN QUAN

Toàn văn Kết luận của Bộ Chính trị về ứng phó với biến đổi khí hậu

Ban Thời sự |

Ngày 23.8.2019, thay mặt Bộ Chính trị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng ký ban hành Kết luận số 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thủ tướng: Tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0 đối phó biến đổi khí hậu

M.Q |

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều thành tựu giúp con người chinh phục và làm chủ thiên nhiên nên tận dụng điều này để ứng phó biến đổi khí hậu.

Thủ tướng chủ trì hội nghị phát triển ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu

M.Quân-C.Hùng |

Chiều 18.6, tại TPHCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị toàn thể đánh giá 2 năm thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với Biến đổi khí hậu.

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Toàn văn Kết luận của Bộ Chính trị về ứng phó với biến đổi khí hậu

Ban Thời sự |

Ngày 23.8.2019, thay mặt Bộ Chính trị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng ký ban hành Kết luận số 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thủ tướng: Tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0 đối phó biến đổi khí hậu

M.Q |

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra nhiều thành tựu giúp con người chinh phục và làm chủ thiên nhiên nên tận dụng điều này để ứng phó biến đổi khí hậu.

Thủ tướng chủ trì hội nghị phát triển ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu

M.Quân-C.Hùng |

Chiều 18.6, tại TPHCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị toàn thể đánh giá 2 năm thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với Biến đổi khí hậu.