Xã hội siêu thông minh - xã hội 5.0

Gia Minh |

Khi làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0 lan tỏa trên phạm vi toàn cầu thì tầm nhìn của người Nhật đã vượt khỏi làn sóng ấy với tư duy táo bạo: Xây dựng một xã hội 5.0 - xã hội siêu thông minh.

Thuật ngữ "xã hội 5.0"

Xã hội siêu thông minh - xã hội 5.0 là một khái niệm sâu rộng hơn so với Cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi nó sẽ thay đổi hoàn toàn cách sống của người Nhật khi biên giới giữa không gian ảo và không gian vật lý mờ dần. Khái niệm xã hội 5.0 có phần mơ hồ đã dần trở thành một trọng tâm trong chiến lược tăng trưởng của Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe. Có nghĩa là, chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) giờ đây đã trở thành một chương trình chính trị chính thống.

Khái niệm này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2016 trong Kế hoạch cơ bản về Khoa học và Công nghệ lần thứ năm - một chiến lược quốc gia 5 năm (2016-2020) do Hội đồng Khoa học, Công nghệ và Sáng tạo (CSTI) xây dựng. Kế hoạch này đã tổng hợp các kết quả thảo luận chuyên sâu của các hội đồng chuyên gia gồm: Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) kể từ năm 2014. Quá trình này dẫn đến sự ra đời khái niệm xã hội 5.0, như một tầm nhìn của chính phủ Nhật Bản đối với tương lai của đất nước, theo bài viết UNESCO đăng tải.

Xã hội 5.0 là đỉnh cao của những thời kỳ: Xã hội 1.0 - thời kỳ nguyên thủy săn bắn hái lượm; xã hội 2.0 - xã hội nông nghiệp; xã hội 3.0 - xã hội công nghiệp; xã hội 4.0 - xã hội thông tin. Xã hội 5.0, còn được gọi là xã hội siêu thông minh, tạo ra một hệ thống kinh tế xã hội toàn diện, bền vững, được các yếu tố công nghệ kỹ thuật số hỗ trợ như phân tích dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa (robot) và IoT (internet vạn vật).

Trước đây, trong xã hội 4.0, dữ liệu được thu thập về sẽ do con người phân tích. Còn trong xã hội 5.0, con người, vạn vật và các hệ thống được kết nối với nhau tại không gian ảo, siêu thông minh. Như vậy, sự chuyển đổi sang xã hội 5.0 được coi là tương tự cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó cả hai khái niệm đều đề cập đến sự thay đổi cơ bản hiện tại của kinh tế thế giới theo một mô hình mới. Tuy nhiên, xã hội 5.0 sẽ là một sự thay đổi hoàn toàn cách sống của con người.

Tác động và ảnh hưởng

Người ta cho rằng trong xã hội 5.0, cuộc sống của con người sẽ tốt đẹp hơn. Theo đó, mọi sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được phân phối tối ưu cho mọi người và phù hợp với nhu cầu của họ. Đồng thời, xã hội 5.0 sẽ giúp vượt qua các thách thức xã hội kinh niên cản trở sự phát triển bền vững như dân số già, phân cực xã hội, hạ tầng lỗi thời, thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề liên quan đến năng lượng và môi trường...

Trong xã hội 5.0, các phương tiện tự hành và máy bay không người lái sẽ mang hàng hóa, dịch vụ đến cho người dân ở những khu vực hoang vu, bị cô lập. Khách hàng sẽ có thể lựa chọn kích cỡ, màu sắc và chất vải của bộ quần áo định mua trực tuyến (online) từ nhà máy sản xuất trước khi được giao hàng bằng máy bay không người lái.

Một bác sĩ có thể tư vấn cho bệnh nhân của mình tại nhà riêng thông qua một máy tính bảng đặc biệt. Trong khi cô khám bệnh từ xa, một con robot có thể đang hút bụi tấm thảm. Tại viện dưỡng lão, một con robot khác có thể giúp chăm sóc người già. Trong nhà bếp ở viện dưỡng lão, tủ lạnh sẽ theo dõi tình trạng thực phẩm dự trữ để cắt giảm sự lãng phí.

Thị trấn sẽ được cung cấp năng lượng theo cách linh hoạt và phi tập trung để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dân. Ở vùng ngoại ô, các máy kéo tự hành sẽ làm việc trên các cánh đồng; trong khi ở trung tâm thành phố, các hệ thống vật lý không gian mạng tiên tiến sẽ duy trì cơ sở hạ tầng quan trọng và sẵn sàng thay thế các kỹ thuật viên cũng như thợ thủ công đã nghỉ hưu nếu không có nhân công trẻ thay thế.

Xã hội 5.0 trao quyền cho tất cả thành viên trong xã hội, đặt trọng tâm đặc biệt vào việc cho phép mỗi cá nhân có thể tích cực đóng góp, tận hưởng cuộc sống thoải mái và an toàn.

Mở khóa kho tàng dữ liệu lớn

Xã hội 5.0 của Nhật Bản không chỉ là về công nghệ, mà còn bao gồm những chính sách và quy định định hình sự phát triển của nó.

Dữ liệu lớn (big data) đứng sau nhiều công nghệ mới nổi. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ dữ liệu lớn và thúc đẩy hợp tác để thúc đẩy sự đổi mới. Hiện tại, các nhà sản xuất có xu hướng sở hữu số lượng lớn dữ liệu thu thập được theo các kênh của riêng mình và cực kỳ hạn chế chia sẻ với các công ty khác. Điều này phần nào hạn chế khả năng phát triển những công nghệ mới và tiềm năng vô cùng lớn lao của dữ liệu chưa được khai thác triệt để.

Điều đó sẽ thay đổi ở xã hội 5.0 khi các khu vực công và tư nhân cùng làm việc để thiết lập một hệ thống, trong đó dữ liệu lớn có thể được giao dịch một cách an toàn và hiệu quả. Nhiều công ty sẵn sàng chia sẻ thông tin và cho phép các công ty khác cùng sử dụng dữ liệu để phát triển các sản phẩm tốt hơn. Techinsight dẫn ra một ví dụ, các nhà sản xuất lốp xe sẽ có thể cải thiện sản phẩm của họ nếu họ có dữ liệu về thời gian và địa điểm mà chiếc xe đã lăn bánh trên đường.

Hướng đến sự phát triển bền vững

Gần đây hơn, xã hội 5.0 đã mang một ý nghĩa mới. Cả chiến lược tăng trưởng của Nội các Thủ tướng Abe và các đề xuất chính sách của riêng Liên đoàn các doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren) đều mong muốn xã hội 5.0 sẽ đóng góp lớn cho các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Khi xã hội 5.0 hướng đến việc giải quyết các thách thức xã hội và hiện thực hóa một xã hội bền vững, toàn diện, lấy con người làm trung tâm, chính phủ Nhật Bản và Keidanren đều suy luận rằng xã hội 5.0 và các mục tiêu phát triển bền vững đang đi cùng một hướng. Đằng sau sự nhiệt thành ngày càng tăng đối với xã hội 5.0, dường như có một mong muốn thiết tha về phía chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản để nắm bắt cơ hội vàng này nhằm đảo ngược các xu hướng bất lợi kéo dài.

"Hiện nay, Nhật Bản mới chỉ ở những bước đi đầu tiên của quá trình tiến tới xã hội 5.0 và chưa thể trình diễn các kết quả cụ thể. Nhưng đến Thế vận hội 2020 do Nhật Bản đăng cai, họ sẽ cho thế giới thấy được những kết quả ban đầu như hệ thống giao thông tự hành, bản đồ 3D, tín hiệu định vị từ hệ thống vệ tinh" - Noritsugu Uemura, Giám đốc Bộ phận Quan hệ chính phủ và công chúng của Tập đoàn Mitsubishi, cho tạp chí Expert (Nga) hay trong một cuộc phỏng vấn.

Sáng kiến quốc gia thông minh

Nhằm đạt được cái mốc của Sáng kiến quốc gia thông minh Singapore do Thủ tướng Lý Hiển Long đề ra vào cuối năm 2014, chính phủ nước này đã, đang nỗ lực và dồn các nguồn lực để thực hiện. Để chuẩn bị cho việc xây dựng thành phố của tương lai, Singapore đã bắt đầu đầu tư ngân sách "khủng" cho công nghệ, ở mức lịch sử đối với lĩnh vực này với 2,4 tỉ SGD (tương đương 1,77 tỉ USD) vào năm 2017. Trong đó, 528 triệu SGD (389 triệu USD) tăng cường cho an ninh mạng. Sự kết hợp giữa phân tích dữ kiện và video mở đường cho giám sát thông minh. Nền tảng cảm biến quốc gia thông minh (SNSP) thu thập dữ liệu theo dõi mọi thứ. Vì vậy, các cơ quan chính phủ có thể thực hiện phân tích sâu rồi lập kế hoạch cải thiện tiện ích và dịch vụ công, theo Singapore Business Review.

Chính phủ Singapore vận hành 5 dự án cốt lõi để thực hiện được điều đó, bao gồm: Nhận dạng số quốc gia (NDI), Thanh toán điện tử, Cảm biến thông minh quốc gia (SNSP), Di chuyển thông minh trong đô thị, Thúc đẩy giáo dục về trí thông minh nhân tạo (AI). Và ứng dụng di động Moments of Life giúp chính phủ chuyển các dịch vụ phù hợp đến công dân một cách kịp thời.

G.M

Gia Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Đức Thành |

Sáng 3.10, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế công nghiệp 4.0 do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với một số bộ, ban ngành đồng thực hiện, đã diễn ra phiên toàn thể cấp cao với chủ đề “Chủ trương và chương trình hành động của Việt Nam chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0”.

Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019

L.V |

Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019 (Industry 4.0 Summit 2019) sẽ được tổ chức từ ngày 2-3.10 tại Hà Nội.

Cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế mở - ngành nghề nào sẽ lên ngôi?

Nhóm PV |

Theo ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cuộc CMCN 4.0 sẽ loại bỏ lao động một số ngành như dệt may, da giày…, những ngành sử dụng quá nhiều lao động phổ thông. Hàng loạt công nhân sẽ có nguy cơ mất việc làm. Một số ngành sẽ là ngành hot như: Công nghệ thông tin – ngành cốt lõi của CMCN 4.0, có khả năng miễn dịch với khủng hoảng kinh tế; công nghệ kỹ thuật điện; robot và trí tuệ nhân tạo – tâm điểm của CMCN 4.0.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Việt Nam chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Đức Thành |

Sáng 3.10, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế công nghiệp 4.0 do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với một số bộ, ban ngành đồng thực hiện, đã diễn ra phiên toàn thể cấp cao với chủ đề “Chủ trương và chương trình hành động của Việt Nam chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0”.

Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019

L.V |

Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019 (Industry 4.0 Summit 2019) sẽ được tổ chức từ ngày 2-3.10 tại Hà Nội.

Cách mạng công nghiệp 4.0, kinh tế mở - ngành nghề nào sẽ lên ngôi?

Nhóm PV |

Theo ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cuộc CMCN 4.0 sẽ loại bỏ lao động một số ngành như dệt may, da giày…, những ngành sử dụng quá nhiều lao động phổ thông. Hàng loạt công nhân sẽ có nguy cơ mất việc làm. Một số ngành sẽ là ngành hot như: Công nghệ thông tin – ngành cốt lõi của CMCN 4.0, có khả năng miễn dịch với khủng hoảng kinh tế; công nghệ kỹ thuật điện; robot và trí tuệ nhân tạo – tâm điểm của CMCN 4.0.