WTO cảnh báo về triển vọng thương mại toàn cầu

Thanh Hà |

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết, chiến sự Nga - Ukraina sẽ làm chậm sự phục hồi non trẻ của nền kinh tế thế giới sau đại dịch, giảm thương mại hàng hóa và có khả năng dẫn đến sự chia cắt rộng rãi hơn của thương mại toàn cầu.

Hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu

Cơ quan thương mại có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, đã hạ dự báo tăng trưởng thương mại hàng hóa trong năm 2022 từ mức 4,7% trước đó xuống 3%. Trong công bố ngày 12.4, WTO cũng dự kiến ​​tăng trưởng thương mại là 3,4% vào năm 2023. Tổ chức này đề cập đến một số rủi ro sụt giá tác động tới đánh giá của mình, bao gồm mất an ninh lương thực và khả năng bùng phát trở lại của COVID-19.

“WTO có thể đóng vai trò nòng cốt thông qua cung cấp một diễn đàn nơi các quốc gia có thể thảo luận về sự khác biệt của họ mà không cần dùng đến vũ lực và nó xứng đáng được ủng hộ trong sứ mệnh đó" - Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nói.

WTO dự kiến ​​GDP thế giới sẽ tăng 2,8% trong năm 2022, giảm 1,3% so với dự báo trước đó là 4,1%. Theo WTO, tăng trưởng GDP sẽ lên tới 3,2% vào năm 2023, gần với tốc độ trung bình 3% trong thập kỷ trước đại dịch.

Trong khi chiến sự Ukraina và các lệnh trừng phạt Nga sẽ có tác động đáng kể đến tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, các dòng chảy thương mại đang thực sự ổn định trở lại hình thức lịch sử gần đây hơn, Bloomberg nhận định.

Trong 2 năm qua, thương mại xuyên biên giới đã là luồng gió xuôi đáng ngạc nhiên cho nền kinh tế thế giới - được thúc đẩy phần lớn từ lượng hàng hóa nhập khẩu của Mỹ từ Châu Á ở mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, nếu những dự báo mới nhất của WTO là đúng có nghĩa là quỹ đạo của tăng trưởng thương mại sẽ giảm trở lại phạm vi 1% - 3% đã kéo dài trong suốt thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Mặc dù xu hướng quay trở lại như vậy không phải là kết quả tối ưu với các quan chức WTO nhưng nó khác xa so với những dự đoán ban đầu đáng lo ngại của tổ chức này vào năm 2020 rằng đại dịch có thể kích hoạt sự sụp đổ mạnh nhất của dòng chảy thương mại quốc tế trong thời kỳ hậu chiến. Để ngăn chặn điều đó, các chính phủ đã ban hành các gói chi tiêu tài khóa lớn và các chính sách tiền tệ phù hợp đã giúp giảm nhẹ tác động.

Theo Reuters, nhà kinh tế trưởng WTO Robert Koopman nhận định, có một "bối cảnh cực kỳ khó khăn trong nền kinh tế thế giới" nhưng ông tin tưởng rằng thương mại vẫn có khả năng phục hồi và những cảnh báo về kết thúc của toàn cầu hóa là không có cơ sở.

Gián đoạn nguồn cung

Thương mại hàng hóa thế giới chỉ giảm 5% vào năm 2020 - thấp hơn nhiều so với dự báo kịch bản xấu nhất ban đầu của WTO về mức sụt giảm 32% có thể so sánh với cuộc Đại suy thoái. Thương mại hàng hóa thế giới sau đó ghi nhận mức tăng trưởng phục hồi 9,8% trong năm 2021.

Việc tiêu thụ hàng hóa vật chất được thúc đẩy từ các gói kích thích giúp nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, nhưng nguồn cung bị gián đoạn và sự bùng phát trở lại của các biến thể virus đã dẫn đến các đợt phong tỏa khiến các nền kinh tế không thể quay trở lại tốc độ tối đa.

Sự gián đoạn thương mại trong năm nay sẽ tiếp tục là lực cản đối với sản lượng khi chiến dịch quân sự Nga phát động ở Ukraina đã làm chao đảo thị trường với các mặt hàng quan trọng như dầu, thép, nhôm, phân bón và ngũ cốc.

Bà Okonjo-Iweala cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực tiềm tàng vì sự gián đoạn xuất khẩu từ Ukraina và Nga - hai nhà cung cấp ngũ cốc và các mặt hàng khác. Sự gián đoạn này có thể ảnh hưởng đến các nước nghèo khó khăn nhất, bao gồm khoảng 35 nhà nhập khẩu Châu Phi.

Theo Tổng Giám đốc WTO, đây là lúc "cần hành động và hành động dứt khoát với vấn đề lương thực để tránh bạo loạn lương thực" đồng thời cần có hệ thống giám sát minh bạch hơn và tiềm năng giải phóng các kho dự trữ để hạ giá.

Tổng Giám đốc WTO - bà Ngozi Okonjo-Iweala - cho hay: “Những dư âm về kinh tế của cuộc xung đột này sẽ vượt xa biên giới Ukraina. Giờ đây, rõ ràng là đòn giáng kép của đại dịch và chiến sự đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng, gia tăng sức ép lạm phát và giảm kỳ vọng về sản lượng và tăng trưởng thương mại".

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế thế giới thay đổi thế nào sau 1 tháng chiến sự Nga - Ukraina

Đức Mạnh |

Tròn 1 tháng kể từ khi chiến sự Nga - Ukraina nổ ra vào ngày 24.2. Trên chiến trường, giao tranh vẫn diễn ra ác liệt. Còn trên mặt trận kinh tế, tổn thất tính bằng hàng loạt lệnh trừng phạt có tác động như hiệu ứng Domino, lan toả chưa thấy điểm dừng.

Trung Quốc nói rõ với Mỹ lập trường về chiến sự Nga - Ukraina

Khánh Minh |

Trung Quốc khẳng định với Mỹ rằng lập trường của Bắc Kinh về chiến sự Nga-Ukraina vẫn không thay đổi.

Việt Nam lên tiếng việc bỏ phiếu trắng về chiến sự Nga - Ukraina tại LHQ

Bảo Châu |

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 3.3, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã trả lời về việc Việt Nam tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu trắng về xung đột Nga - Ukraina.

Khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu mua sắm thiết bị giáo dục ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Liên quan đến những vi phạm trong mua sắm trang thiết bị giáo dục ở tỉnh Hà Tĩnh mà UBND tỉnh này đã có kết luận thanh tra số 320, Công an tỉnh Hà Tĩnh vừa khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Nga tuyên bố thắng lợi trên chiến trường Ukraina

Ngọc Vân |

Nga tuyên bố chọc thủng hai tuyến phòng thủ kiên cố của Ukraina ở phía đông, trong khi Kiev thừa nhận các cuộc tấn công không ngừng của Nga gây khó khăn.

Văn Quyết và những cầu thủ bùng nổ tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Nhiều cầu thủ tại mùa giải năm nay đang chơi bùng nổ và một trong số đó là tiền đạo Nguyễn Văn Quyết.

Loạt trụ sở "ma" nhiều năm án ngữ trên đất vàng ở Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Không ít trụ sở nhà nước nằm trên đất vàng ở tỉnh Quảng Trị bị bỏ hoang lâu ngày, dẫn đến tình trạng xuống cấp, lãng phí nghiêm trọng và mất mỹ quan đô thị.

Bản tin công đoàn: Quy định về trợ cấp một lần với NLĐ làm ở vùng khó khăn

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Lao động ở Bình Dương khó khăn tìm việc; Thu vài chục triệu mỗi tháng từ công việc làm MC; Nghỉ việc vì lương thấp, người lao động lao đao; Làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn bao nhiêu năm thì mới được hưởng trợ cấp một lần?...

Kinh tế thế giới thay đổi thế nào sau 1 tháng chiến sự Nga - Ukraina

Đức Mạnh |

Tròn 1 tháng kể từ khi chiến sự Nga - Ukraina nổ ra vào ngày 24.2. Trên chiến trường, giao tranh vẫn diễn ra ác liệt. Còn trên mặt trận kinh tế, tổn thất tính bằng hàng loạt lệnh trừng phạt có tác động như hiệu ứng Domino, lan toả chưa thấy điểm dừng.

Trung Quốc nói rõ với Mỹ lập trường về chiến sự Nga - Ukraina

Khánh Minh |

Trung Quốc khẳng định với Mỹ rằng lập trường của Bắc Kinh về chiến sự Nga-Ukraina vẫn không thay đổi.

Việt Nam lên tiếng việc bỏ phiếu trắng về chiến sự Nga - Ukraina tại LHQ

Bảo Châu |

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 3.3, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng đã trả lời về việc Việt Nam tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bỏ phiếu trắng về xung đột Nga - Ukraina.