WHO thừa nhận chưa hiểu rõ cách lây bệnh đậu mùa khỉ

Hải Anh |

Khi ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu với bệnh đậu mùa khỉ, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus thừa nhận nhân loại đang đối mặt với căn bệnh có cách thức lây truyền mới mà con người chưa hiểu biết đầy đủ.

Nhiều con đường lây nhiễm

Đậu mùa khỉ lây lan từ vật chủ là động vật sang người ở Tây và Trung Phi với tần suất ngày càng tăng kể từ những năm 1970. Bệnh đậu mùa khỉ đang gây ra đợt bùng phát chưa từng có ở Châu Âu, Mỹ và các nơi khác một lần nữa chứng minh tác nhân truyền nhiễm xuất hiện ở một khu vực có thể trở thành tình trạng khẩn cấp toàn cầu, theo Washington Post.

Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên năm 1958, ít lây hơn bệnh đậu mùa và triệu chứng thường nhẹ hơn. Khoảng 30% bệnh nhân đậu mùa tử vong, trong khi tỉ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ trong những năm gần đây là khoảng 3% đến 6%, theo WHO.

Sau thời gian ủ bệnh từ 1-2 tuần, bệnh đậu mùa khỉ bắt đầu gây sốt, đau cơ, mệt mỏi và các triệu chứng khác giống cúm đồng thời gây sưng hạch bạch huyết. Trong vòng vài ngày sau khi sốt, bệnh nhân phát ban, thường bắt đầu ở mặt sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể.

Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ thường kéo dài từ 2-4 tuần.Tỉ lệ tử vong cao hơn ở trẻ em và thanh niên, trong khi những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh nặng. Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao bị lây nhiễm bẩm sinh, sẩy thai...

Bệnh đậu mùa khỉ thường không dễ lây lan giữa người với người. Tiếp xúc gần với virus từ động vật bị nhiễm bệnh, người hoặc vật bị nhiễm virus là con đường lây lan chính. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở ở da, đường hô hấp hoặc niêm mạc ở mắt, mũi, miệng, trực tràng và hậu môn. Các hộp đêm, phòng tắm hơi, tiệc tình dục và các hoạt động khác có sự tiếp xúc gần với nhiều người cũng có thể làm tăng nguy cơ phơi nhiễm, đặc biệt nếu mọi người tham gia mặc ít quần áo hơn bình thường.

Lây truyền từ mẹ sang thai nhi cũng đã được ghi nhận. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp khi tiếp xúc với quần áo hoặc khăn trải giường bị ô nhiễm. Các chất khử trùng thông thường trong gia đình có thể tiêu diệt được virus.

Những điểm bất thường 

Tại những khu vực mà đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu ở Châu Phi, hoạt động săn bắn được cho là nguyên nhân dẫn tới các đợt bùng phát. Trong khi đợt bùng phát hiện nay hầu hết các cá nhân mắc bệnh là nam giới từ 21 đến 40 tuổi có quan hệ tình dục đồng giới, những người có nhiều bạn tình hoặc những người quan hệ tình dục không bao caosu. Tiếp xúc da kề da khi quan hệ tình dục là phương thức lây truyền chính trong đợt bùng phát này.

Thêm vào đó, các triệu chứng giống cúm không phải lúc nào cũng xuất hiện trước khi phát ban và một số bệnh nhân có phát ban ở vùng sinh dục và quanh hậu môn trước. Một số bệnh nhân đậu mùa khỉ gặp phải các biến chứng như viêm amidan và viêm trực tràng.

Về tốc độ lây lan của đợt bùng dịch hiện tại, từ chỉ một số ít ca bệnh ở Châu Âu vào đầu tháng 5, hơn 16.000 ca, chủ yếu là ở nam giới, đã được báo cáo ở hàng chục quốc gia tính tới cuối tháng 7. WHO cho biết, có 5 trường hợp tử vong đã được ghi nhận, tất cả đều ở Châu Phi.

Bệnh đậu mùa khỉ được cho là đã lưu hành mà không bị phát hiện ở Châu Âu kể từ ít nhất là tháng 4. Tại Mỹ, số ca tăng gấp 3 lần trong tháng 7, với virus được ghi nhận ở hơn 40 tiểu bang. Nghiên cứu ở Anh nhận thấy, quan hệ tình dục ẩn danh được xác định là rào cản dẫn tới khó truy vết tiếp xúc với các ca bệnh đậu mùa khỉ bởi chỉ có 28% nam giới mắc bệnh trong nghiên cứu này có thể cung cấp tên của tất cả các liên hệ tình dục gần đây. Dữ liệu từ các đợt bùng phát dịch ở Canada, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Anh cho thấy những địa điểm mà nam giới quan hệ tình dục với nhiều bạn tình đang góp phần thúc đẩy sự lây lan.

Giới chuyên gia nhận định, virus đậu mùa khỉ có thể đang trải qua những thay đổi thích nghi để phù hợp hơn với vật chủ là con người. Phân tích trình tự di truyền của virus được thu thập từ các bệnh nhân ở Châu Âu chỉ ra đợt bùng phát hiện tại ở các nước mà bệnh đậu mùa khỉ không phải là bệnh đặc hữu liên quan tới chủng có khả năng tách ra từ virus đậu mùa khỉ gây ra đợt bùng phát ở Nigeria 2018-2019, theo nghiên cứu trên Nature Medicine.

Nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ có thể xâm nhập vào Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 5 trường hợp tử vong tại 75 quốc gia ở tất cả 6 khu vực của WHO.

Tại Việt Nam, đến ngày 24.7.2022 chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tuy nhiên theo các chuyên gia, nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ có thể xâm nhập và gây bệnh ở nước ta là hoàn toàn có thể do bệnh dịch đã ghi nhận ở nhiều quốc gia, sự giao lưu đi lại thuận tiện và có xu hướng gia tăng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, trong khu vực.

Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị tập trung năng lực tăng cường giám sát và phát hiện bệnh tại tất cả cửa khẩu và các tỉnh, thành thông qua giám sát bệnh truyền nhiễm, cơ sở y tế. Đồng thời, cần xây dựng các kịch bản đối phó. Hiện Việt Nam đang ở nhóm 1 chưa có ca bệnh, vậy ứng phó khi vào nhóm 2,3,4 thì như thế nào.

"Việt Nam chưa có ca bệnh song phải xây dựng kịch bản phản ứng với dịch cho các tình huống có ca bệnh, ca nhập cảnh, ca bệnh trong cộng đồng… khi có kịch bản, xử lý nhanh và sẵn sàng ứng phó"- Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Bệnh đậu mùa khỉ thường có triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần; tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch. Lệ Hà

Hải Anh
TIN LIÊN QUAN

Bệnh đậu mùa khỉ lan đến Nhật Bản

Hải Anh |

Nhật Bản xác nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên vào ngày 25.7.

WHO khuyến cáo 7 biện pháp với Việt Nam để đối phó dịch bệnh đậu mùa khỉ

Thùy Linh |

Theo đại diện Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, các nước cạnh Việt Nam như Thái Lan, Singapore đã ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ. Việt Nam được WHO xếp thuộc vào nhóm 1 - nhóm quốc gia chưa ghi nhận ca bệnh.

Người quan hệ đồng giới dễ lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

HƯƠNG SƠN |

Theo Giáo sư Hsu Li Yang - Phó trưởng khoa y tế toàn cầu tại trường Y tế công cộng Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore, bệnh đậu mùa khỉ không lây qua đường không khí. Tuy nhiên, ghi nhận đa số trường hợp lây nhiễm đều là người đồng giới, đồng tính, đặc biệt là đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới.

Bệnh đậu mùa khỉ đang diễn biến khó lường, phòng chống cách nào?

Phương Anh |

Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện tại 12 quốc gia trên thế giới như Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Mỹ… và nhiều nước khác. Tuy không có các triệu chứng nghiêm trọng như Covid19 nhưng tốc độ lây lan của căn bệnh này cũng khá đáng ngại. Đây là một bệnh nguy hiểm chúng ta cần hiểu biết về dấu hiệu mắc và cách phòng ngừa đậu mùa khỉ hiệu quả.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Bệnh đậu mùa khỉ lan đến Nhật Bản

Hải Anh |

Nhật Bản xác nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên vào ngày 25.7.

WHO khuyến cáo 7 biện pháp với Việt Nam để đối phó dịch bệnh đậu mùa khỉ

Thùy Linh |

Theo đại diện Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, các nước cạnh Việt Nam như Thái Lan, Singapore đã ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ. Việt Nam được WHO xếp thuộc vào nhóm 1 - nhóm quốc gia chưa ghi nhận ca bệnh.

Người quan hệ đồng giới dễ lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

HƯƠNG SƠN |

Theo Giáo sư Hsu Li Yang - Phó trưởng khoa y tế toàn cầu tại trường Y tế công cộng Saw Swee Hock của Đại học Quốc gia Singapore, bệnh đậu mùa khỉ không lây qua đường không khí. Tuy nhiên, ghi nhận đa số trường hợp lây nhiễm đều là người đồng giới, đồng tính, đặc biệt là đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới.

Bệnh đậu mùa khỉ đang diễn biến khó lường, phòng chống cách nào?

Phương Anh |

Hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện tại 12 quốc gia trên thế giới như Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Mỹ… và nhiều nước khác. Tuy không có các triệu chứng nghiêm trọng như Covid19 nhưng tốc độ lây lan của căn bệnh này cũng khá đáng ngại. Đây là một bệnh nguy hiểm chúng ta cần hiểu biết về dấu hiệu mắc và cách phòng ngừa đậu mùa khỉ hiệu quả.