WHO kêu gọi các nước giàu góp 16 tỉ USD để chấm dứt COVID-19

Bảo Châu |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nước giàu khẩn trương đóng góp 16 tỉ USD cần thiết cho kế hoạch chấm dứt đại dịch COVID-19.

WHO cho biết việc bơm tiền nhanh chóng cho chương trình Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó COVID-19 (ACT-A) có thể giúp chấm dứt đại dịch COVID-19 trong năm 2022.

ACT-A do WHO khởi xướng nhằm phát triển, sản xuất, mua sắm và phân phối các công cụ để đối phó với đại dịch, cụ thể là vaccine, xét nghiệm, phương pháp điều trị và thiết bị bảo hộ cá nhân.

Chương trình ACT-A triển khai Sáng kiến COVAX, được thiết kế để đảm bảo các nước nghèo hơn có thể tiếp cận với vaccine trong bối cảnh nước giàu tăng cường tích trữ.

Tính đến giữa tháng 1.2022, COVAX đã cung cấp 1 tỉ liều vaccine COVID-19.

Chương trình ACT-A cần 23,4 tỉ USD cho giai đoạn từ tháng 10.2021 đến tháng 9.2022, nhưng cho đến nay mới chỉ huy động được 800 triệu USD.

Do đó, WHO muốn các quốc gia giàu có bỏ ra 16 tỉ USD "để thu hẹp khoảng cách tài chính trước mắt", phần còn lại do các quốc gia có thu nhập trung bình tài trợ.

Biến thể Omicron

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron khiến việc đảm bảo các xét nghiệm, phương pháp điều trị và vaccine được phân phối công bằng càng trở nên cấp thiết hơn.

"Bất kể bạn sống ở đâu, COVID-19 vẫn chưa kết thúc" - ông Tedros cảnh báo, đồng thời kêu gọi: "Khoa học đã cho chúng ta các công cụ để chống lại COVID-19; nếu chúng ta đoàn kết toàn cầu, chúng ta có thể chấm dứt COVID-19 với tư cách là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu trong năm nay".

Theo thống kê, chỉ 0,4% trong số 4,7 tỉ xét nghiệm COVID-19 đã được thực hiện trên toàn cầu trong thời kỳ đại dịch là ở các nước có thu nhập thấp. Trong khi đó, chỉ 10% người dân ở các quốc gia này được tiêm ít nhất 1 liều vaccine.

WHO cho biết, sự bất bình đẳng quá lớn không chỉ cướp đi sinh mạng và làm tổn hại các nền kinh tế, mà còn có nguy cơ làm xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm hơn có thể làm lu mờ hiệu quả của các công cụ chống dịch hiện tại và thậm chí có thể kéo lùi tiến bộ đạt được ở những cộng đồng dân số đã được tiêm chủng tỉ lệ cao.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói rằng vượt qua đại dịch là điều nằm trong tầm tay trong năm nay, "nhưng chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ".

Ông nói: “Nếu chúng ta muốn đảm bảo tiêm chủng cho tất cả mọi người để chấm dứt đại dịch này, thì trước tiên chúng ta phải đảm bảo sự công bằng. Sự bất bình đẳng về vaccine là thất bại đạo đức lớn nhất của thời đại chúng ta và người dân và các quốc gia đang phải trả giá".

Lời kêu gọi từ Tổng thống Nam Phi

Chương trình ACT-A đã đưa ra một mô hình tài chính "chia sẻ công bằng" về số tiền mà mỗi quốc gia giàu có trên thế giới nên đóng góp, dựa trên quy mô nền kinh tế quốc gia và những gì họ sẽ được lợi từ sự phục hồi nhanh hơn của nền kinh tế toàn cầu.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, đồng Chủ tịch hội đồng điều phối ACT-A, cho biết việc tiếp cận không công bằng với các công cụ chống dịch sẽ làm kéo dài đại dịch.

Ông nói: “Tôi kêu gọi các đồng nghiệp của tôi tăng cường đoàn kết, đóng góp công bằng và giúp giành lại cuộc sống của chúng ta từ loại virus này''.

Ông Ramaphosa và đồng Chủ tịch, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store đã viết thư cho 55 quốc gia giàu có nhất đề xuất ''phần đóng góp công bằng" của họ và khuyến khích họ lên tiếng.

Kế hoạch đề nghị Mỹ đóng góp nhiều nhất, ở mức 6 tỉ USD.

"Sức khỏe cộng đồng không dừng lại ở biên giới của chúng ta. Tất cả chúng ta đều gặp rủi ro và tất cả chúng ta phải ứng phó để lật ngược tình thế. Hãy hành động" - Bộ trưởng Y tế Mỹ Xavier Becerra nói.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

WHO: Phê duyệt vaccine COVID-19 sản xuất tại Nam Phi tốn nhiều thời gian

Nguyễn Hạnh |

Vaccine COVID-19 dựa trên thông số đã được công bố của vaccine mRNA Moderna, được sản xuất tại trung tâm vaccine do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ ở Nam Phi có thể mất tới 3 năm để được phê duyệt nếu các nhà phát triển không chia sẻ công nghệ và dữ liệu.

WHO cảnh báo quá sớm để đầu hàng hoặc tuyên bố chiến thắng COVID-19

Thanh Hà |

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo còn quá sớm để các quốc gia tuyên bố chiến thắng COVID-19 hoặc từ bỏ nỗ lực ngăn chặn lây truyền.

WHO lên tiếng về biến thể phụ BA.2 của Omicron

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1.2 cho biết, không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể phụ của Omicron BA.2 gây lây nhiễm nặng hơn phiên bản gốc dù theo dữ liệu ban đầu, biến thể mới này dễ lây lan hơn.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

WHO: Phê duyệt vaccine COVID-19 sản xuất tại Nam Phi tốn nhiều thời gian

Nguyễn Hạnh |

Vaccine COVID-19 dựa trên thông số đã được công bố của vaccine mRNA Moderna, được sản xuất tại trung tâm vaccine do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ ở Nam Phi có thể mất tới 3 năm để được phê duyệt nếu các nhà phát triển không chia sẻ công nghệ và dữ liệu.

WHO cảnh báo quá sớm để đầu hàng hoặc tuyên bố chiến thắng COVID-19

Thanh Hà |

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo còn quá sớm để các quốc gia tuyên bố chiến thắng COVID-19 hoặc từ bỏ nỗ lực ngăn chặn lây truyền.

WHO lên tiếng về biến thể phụ BA.2 của Omicron

Hải Anh |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1.2 cho biết, không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể phụ của Omicron BA.2 gây lây nhiễm nặng hơn phiên bản gốc dù theo dữ liệu ban đầu, biến thể mới này dễ lây lan hơn.