WHO hướng dẫn tiêm trộn và kết hợp vaccine COVID-19

Song Minh |

WHO ra khuyến nghị tạm thời về việc tiêm trộn và kết hợp các loại vaccine COVID-19 đã được cơ quan này phê duyệt.

Vaccine COVID-19 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt có thể được tiêm trộn hoặc kết hợp cho hai liều đầu tiên hoặc tiêm nhắc lại.

Theo khuyến nghị sơ bộ của WHO, các quốc gia sử dụng vaccine bất hoạt được WHO phê duyệt để sử dụng khẩn cấp cho liều ban đầu có thể sử dụng vaccine mRNA hoặc vaccine vector cho các liều tiếp theo.

Các quốc gia ban đầu sử dụng vaccine vector có thể sử dụng vaccine mRNA cho các liều tiếp theo hoặc ngược lại.

WHO cho biết trong khuyến nghị tạm thời: “Việc tiêm trộn vaccine dị chủng chỉ nên được thực hiện khi xem xét cẩn thận nguồn cung cấp vaccine hiện tại, dự kiến ​​nguồn cung cấp vaccine và các cân nhắc tiếp cận khác, bên cạnh những lợi ích và rủi ro tiềm tàng của các vaccine cụ thể đang được sử dụng".

WHO khẳng định ủng hộ “cách tiếp cận linh hoạt” để sử dụng vaccine có cùng công nghệ hoặc trộn vaccine.

Theo WHO, hầu hết các nghiên cứu hiện có đều cho thấy sự pha trộn và kết hợp vaccine vector hoặc mRNA giúp tăng mức độ kháng thể so với chỉ sử dụng vaccine bất hoạt.

WHO cũng nói rằng, việc trộn vaccine mRNA với vaccine vector, bất kể thứ tự liều lượng, luôn cho thấy khả năng sinh miễn dịch gia tăng so với việc sử dụng vaccine của cùng một công nghệ.

Một số nghiên cứu đã báo cáo tần suất tác dụng phụ cao hơn sau khi trộn vaccine vector với vaccine mRNA, mặc dù hầu hết các tác dụng phụ là nhẹ hoặc trung bình và thường được giải quyết trong vòng ba ngày.

WHO đã phê duyệt ba loại vaccine bất hoạt để đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp: BIBP của Sinopharm, CoronaVac của Sinovac, cả hai đều từ Trung Quốc và Covaxin của Bharat Biotech International từ Ấn Độ.

Vaccine bất hoạt sử dụng công nghệ thông thường để tiêu diệt hoặc “bất hoạt” virus SARS-CoV-2, vì vậy nó không gây bệnh khi được đưa vào cơ thể người để tạo miễn dịch.

Những tiến bộ công nghệ cho phép vaccine vector sử dụng một loại virus khác, chẳng hạn như virus gây cảm lạnh thông thường hoặc được tìm thấy ở tinh tinh. Virus đó đã được biến đổi để không gây bệnh nhưng sẽ cung cấp các hướng dẫn di truyền để cơ thể người phát triển các kháng thể chống lại SARS-CoV-2. Vaccine COVID-19 của AstraZeneca và Johnson & Johnson đều sử dụng công nghệ này.

Trong khi đó, vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna sử dụng nền tảng công nghệ mRNA có chứa vật liệu di truyền của SARS-CoV-2. Các tế bào của con người được hướng dẫn cách tạo ra một loại protein vô hại dành riêng cho virus để huấn luyện cơ thể con người đạt được phản ứng miễn dịch.

WHO cho biết việc tiêm chủng sử dụng vaccine của cùng một công nghệ được coi là thực hành tiêu chuẩn, nhưng trộn và kết hợp vaccine đã được thực hiện ở nhiều quốc gia. Lý do là bởi nguồn cung vaccine không đầy đủ hoặc nhất quán.

Theo khuyến nghị tạm thời của WHO, hai liều vaccine COVID-19 hỗn hợp sẽ được coi là hoàn tất quá trình tiêm chủng cơ bản.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Pfizer dự báo thời điểm kết thúc đại dịch COVID-19

Song Minh |

Pfizer dự báo đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc vào năm 2024 khi trở thành bệnh đặc hữu.

Không bằng chứng nào cho thấy biến thể Omicron nhẹ hơn Delta

Khánh Minh |

Không có bằng chứng nào cho thấy biến thể Omicron nhẹ hơn biến thể Delta, theo cảnh báo của các nhà nghiên cứu Anh.

Tiêm trộn vaccine Pfizer, AstraZeneca với Moderna cho hiệu quả cao hơn

Phương Linh |

Nghiên cứu mới phát hiện tiêm liều đầu vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer và liều 2 bằng vaccine của Moderna cho hiệu quả bảo vệ tốt hơn.

Giờ thứ 9: Kẻ thứ 3 - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9: Mỗi cuộc ly hôn đều gây ra sự tổn thương cho cả hai phía, người chồng và người vợ. Nguyên nhân thì có nhiều. Nhưng kết quả, dù sao cũng chỉ có một đó là sự tan vỡ. Hệ quả nghiêm trọng nhất, có lẽ không nằm ở phía người lớn mà nằm ở phía đứa con chung của hai người.

Không loại trừ khả năng có thêm tình tiết mới trong vụ Việt Á, Cục Lãnh sự

PHẠM ĐÔNG - HÀ LIÊN |

Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, Bộ Công an phấn đấu sẽ kết thúc điều tra 2 vụ án lớn như Việt Á và vụ án tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao trong quý I năm 2023 nhưng không loại trừ có thêm tình tiết mới.

Bộ Công Thương thông tin về việc xử lý khoản lỗ 31 nghìn tỉ đồng của EVN

Thanh Hà - Phạm Đông |

EVN dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 lỗ khoảng 31 nghìn tỉ đồng. EVN đã đề xuất một số giải pháp khác ngoài giải pháp tăng giá điện để đảm bảo cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh năm 2022 và các năm tiếp theo.

Làm rõ vụ cán bộ hải quan yêu cầu khách xuống máy bay xóa bài Facebook

CAO NGUYÊN |

Tổng cục Hải quan đã giao Vụ Thanh tra Kiểm tra chủ trì, Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp lập đoàn thanh tra, kiểm tra, xác minh, làm rõ thông tin cán bộ hải quan gây áp lực, yêu cầu khách xuống máy bay xóa bài Facebook xảy ra tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội).

Tài chính thông minh: Tiết kiệm hàng trăm triệu đồng nhờ một khoản thuế

Nhóm PV |

Hiện nay theo luật, hầu hết các nguồn thu nhập của chúng ta sẽ phải chịu thuế theo các biểu thuế đã được quy định, đặc biệt là thu nhập từ giao dịch bất động sản. Tuy nhiên, có phải mọi giao dịch bất động sản đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không? Ông Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối Tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ trả lời chi tiết câu hỏi này trong chương trình Tài chính thông minh hôm nay.

Pfizer dự báo thời điểm kết thúc đại dịch COVID-19

Song Minh |

Pfizer dự báo đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc vào năm 2024 khi trở thành bệnh đặc hữu.

Không bằng chứng nào cho thấy biến thể Omicron nhẹ hơn Delta

Khánh Minh |

Không có bằng chứng nào cho thấy biến thể Omicron nhẹ hơn biến thể Delta, theo cảnh báo của các nhà nghiên cứu Anh.

Tiêm trộn vaccine Pfizer, AstraZeneca với Moderna cho hiệu quả cao hơn

Phương Linh |

Nghiên cứu mới phát hiện tiêm liều đầu vaccine AstraZeneca hoặc Pfizer và liều 2 bằng vaccine của Moderna cho hiệu quả bảo vệ tốt hơn.