Vụ thủ lĩnh đối lập Nga: EU có rất ít kế sách đối đầu Kremlin

Ngọc Vân |

Liên quan vụ thủ lĩnh đối lập Nga nghi bị đầu độc, EU có rất ít lựa chọn khi đối đầu với Nga - các chuyên gia nhận định.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã yêu cầu Nga trả lời sau khi có "bằng chứng rõ ràng" cho thấy thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny bị đầu độc. Các cuộc kiểm tra trong phòng thí nghiệm cho thấy chất độc thần kinh Novichok, được phát triển ở Liên Xô, đã được sử dụng để đầu độc Navalny.

Thủ tướng Angela Merkel, cùng Liên minh Châu Âu EU và NATO, yêu cầu chính phủ Nga giải thích. Nhưng Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc Alexei Navalny bị đầu độc và nói rằng muốn kiểm tra kết quả của phòng thí nghiệm. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tuyên bố, Đức sẽ trao đổi với các đối tác về "câu trả lời thích hợp" trong vài ngày tới.

Phản ứng “thích hợp” là gì?

Theo tờ DW, ông Helmut Scholz, một nghị sĩ của đảng cánh tả xã hội chủ nghĩa của Đức và là người phát ngôn của đảng này về các vấn đề đối ngoại, cho rằng điều quan trọng là phải tăng cường quan hệ với Nga.

Ông nói: “Tôi không nghĩ leo thang và đối đầu nhiều hơn sẽ giúp ích cho mối quan hệ song phương”, đồng thời kêu gọi hợp tác và nói thêm rằng, các cơ quan mật vụ của Nga và EU cũng nên làm việc với nhau nhiều hơn và thể hiện một “ý thức trách nhiệm tương xứng”.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Đức, Norbert Röttgen, đã kêu gọi các biện pháp trừng phạt và chấm dứt dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) - dự án gây tranh cãi đã hoàn thành tới 90% để vận chuyển trực tiếp khí đốt từ Nga sang Đức.

Alexander Graf Lambsdorff từ đảng FDP nói với DW, sẽ không có ý nghĩa gì nếu chấm dứt hoàn toàn dự án, nhưng cho rằng cần có "lệnh tạm hoãn" cho đến khi vụ việc Navalny được giải quyết.

Ông Lambsdorff chỉ ra, Nga sẽ không phải chịu thiệt hại lớn nếu đường ống không được hoàn thành. Khí đốt sẽ vẫn được bán cho những khách hàng ở phương Tây - những người cần - nhưng chỉ có điều nó sẽ được vận chuyển qua những đường ống hiện có khác.

Đường ống dẫn khí Nord Stream 2. Ảnh: Mordern Diplomacy
Đường ống dẫn khí Nord Stream 2. Ảnh: Mordern Diplomacy
“Ít phương cách” để gây áp lực với Nga

Hans-Henning Schröder thuộc Viện Nghiên cứu Đông Âu tại Đại học Tự do Berlin cho biết: “Chúng ta phải nhớ rằng EU và Đức có rất ít phương cách để thực sự gây áp lực lên Nga. Ông nói với DW, điều thực sự duy nhất sẽ có tác động là nếu Đức và EU ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga. "Nhưng điều đó là không thực tế bởi vì nó sẽ cực kỳ tốn kém và đòi hỏi tổ chức lại công tác hậu cần khổng lồ”.

Theo Ủy ban Châu Âu, xuất khẩu dầu và khí đốt từ Nga sang EU đã tăng trong những năm gần đây bất chấp căng thẳng gia tăng, trong đó một nửa nguồn cung cấp khí đốt của Đức đến từ Nga.

Oliver Hermes, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Đông Âu của Đức, lập luận: “Sẽ là sai lầm nếu phản ứng lại vụ đầu độc Alexei Navalny bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế hơn nữa, điều này sẽ ảnh hưởng đến các công ty và những người dân Nga không liên quan đến vụ việc này”.

Các biện pháp trừng phạt tượng trưng không mấy tác dụng

Hơn 150 nhà ngoại giao Nga đã bị trục xuất khỏi Mỹ và Liên minh Châu Âu, cũng như các quốc gia NATO khác và Ukraina, sau vụ đầu độc cựu sĩ quan tình báo Nga Sergei Skripal và con gái ông ta ở Anh năm 2018. Đáp lại, Nga trục xuất 189 nhà ngoại giao, trong đó phần lớn đến từ Anh và Mỹ. Nhưng thật khó để nói chính xác tác động của điều này trên thực tế.

Ông Schröder nói: “Các biện pháp trừng phạt được áp đặt sau các sự kiện ở Crimea và Ukraina, chẳng hạn như cấm một số người nhập cảnh vào một quốc gia và đóng băng tài khoản của họ, chỉ mang tính biểu tượng. Chúng không thay đổi nhiều trong quan hệ”.

Các nước thành viên EU đã thường xuyên và nhất trí gia hạn các biện pháp trừng phạt áp đặt lên các cá nhân Nga trong cuộc xung đột Ukraina. Tuy nhiên, EU vẫn chưa có nhiều đồng thuận về cách tiếp cận chung nên được áp dụng đối với Nga.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cố gắng duy trì "mối quan hệ đặc biệt" với Điện Kremlin và đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều hơn bất kỳ chính trị gia hàng đầu EU nào khác để nói về các vấn đề địa chính trị như Syria và Libya.

Trên trang web chính thức của mình, chính phủ theo chủ nghĩa dân túy của Italia tuyên bố có "quan hệ tốt và tích cực" với Nga. Điều tương tự cũng diễn ra với Áo, nước mà chính phủ coi mình là trung gian hòa giải giữa Nga và phương Tây, mặc dù một vụ bê bối gián điệp gần đây đã phần nào làm giảm mối quan hệ song phương này.

Tuy nhiên, các quốc gia thành viên phía đông EU có xu hướng lên tiếng nhiều hơn về những lo ngại của họ liên quan đến Nga. Ví dụ, các nước Baltic và Ba Lan đã có rất ít lời khen ngợi đối với dự án đường ống Nord Stream 2.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Đức tìm thấy chất Novichok trong chai thủ lĩnh đối lập Nga đem lên máy bay

Hải Anh |

Chuyên gia chất độc quân sự Đức tìm ra dấu vết chất độc trong một chai của thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny đem lên máy bay.

Ông Trump lên tiếng vụ thủ lĩnh đối lập Nga bị đầu độc

Hải Anh |

Tổng thống Donald Trump nói Mỹ sẽ xem xét cáo buộc đầu độc thủ lĩnh đối lập Nga "rất nghiêm túc".

Tòa án bác khiếu nại điều tra vụ thủ lĩnh đối lập Nga

Khánh Minh |

Một tòa án Nga đã bác khiếu nại của các đồng minh thủ lĩnh đối lập Nga cáo buộc Uỷ ban Điều tra Nga không hành động trước những gì họ nói là “âm mưu giết người”.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Đức tìm thấy chất Novichok trong chai thủ lĩnh đối lập Nga đem lên máy bay

Hải Anh |

Chuyên gia chất độc quân sự Đức tìm ra dấu vết chất độc trong một chai của thủ lĩnh đối lập Nga Alexei Navalny đem lên máy bay.

Ông Trump lên tiếng vụ thủ lĩnh đối lập Nga bị đầu độc

Hải Anh |

Tổng thống Donald Trump nói Mỹ sẽ xem xét cáo buộc đầu độc thủ lĩnh đối lập Nga "rất nghiêm túc".

Tòa án bác khiếu nại điều tra vụ thủ lĩnh đối lập Nga

Khánh Minh |

Một tòa án Nga đã bác khiếu nại của các đồng minh thủ lĩnh đối lập Nga cáo buộc Uỷ ban Điều tra Nga không hành động trước những gì họ nói là “âm mưu giết người”.