Vỡ đập thủy điện ở Lào: Tường trình từ một điểm tập kết người bị nạn

Đình Văn (từ Attapeu – Lào) |

Hàng nghìn người bị mất nhà cửa và tài sản trong vụ vỡ đập thủy điện ở Lào hiện đang được “nhét” vào đúng nghĩa trong các khu tập kết là trường học, trụ sở chính quyền để sống tạm qua ngày. Còn tương lai, đến chính quyền địa phương còn chưa có thời gian để nghĩ đến tương lai nào cho họ cả.

Trưa 27.7, phóng viên Lao Động có mặt tại Trường THPT Sanamxay (huyện Sanamxay, tỉnh tỉnh Attapue, Lào). Đây là một trong 5 điểm tập kết nạn nhân của vụ vỡ đập thủy điện trước đó. Có khoảng 700 người dân bị trôi mất nhà cửa, tài sản… đang lánh nạn ở đây – ngôi trường chỉ có 40 phòng, trung bình mỗi phòng chứa từ 50-60 người.  

Đập vào mắt chúng tôi là… biển người chen chúc. Không khí ở đây, ngay lúc này, không còn nghe gì khác ngoài mùi người và xú uế bốc lên từ các nhà vệ sinh, trong đó một lượng lớn là nhà vệ sinh dã chiến vừa được dựng lên.

Người dân chờ nhận thực phẩm bên ngoài điểm trường Sanamxay. Ảnh: Đình Văn
Người dân chờ nhận thực phẩm bên ngoài điểm trường Sanamxay. Ảnh: Đình Văn

“Không còn cách nào khác, chúng tôi đúng nghĩa là bị nhét vào đây, cứ chỗ nào còn trống thì họ nhét người vào…”, anh Khăn Bon - người dân ở bản Thạ Hỉn nói với phóng viên Lao Động. “Chúng tôi không còn gì khác ngoài bộ đồ đang mặc trên người. Nhà cửa, tài sản… sau bao nhiêu năm tích cóp giờ đã bị cuốn trôi theo đập thủy điện”, anh Khăn Bon ôm mặc khóc.

Người dân sống co cụm trong từng phòng của điểm tập kết. Ai nấy thẫn thờ, mệt mỏi và hoang mang, bàng hoàng sau những gì đã xảy ra. “Nước dâng lên nhanh quá và trước đó chẳng ai thông báo cho chúng tôi biết về việc đập bị vỡ cả. Chúng tôi chỉ kịp và may mắn chạy thoát thân. Nhiều người thân của tôi không may mắn, giờ có lẽ đã chết hoặc đang mất tích đâu đó”, anh Khăm Bột ở bản Hạ Thỉn - người vừa ra viện hôm qua do nước xô đập vào cây bị đa chấn thương - nói.

Hai bố con anh Choi (bản May) thẫn thờ khi tài sản, nhà cửa bị cuốn trôi hoàn toàn. Ảnh: Đình Văn
Hai bố con anh Choi (bản May) thẫn thờ khi tài sản, nhà cửa bị cuốn trôi hoàn toàn. Ảnh: Đình Văn

“Lúc đó hoảng loạn lắm” – anh Khăm Bột nhớ lại. “Người bị nước lũ xô đẩy trôi theo dòng nước, có người bám vào bất cứ thứ gì có thể bám bên đường, người thì leo lên cây, người ôm trụ điện, người chạy không kịp thì leo lên nóc nhà.

Khoảng 17h sáng ngày 23.7, nước lũ đồ về bản Hạ Thỉn. Đến khoảng 9-10h đêm, chúng tôi được giải cứu. Nhưng cũng có người phải chờ đến sáng đến hôm sau. Trong lúc chờ đợi, chúng tôi được trực thăng rải thức ăn là lương khô. Sau đó, ca nô len lỏi vào từng nhà để cứu người”.

Tại các điểm tập kết như ở đây, người dân hàng ngày được cung cấp thức ăn nấu sẵn cùng bánh kẹo, nước uống. Hàng cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore,…) cũng đổ về đây rất nhiều, máy bay, xe chở hàng cứu trợ liên tục lên xuống, vào ra… nhưng có vẻ như vẫn không đáp ứng đầy đủ nhu cầu quá lớn của người dân.

“Ở đây đang quá tải một cách nghiêm trọng, chúng tôi đang thiếu nước sạch, thiếu ăn, không có chỗ để ngủ, vệ sinh thì phải xếp hàng chờ đợi vì ở đây quá đông người. Không biết chúng tôi còn có thể chịu đựng được cảnh này được bao lâu nữa...”, vẫn lời anh Khăn Bon. 

Điểm trường Sanamxay đang quá tải vì quá nhiều người. Ảnh: Đình Văn
Điểm trường Sanamxay đang quá tải vì quá nhiều người. Ảnh: Đình Văn

Đặc biệt tại điểm trường THPT Sanamxay, bên ngoài có rất nhiều lều bạt dạng quân đội để người dân và đội cứu trợ ở. Tuy nhiên, lúc này, trời đang mưa to nên người dân chẳng ai chịu ở trong bạt mà chấp nhận chen chúc nhau trong các căn phòng. “Chúng tôi sợ nước lắm rồi” – anh Choi, người dân bản May, nói trong khi ôm chặt đứa con trai ngoài 3 tuổi của mình.

Tại điểm tập kết, có 3 góc để lực lượng quân y cấp thuốc y tế, khám chữa bệnh. Bác sỹ quân y Kết Vi Lay có mặt tại điểm trường Sanamxay nói hai bệnh chủ yếu trong thời điểm này là ỉa chảy (do vệ sinh, nguồn nước, ăn uống thiếu thốn và loét chân (do ngâm và lội bùn nhiều khi chạy lũ). “Chúng tôi đang điều trị cũng như cấp phát thuốc để người dân phòng chống dịch bệnh nên hy vọng là điều tồi tệ sẽ không xảy ra”, bác sĩ Kết Vi Lay nói. 

Bác sĩ quân y đang khám chữa bệnh chjo người dân. Ảnh: Đình Văn
Bác sĩ quân y đang khám chữa bệnh chjo người dân. Ảnh: Đình Văn

“Chúng tôi sợ lắm rồi, chúng tôi sẽ không bao giờ quay về chốn cũ nữa” - đó là câu cửa miệng của nhiều người dân đang tạm trú ở điểm trường Sanamxay nói với phóng viên Lao Động. Họ bảo nguyện vọng lớn nhất bây giờ của họ là Đảng và Chính phủ Lào cần tìm cho họ một chỗ ở mới có ruộng, nhà ở cùng ít vật dụng cơ bản để họ bắt đầu xây dựng cuộc sống mới đúng nghĩa. Và quan trong hơn cả là nơi ở mới sẽ không bao giờ bị nước lên do vỡ đập thủy điện như thảm họa Sepien – Senamnoi đầy ác mộng với họ.

Gương mặt thẩn thờ của người dân vì những gì đã xảy ra và tương lai bất định phía trước. Ảnh: Đình Văn
Gương mặt thẩn thờ của người dân vì những gì đã xảy ra và tương lai bất định phía trước. Ảnh: Đình Văn

Nhưng đó là chuyện của tương lai bởi chính quyền lúc này đang tập trung toàn lực cho việc lo thức ăn, nước uống, thuốc men… cho hàng ngàn người đang lâm cảnh “màn trời chiếu đất” cùng việc tìm kiếm 130 người mất tích hiện vẫn đang dở dang. 

Đình Văn (từ Attapeu – Lào)
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn người Campuchia sơ tán vì nước lũ sau vụ vỡ đập ở Lào

Hạ Anh |

Dòng nước lũ sau vụ vỡ đập ở Lào đã tràn vào Campuchia, buộc hàng nghìn người phải sơ tán.

Nhìn lại toàn cảnh vỡ đập thủy điện tại Lào nhấn chìm 6 bản làng, cuốn trôi hàng trăm người

Văn Phú |

Một trong 5 đập phụ tại dự án thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào tối 23.7 bị vỡ, khiến lượng nước lớn trút xuống gây lũ lụt nghiêm trọng, hơn 131 người mất tích, hiện mới tìm thấy 26 người thiệt mạng và hơn 3.060 người rơi vào cảnh mất nhà cửa.

Vỡ đập thủy điện ở Lào: Phóng viên báo Lao Động vượt lũ vào 4 bản bị cô lập

Đình Văn (từ Sanamxay, Attapeu, Lào) |

Sau một đêm thức trắng cùng những người dân thoát nạn tại trung tâm huyện Sanamxay (Lào), sáng sớm nay (26.7), phóng viên báo Lao Động đã vượt lũ vào 4 bản bị cô lập.

Sập cửa hàng tiện lợi ở TPHCM, nghi có người mắc kẹt bên trong

Chân Phúc |

TPHCM - Cửa hàng tiện lợi nằm trên đường Vĩnh Hội (quận 4) bất ngờ bị sập, hiện lực lượng chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp cứu nạn cứu hộ.

Lì xì mùa Tết hết cả tháng lương

Phương Minh |

"Để chuẩn bị tiền lì xì một mùa Tết đi tong cả tháng lương của tôi, thậm chí phải hơn khi tiền lì xì cũng leo thang theo giá cả" - chị Phạm Ngọc Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ khi được hỏi về việc lì xì đầu năm.

Hàng nghìn người lỉnh kỉnh đồ đạc xuống Ga Thanh Hóa để về quê đón Tết

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, tại nhà Ga Thanh Hóa đã đón hàng nghìn người về quê ăn Tết. Tại đây, nhiều người lỉnh kỉnh đồ đạc, “tay xách nách mang” hối hả ra xe người thân chờ sẵn để về đón Tết đoàn viên cùng gia đình.

Người dân chen chân trong siêu thị ngày cận Tết mua hàng giảm giá, bình ổn

THUỲ TRANG |

Đà Nẵng - Với nhiều chương trình bình ổn giá, khuyến mãi, giảm giá, các siêu thị đang thu hút lượng lớn người dân đến tham quan, mua sắm Tết.

Ông Kissinger đổi lập trường, nêu kế hoạch Ukraina mới nhất

Song Minh |

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger thay đổi lập trường, ủng hộ Ukraina gia nhập NATO.

Hàng nghìn người Campuchia sơ tán vì nước lũ sau vụ vỡ đập ở Lào

Hạ Anh |

Dòng nước lũ sau vụ vỡ đập ở Lào đã tràn vào Campuchia, buộc hàng nghìn người phải sơ tán.

Nhìn lại toàn cảnh vỡ đập thủy điện tại Lào nhấn chìm 6 bản làng, cuốn trôi hàng trăm người

Văn Phú |

Một trong 5 đập phụ tại dự án thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào tối 23.7 bị vỡ, khiến lượng nước lớn trút xuống gây lũ lụt nghiêm trọng, hơn 131 người mất tích, hiện mới tìm thấy 26 người thiệt mạng và hơn 3.060 người rơi vào cảnh mất nhà cửa.

Vỡ đập thủy điện ở Lào: Phóng viên báo Lao Động vượt lũ vào 4 bản bị cô lập

Đình Văn (từ Sanamxay, Attapeu, Lào) |

Sau một đêm thức trắng cùng những người dân thoát nạn tại trung tâm huyện Sanamxay (Lào), sáng sớm nay (26.7), phóng viên báo Lao Động đã vượt lũ vào 4 bản bị cô lập.