Việt Nam, Trung Quốc dẫn đầu về phục hồi kinh tế ở Đông Á - Thái Bình Dương

Song Minh |

Ngân hàng Thế giới cho biết, chỉ có Việt Nam và Trung Quốc đạt phục hồi theo hình chữ V, đồng thời tiếp tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương.

Sputnik đưa tin, theo các số liệu và dẫn chứng được nêu trong Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực của Ngân hàng Thế giới (WB), sau hơn 1 năm chống chọi với đại dịch COVID-19, các nền kinh tế tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có sự phục hồi không đồng đều.

Đặc biệt, theo WB, chỉ có Việt Nam và Trung Quốc đạt được thành tựu phục hồi kinh tế theo đồ thị hình chữ V.

Báo cáo của WB cho biết, các nền kinh tế lớn khác đều có sản lượng thấp hơn trung bình 5% so với giai đoạn trước đại dịch. Các nước chịu thiệt hại nặng nhất là các quốc đảo ở Thái Bình Dương.

Tăng trưởng kinh tế của các nước hiện đều đặt nền tảng trên những hiệu quả đạt được trong việc phòng chống dịch, khả năng tận dụng sự khởi sắc của thương mại quốc tế, cũng như năng lực của chính phủ trong việc hỗ trợ bằng chính sách tài khóa và tiền tệ.

Theo các chuyên gia của WB, tăng trưởng trong khu vực có thể sẽ tăng từ khoảng 1,2% năm 2020 lên 7,5% trong năm 2021. Tuy nhiên, việc tăng trưởng này phân thành ba cấp độ khác nhau.

“Việt Nam và Trung Quốc sẽ là hai nền kinh tế có mức tăng trưởng dự kiến cao hơn trong năm 2021, lần lượt là 8,1% và 6,6% so với 2,3% và 2,9% trong năm 2020” - WB cho biết.

Các nền kinh tế lớn trong khu vực sẽ có mức tăng trưởng bình quân vào khoảng 4,6%, thấp hơn một chút so với trước khủng hoảng.

Dự kiến, sản lượng của Indonesia và Malaysia sẽ quay về mức trước đại dịch trong năm 2021, trong khi Thái Lan và Philippines nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng thấp hơn so với trước đại dịch cho đến cuối năm 2022.

Trong khi đó, các nền kinh tế quốc đảo vốn phụ thuộc vào du lịch sẽ có mức tăng trưởng thấp hơn nhiều. Khoảng một nửa các quốc đảo sẽ tăng trưởng âm, dù cho về cơ bản thì các quốc gia này miễn nhiễm với đại dịch.

Dự kiến, gói kích cầu của Mỹ có thể nâng tốc độ tăng trưởng năm 2021 của các quốc gia trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương thêm 1%, đẩy nhanh quá trình phục hồi lên trung bình khoảng 3 tháng.

Tuy nhiên, nếu chậm triển khai vaccine COVID-19, mức tăng trưởng kinh tế sẽ bị kéo giảm đến 1% ở một số quốc gia.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam đặt mục tiêu bao phủ tiêm vaccine COVID-19 cho người dân

Phương Liên |

Việt Nam đặt mục tiêu tăng độ bao phủ tiêm vaccine COVID-19 cho người dân để có thể góp phần sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Việt Nam ứng phó thành công làn sóng COVID-19 thứ ba nhờ đồng thuận

Khánh Minh |

Tiến sĩ Vijay Sakhuja - chuyên gia tư vấn Quỹ Quốc tế Kalinga, New Delhi (Ấn Độ) - đã có bài viết ca ngợi Việt Nam ứng phó thành công làn sóng COVID-19 thứ ba nhờ sự đồng thuận của toàn bộ hệ thống chính trị và sự chung tay của người dân.

Việt Nam phát huy quyền lực mềm để thịnh vượng

Song Minh |

Giới chuyên gia nhận định, Việt Nam được nâng hạng trong bảng xếp hạng Chỉ số quyền lực mềm toàn cầu là do Việt Nam tiếp tục gặt hái những lợi ích từ sự phát triển thành công vào năm 2020 trong bối cảnh thế giới đang đối mặt các thách thức lớn.

Xét xử cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 22.2, TAND TPHCM  đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tuấn Thanh - cựu thiếu tá, điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM về tội 'giả mạo trong công tác'.

Tổng thống Mỹ Biden tái khẳng định cam kết với Ukraina

Song Minh |

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraina. Trong khi đó, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh, đánh bại Nga trên chiến trường là điều không thể.

Một nghìn lẻ một tranh chấp phổ biến trong quản lý chung cư

ĐỨC MẠNH |

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thống kê hiện có 129/845 tòa nhà, cụm tòa chung cư tại Hà Nội có tranh chấp, khiếu kiện trong khi con số trên tại TPHCM là 105/935.

Mạnh tay với “ma men”: Giới thiệu là em Phó Chủ tịch huyện cũng không thoát

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm hình thành thói quen “Đã uống rượu bia - không lái xe”.

Dự kiến Sử thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc: Học sinh nửa mừng nửa lo

Đức Trung - Ngọc Chi |

Thông tin dự kiến đưa Lịch sử thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cũng nhận được sự quan tâm lớn từ phía các học sinh. Dù vẫn còn nhiều lo lắng vì áp lực tăng thêm nhưng nhiều học sinh cũng đã sẵn sàng thay đổi phương pháp học sử để có được kết quả tốt nhất.

Việt Nam đặt mục tiêu bao phủ tiêm vaccine COVID-19 cho người dân

Phương Liên |

Việt Nam đặt mục tiêu tăng độ bao phủ tiêm vaccine COVID-19 cho người dân để có thể góp phần sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Việt Nam ứng phó thành công làn sóng COVID-19 thứ ba nhờ đồng thuận

Khánh Minh |

Tiến sĩ Vijay Sakhuja - chuyên gia tư vấn Quỹ Quốc tế Kalinga, New Delhi (Ấn Độ) - đã có bài viết ca ngợi Việt Nam ứng phó thành công làn sóng COVID-19 thứ ba nhờ sự đồng thuận của toàn bộ hệ thống chính trị và sự chung tay của người dân.

Việt Nam phát huy quyền lực mềm để thịnh vượng

Song Minh |

Giới chuyên gia nhận định, Việt Nam được nâng hạng trong bảng xếp hạng Chỉ số quyền lực mềm toàn cầu là do Việt Nam tiếp tục gặt hái những lợi ích từ sự phát triển thành công vào năm 2020 trong bối cảnh thế giới đang đối mặt các thách thức lớn.