Việt Nam: Nền kinh tế COVID-19 không thể hạ gục

Khánh Minh |

Việt Nam là nền kinh tế mà COVID-19 không thể hạ gục và quốc gia này đang dần nổi lên như con rồng Châu Á mới, nỗ lực viết nên câu chuyện thần kỳ về kinh tế ở khu vực.

Tăng trưởng lạc quan

Trong bài viết ngày 30.8 với tựa đề "Nền kinh tế mà COVID-19 không thể hạ gục", tờ The Economist có đánh giá tổng quan về đặc trưng nền kinh tế Việt Nam.

Thời báo kinh tế này nhấn mạnh, trong năm 2020, Việt Nam là một trong những quốc gia có thành tích chống dịch tốt nhất thế giới và điều này đã gây ấn tượng mạnh với những nhà đầu tư và giới quan sát quốc tế.

Tuy nhiên, làn sóng bùng phát dịch COVID-19 thứ tư diễn ra từ cuối tháng 4 năm nay đã đặt đất nước vào tình thế khó khăn với những chuỗi ngày giãn cách, cách ly xã hội ngày càng nghiêm ngặt.

Điểm mấu chốt chính là, tình hình dịch bệnh đã buộc nhiều nhà máy, từ nơi sản xuất giày cho Nike đến cơ sở sản xuất điện thoại cho Samsung, phải hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dù vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn được duy trì trong thời kỳ dịch bệnh nhờ hội nhập với nền sản xuất toàn cầu. Trong năm 2020, GDP cả nước tăng 2,9% bất chấp việc nhiều nước khác phải chịu suy thoái sâu.

Và mặc cho đợt bùng phát COVID-19 nghiêm trọng đang xảy ra, nền kinh tế năm nay vẫn có thể đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới đưa ra hôm 24.8, Việt Nam kỳ vọng mức tăng 4,8% trong năm 2021. “Thành tích này của Việt Nam thực sự ấn tượng” - The Economist nhấn mạnh.

Tờ báo cho biết, quốc gia Đông Nam Á này đã trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nhờ sự cởi mở trong thương mại và đầu tư. Chính điều này đã mang lại tăng trưởng đáng kể và kéo dài. Đồng thời, Việt Nam góp mặt trong top 5 quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới trong 30 năm qua, vượt qua các nước láng giềng.

Tờ báo nêu rõ, không như các thị trường cận biên khác, các thành tựu tăng trưởng của Việt Nam duy trì ổn định. Chính phủ đặt ra mục tiêu đưa đất nước trở thành quốc gia thu nhập cao năm 2045, một mục tiêu tham vọng đòi hỏi mức tăng trưởng GDP duy trì ở ngưỡng 7%/năm.

Bài viết trên tờ The Economist. Ảnh chụp màn hình
Bài viết trên tờ The Economist. Ảnh chụp màn hình

Bùng nổ xuất khẩu

The Economist nhắc lại thực tế rằng, trong thời gian qua, kim ngạch xuất nhập khẩu, giao thương hàng hóa của Việt Nam thậm chí từng vượt ngưỡng 200% GDP - "hiếm có nền kinh tế nào trên thế giới làm được điều tương tự".

Theo The Economist, rất ít quốc gia có độ mở của nền kinh tế lên đến hơn 200% GDP như Việt Nam, trừ các nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên hay sở hữu những trung tâm thương mại lớn của khu vực và toàn cầu, nắm ưu thế từ giao thương hàng hải, đã hoặc đang từng có mức thâm hụt thương mại lớn như thế.

Từ năm 1990, Việt Nam đã nhận được dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trung bình khoảng 6% GDP mỗi năm, gấp hơn 2 lần mức toàn cầu.

Một trong những lý do biến Việt Nam trở thành thiên đường thu hút vốn FDI chính là chi phí lao động thấp và tỷ giá hối đoái ổn định, trong bối cảnh mức lương của các nước Đông Á khác ngày càng tăng.

Điều này đã tạo nên sự bùng nổ xuất khẩu trong suốt thập kỷ qua, khi xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước tăng 137%, còn xuất khẩu của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tăng 422%.

Tuy nhiên, The Economist nhấn mạnh rằng, vấn đề đặt ra với Việt Nam là một khu vực dịch vụ năng suất và hiệu quả. Theo đó, một khi mức sống tăng lên, kéo theo cả chi phí lao động, Việt Nam có thể sẽ kém hấp dẫn hơn với các nhà sản xuất nước ngoài theo thời gian và người lao động sẽ cần những cơ hội khác. Đó là nguyên lý của nền kinh tế thị trường - làm ăn thì lúc nào cũng phải tính đến lợi nhuận.

Ngoài ra, theo phân tích của The Economist, phần của lực cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam đến từ các doanh nghiệp nhà nước. Thời báo này cũng nhấn mạnh, việc trở thành thành viên của CPTPP cũng như một loạt các thỏa thuận thương mại và đầu tư khác như EVFTA… có nghĩa là Việt Nam không thể dành ưu đãi chỉ cho các nhà sản xuất trong nước, mà phải mở rộng hỗ trợ cho các công ty đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trái cây tươi và đóng hộp là một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Trái cây tươi và đóng hộp là một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Kiều hối đối với nền kinh tế Việt Nam

Theo The Economist, Việt Nam còn có thể dựa vào một nguồn tăng trưởng khác là kiều hối. Việt Nam là một trong số các nước nhận nhiều kiều hối nhất thế giới.

The Economist phân tích, sự bùng nổ kinh tế đã khuyến khích cộng đồng kiều bào đầu tư, hoặc thậm chí trở về nhà.

“Không có nhiều nền kinh tế đang trải qua điều tương tự như Việt Nam” - Andy Ho của VinaCapital, một công ty đầu tư với tài sản 3,7 tỉ USD, đánh giá với The Economist. Gia đình doanh nhân Andy Ho chuyển đến Mỹ vào năm 1977, nơi ông được đào tạo và làm việc trong lĩnh vực tư vấn và tài chính và trở về nước vào năm 2004.

Việt Nam giờ trở thành một trong những quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới, với 17 tỉ USD vào năm ngoái, tương đương 6% GDP.

Trong bài phân tích của mình, The Economist nêu rõ, gác lại COVID-19 sang một bên, không thể phủ nhận những tín hiệu tích cực, phấn khởi về Việt Nam.

“Việt Nam dường như đang trong giai đoạn đầu của việc phấn đấu thành một phép màu ở khu vực Đông Á. Nhưng cần lưu ý rằng, không có quốc gia nào trở nên giàu có chỉ nhờ kiều hối” - tạp chí nhấn mạnh.

The Economist khẳng định, một khi Việt Nam phát triển, việc duy trì tăng trưởng nhanh chóng từ xuất khẩu của các công ty nước ngoài sẽ ngày càng trở nên khó khăn, và căng thẳng giữa việc mở cửa cho đầu tư nước ngoài và thúc đẩy “các nhà vô địch quốc gia” sẽ dần gay gắt hơn.

“Tất cả những yếu tố trên khiến cho việc cải cách khu vực kinh tế tư nhân trong nước và hệ thống tài chính là điều tối quan trọng. Nếu không có nó, mục tiêu làm giàu nhanh chóng có thể sẽ nằm ngoài tầm với” - The Economist kết luận.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Trúng cử Hội đồng Khai thác Bưu chính của UPU: Khẳng định vị thế Việt Nam

Song Minh (Video: BNG) |

Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang cho biết, việc Việt Nam lần đầu tiên ứng cử và trúng cử thành viên Hội đồng Khai thác Bưu chính (POC) của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) nhiệm kỳ 2022-2025 đã khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bản Tuyên ngôn độc lập và ý chí, khát vọng về hạnh phúc của dân tộc Việt Nam

Quang Lâm |

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2.9.1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Bản Tuyên ngôn độc lập ấy, cho đến ngày hôm nay, sau 76 năm vẫn còn nguyên những giá trị, đặc biệt là khẳng định ý chí, khát vọng hạnh phúc của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đang được phát huy trong cuộc chiến mới: Cuộc chiến chống “giặc” COVID-19.

75 năm bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Bản hiến pháp khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân

Hoàng Vũ |

Tròn 75 năm trước, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thông qua. Cho đến nay, Hiến pháp đã 5 lần sửa đổi song giá trị của bản Hiến pháp 1946 vẫn còn nguyên những giá trị.

Tiếp tục nở rộ các cuộc thi hoa hậu năm 2023: Khán giả sẽ sàng lọc?

NGỌC ANH |

Dựa vào kế hoạch hiện tại của các đơn vị tổ chức, năm 2023 sẽ tiếp tục có hàng loạt hoa hậu, á hậu đăng quang. Tuy nhiên, sau một năm 2022 nhiều "vàng thau lẫn lộn", khán giả sẽ có cái nhìn khắt khe, sàng lọc tốt nhất để cần giữ hay loại bỏ những cuộc thi nhan sắc trong nước.

10 thảm hoạ động đất kinh hoàng nhất thế kỷ 21

Bảo Bình - Dương Anh |

Tới 9h sáng 9.2, số nạn nhân thương vong do trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã vượt quá 12.000 người chết và hơn 58.000 người bị thương, khiến đây trở thành một trong những thảm hoạ động đất kinh hoàng nhất thế kỷ 21.

Kon Tum xảy ra động đất có độ lớn 3,3

Vương Trần |

Khu vực huyện Kon Plông , tỉnh Kon Tum tiếp tục xảy ra một trận động đất có độ lớn M= 3,3 vào sáng nay (ngày 9.2) Đây cũng là khu vực xảy ra nhiều trận động đất thời gian qua.

Hoa mận tinh khôi - vẻ đẹp rất riêng của núi rừng Tây Bắc

NHÓM PV |

Sau những ngày đầu Xuân rực rỡ sắc đào cũng chính là thời điểm hoa mận bung nở tạo nên một màu trắng tinh khôi điểm tô khắp núi rừng Tây Bắc.

Công viên Hà Đông ngủ vùi cả thập kỷ, người dân mong ngóng ngày thi công

Phạm Đông - Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Quận ủy Hà Đông được thành phố giao nhiệm vụ chỉ đạo UBND quận Hà Đông đẩy nhanh tiến độ, sớm đề xuất, triển khai đầu tư xây dựng Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông.

Trúng cử Hội đồng Khai thác Bưu chính của UPU: Khẳng định vị thế Việt Nam

Song Minh (Video: BNG) |

Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang cho biết, việc Việt Nam lần đầu tiên ứng cử và trúng cử thành viên Hội đồng Khai thác Bưu chính (POC) của Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) nhiệm kỳ 2022-2025 đã khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bản Tuyên ngôn độc lập và ý chí, khát vọng về hạnh phúc của dân tộc Việt Nam

Quang Lâm |

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2.9.1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Bản Tuyên ngôn độc lập ấy, cho đến ngày hôm nay, sau 76 năm vẫn còn nguyên những giá trị, đặc biệt là khẳng định ý chí, khát vọng hạnh phúc của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử đang được phát huy trong cuộc chiến mới: Cuộc chiến chống “giặc” COVID-19.

75 năm bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Bản hiến pháp khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân

Hoàng Vũ |

Tròn 75 năm trước, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được thông qua. Cho đến nay, Hiến pháp đã 5 lần sửa đổi song giá trị của bản Hiến pháp 1946 vẫn còn nguyên những giá trị.