Việt Nam là hình mẫu để học hỏi cách ứng phó COVID-19 hiệu quả

Song Minh |

Việt Nam là hình mẫu để học hỏi sau hai lần ứng phó COVID-19 hiệu quả - Tờ Thời báo Ấn Độ nhận định.

Hai lần ứng phó thành công

Việc Việt Nam xử lý khéo léo làn sóng COVID-19 đầu tiên đã nhận được sự khen ngợi rộng rãi. Việt Nam xác nhận hai ca nhiễm đầu tiên vào ngày 23.1 và có khoảng 350 ca nhiễm trên toàn quốc vào cuối tháng 6. Bằng cách thực hiện các biện pháp kịp thời, Việt Nam đã có thể ngăn chặn sự lây lan của đại dịch và quan trọng là không có trường hợp tử vong nào. Đây quả thực là một thành tựu đáng kể khi xét rằng Việt Nam có đường biên giới chung trên đất liền và trên biển với Trung Quốc.

Việt Nam từng là một quốc gia kiểu mẫu về ứng phó COVID-19. Việt Nam đã sớm thực hiện một số sáng kiến ​​và hiểu chính xác bản chất của thách thức. Việt Nam coi COVID-19 như kẻ thù của con người, tuyên chiến chống lại dịch bệnh và thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự lây lan. Việt Nam đã đóng cửa biên giới, áp đặt các đợt phong toả, thiết lập các cơ sở cách ly, đồng thời thực hiện kiểm tra và truy vết nghiêm ngặt thông qua các ứng dụng trong giai đoạn đầu của dịch bệnh. Việt Nam cũng theo dõi các mức độ tiếp xúc thứ hai, thứ ba và thứ tư với người nhiễm bệnh, đồng thời đưa ra các chính sách kiểm dịch nghiêm ngặt…

Khi Trung Quốc thông báo về trường hợp tử vong đầu tiên do COVID-19, Việt Nam đã ngay lập tức thực hiện kiểm tra sức khỏe tại các sân bay, nơi tất cả các du khách được đo nhiệt độ cơ thể. Chính quyền đã đình chỉ tất cả các chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn đầu và sau đó là tất cả các chuyến bay quốc tế. Việc xác định và thực hiện các bước cần thiết để cô lập điểm nóng đã bắt đầu sớm ở Việt Nam.

Giống như các nước khác, Việt Nam cũng chứng kiến ​​làn sóng COVID-19 thứ hai. Sau 99 ngày không lây nhiễm, dịch bệnh bùng phát vào ngày 25.7 tại Đà Nẵng, lây lan rất nhanh đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đến giữa tháng 9, 1.059 người bị ảnh hưởng và lần này số người chết là khoảng 35 người. Những con số này không đáng kể so với số liệu của các quốc gia khác.

Các biện pháp kịp thời được thực hiện lần này cũng giúp ngăn chặn sự lây lan thêm của dịch bệnh. Việt Nam đã kiên quyết đình chỉ tất cả các chuyến bay từ Trung Quốc đại lục, tiếp theo là tất cả các chuyến bay quốc tế không lâu sau đó.

Chính phủ Việt Nam đã quyết định sơ tán 80.000 du khách khỏi Đà Nẵng. Thành phố đã tiến hành các quy trình khử trùng quy mô lớn để kiểm soát sự lây lan của COVID-19 và thắt chặt kiểm soát di chuyển. Thành phố bị đóng cửa hoàn toàn. Một bệnh viện dã chiến 500 giường để tiếp nhận bệnh nhân cũng được thành lập.

Yếu tố làm nên thành công

Giống như trong làn sóng đầu tiên, một khía cạnh quan trọng trong nỗ lực của Việt Nam là tìm kiếm sự hợp tác từ người dân thông qua chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng hiệu quả. Người dân tuân thủ nghiêm ngặt giãn cách xã hội. Các hướng dẫn của chính phủ đối với người dân Hà Nội để tự cách ly tại nhà đã được thực hiện nghiêm túc. Người dân và chính quyền cũng đã thực hiện các bước để giảm bớt tác động xã hội và tâm lý tiêu cực của đại dịch.

Việc Việt Nam xử lý thành công đợt bùng phát COVID-19 cho đến nay đã chứng minh rằng, việc sẵn sàng đối phó với các bệnh truyền nhiễm là yếu tố then chốt để bảo vệ người dân.

Các yếu tố làm nên thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát dịch bệnh bao gồm xét nghiệm tích cực, truy vết liên hệ thông qua ứng dụng, chiến dịch truyền thông công cộng hiệu quả, sự tham gia của người dân và quan tâm đến tất cả các khía cạnh tác động bất lợi của đại dịch đối với xã hội.

Có thể kết luận rằng, Việt Nam đã dựa trên kinh nghiệm ứng phó với SARS để rút ra một kế hoạch toàn diện đối phó với COVID-19. Số liệu về các trường hợp tử vong và số ca nhiễm bệnh cho thấy sự minh bạch trong báo cáo.

Tờ Thời báo Ấn Độ nhấn mạnh, từ ví dụ của Việt Nam có thể học hỏi được nhiều điều: Đại dịch chỉ có thể bị đánh bại bằng cách xét nghiệm tích cực ở ba cấp độ, cách ly nghiêm ngặt bệnh nhân và các biện pháp phòng ngừa của người dân.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với một số nhiệm vụ khó khăn. Theo Thời báo Ấn Độ, cuộc chiến chống COVID-19 ở Việt Nam chưa kết thúc, do đó các nỗ lực vẫn phải tiếp tục. Do có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia, nên cần phải nỗ lực hơn nữa để kiểm tra những người nhập cư bất hợp pháp vào Việt Nam và mang theo virus truyền nhiễm. Khi một loại vaccine có sẵn, việc phân phối cần có sự chuẩn bị trước.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục phát triển khả năng phát hiện sớm hoặc thậm chí dự đoán đại dịch. Dữ liệu thu thập được cho đến nay nên được sử dụng cho nhiệm vụ này. Điều đó cũng đòi hỏi sự hợp tác quốc tế. Tác động kinh tế bất lợi của đại dịch cần được giải quyết. Nó đã ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các khu vực nghèo và dễ bị tổn thương, do đó cần bố trí các gói bảo trợ xã hội đầy đủ cho họ. Ngành du lịch cần được thúc đẩy trong giai đoạn hậu COVID-19.

Tờ Thời báo Ấn Độ nhấn mạnh, phải làm cho Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với những công ty đang muốn chuyển hướng từ Trung Quốc và Hong Kong. “Hy vọng rằng Việt Nam với bề dày kinh nghiệm ứng phó với đại dịch sẽ có thể đối phó thành công với tất cả các thách thức nêu trên” - tờ báo kết luận.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Mỹ tặng 100 máy thở hiện đại cho Việt Nam ứng phó COVID-19

Khánh Minh |

Ngày 30.9, Chính phủ Mỹ trao tặng Việt Nam 100 máy thở mới sản xuất để hỗ trợ Việt Nam ứng phó COVID-19.

Báo Australia: Việt Nam lần thứ 2 ứng phó COVID-19 hiệu quả

Song Minh |

Hãng ABC của Australia nhận định, Việt Nam lần thứ hai ứng phó COVID-19hiệu quả khi hơn 2 tuần qua không có ca nhiễm nào trong cộng đồng.

Australia hỗ trợ 1 triệu đôla cho Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19

Thanh Hà |

Australia thông báo sẽ hỗ trợ 1 triệu đô la Australia cho Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Mỹ tặng 100 máy thở hiện đại cho Việt Nam ứng phó COVID-19

Khánh Minh |

Ngày 30.9, Chính phủ Mỹ trao tặng Việt Nam 100 máy thở mới sản xuất để hỗ trợ Việt Nam ứng phó COVID-19.

Báo Australia: Việt Nam lần thứ 2 ứng phó COVID-19 hiệu quả

Song Minh |

Hãng ABC của Australia nhận định, Việt Nam lần thứ hai ứng phó COVID-19hiệu quả khi hơn 2 tuần qua không có ca nhiễm nào trong cộng đồng.

Australia hỗ trợ 1 triệu đôla cho Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19

Thanh Hà |

Australia thông báo sẽ hỗ trợ 1 triệu đô la Australia cho Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19.