Việt Nam khẳng định và quyết tâm bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông

Thanh Hà |

Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên nhấn mạnh, Việt Nam khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông, bởi những khẳng định về chủ quyền của Việt Nam là chính nghĩa, có cơ sở pháp lý, được luật pháp quốc tế công nhận và lịch sử để lại.

Lên án hành vi tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc

Chia sẻ với báo giới mới đây về việc trong lúc Việt Nam, Trung Quốc và cả thế giới đang gồng mình để chống COVID-19, Trung Quốc đã lợi dụng bối cảnh để thông báo thành lập cái gọi là quận Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam), Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Dương Huân - nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên Trưởng ban Nghiên cứu lịch sử, Bộ Ngoại giao - nhận định, Trung Quốc đã chủ ý toan tính lợi dụng bối cảnh để có những hành động nhằm đòi hỏi yêu sách phi lý.

Ông cho rằng, có 2 yếu tố dẫn tới quyết định trên của Trung Quốc. Trước tiên, Trung Quốc “yếu về mặt chính nghĩa nên hành động vào thời điểm thế giới đang bận nên ít chú ý. Phản ứng của thế giới cũng như phản ứng của Việt Nam sẽ khó hơn, phức tạp hơn”. Ngoài ra, theo ông, một yếu tố khác mà các nhà nghiên cứu về Trung Quốc nhận thấy mang tính quy luật là khi nội bộ có nhiều vấn đề phức tạp, Trung Quốc sẽ chuyển hướng sự chú ý ra bên ngoài. “Tôi cho rằng hiện nay nội bộ của Trung Quốc phức tạp, trước hết phức tạp liên quan đến dịch COVID-19” - ông nói.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Dương Huân, động thái của Trung Quốc về Biển Đông rất đáng lên án. “Từ xưa đến nay, hành động của Trung Quốc liên quan đến Biển Đông là rất đáng lên án bởi họ quyết tâm thực hiện đường lưỡi bò, hiện thực hoá đường lưỡi bò bằng mọi cách, bằng mọi giá” - ông nhấn mạnh.

Bàn về tình hình Biển Đông, ông Nguyễn Dy Niên - nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: “Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình ở Biển Đông. Những khẳng định về chủ quyền của chúng ta dựa trên cơ sở pháp lý, được luật pháp quốc tế công nhận và lịch sử để lại. Do đó, chúng ta càng quyết tâm bảo vệ”.

Ông Nguyễn Dy Niên lưu ý, quyết tâm bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông của Việt Nam không phải nói suông, nhưng đồng thời Việt Nam cũng muốn tình hình dịu đi, bớt căng thẳng để có hòa bình, tạo điều kiện cho phát triển. “Việt Nam phải có những động thái nhưng không để xảy ra xung đột, dù là xung đột nhỏ và không để xảy ra nổ súng. Nhưng về vấn đề chủ quyền, chúng ta không bao giờ thương lượng” - nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Việt Nam kiên trì hòa bình giải quyết tranh chấp

Cũng theo Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Dương Huân, trước những động thái của Trung Quốc, Việt Nam trước tiên cần phải lên án Trung Quốc bởi “khi kẻ cướp đến nhà mình phải lên tiếng thì người khác mới giúp đỡ, ủng hộ mình”.

Để làm tốt hơn công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ngăn chặn những hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, ông cho rằng, có nhiều biện pháp Việt Nam cần thực hiện. Biện pháp đầu tiên của Việt Nam là các biện pháp hòa bình qua đàm phán với Trung Quốc, phản ứng bằng mọi kênh qua Liên Hợp Quốc, các hội nghị quốc tế… Ngoài ra, “điều rất quan trọng”, theo Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Dương Huân, là Việt Nam cần “tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân thế giới”, trước hết từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước có quan hệ tốt với Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần phối hợp với các nước ASEAN khác có cùng lợi ích để thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông.

Thêm vào đó, chuyên gia kỳ cựu cho rằng, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam cần thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). “COC chính là bộ luật để ràng buộc hành động phi pháp của Trung Quốc. Nhưng năm nay là thời cơ khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN nên phấn đấu đưa COC vào ký kết được thì rất tốt” - ông nói và lưu ý, dĩ nhiên quá trình đàm phán sẽ rất khó khăn. Ông cho rằng, có nhiều biện pháp khác mà Việt Nam có thể triển khai như động viên nhân dân cả nước phối hợp, tăng cường lực lượng cho lực lượng kiểm ngư, lực lượng bảo vệ bờ biển...

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Phản đối quy chế cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông

Vương Trần |

Ngày 4.5, Hội Nghề cá Việt Nam có văn bản kịch liệt phản đối hành động phi lý và không có giá trị pháp lý của phía Trung Quốc, khi ban hành quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông kể từ ngày 1.5.2020.

Đại sứ Mỹ kịch liệt phản đối hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

Song Minh |

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết Mỹ kịch liệt lên án và phản đối việc Trung Quốc lợi dụng đại dịch COVID-19 để thúc đẩy các hành vi phi pháp ở Biển Đông.

Học giả quốc tế lên án động thái của Trung Quốc ở Biển Đông

Khánh Minh |

Nhiều học giả quốc tế cảnh báo, những động thái của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian vừa qua là những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và có thể gây ra phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng Đông Nam Á.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Phản đối quy chế cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông

Vương Trần |

Ngày 4.5, Hội Nghề cá Việt Nam có văn bản kịch liệt phản đối hành động phi lý và không có giá trị pháp lý của phía Trung Quốc, khi ban hành quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông kể từ ngày 1.5.2020.

Đại sứ Mỹ kịch liệt phản đối hành vi phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

Song Minh |

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết Mỹ kịch liệt lên án và phản đối việc Trung Quốc lợi dụng đại dịch COVID-19 để thúc đẩy các hành vi phi pháp ở Biển Đông.

Học giả quốc tế lên án động thái của Trung Quốc ở Biển Đông

Khánh Minh |

Nhiều học giả quốc tế cảnh báo, những động thái của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian vừa qua là những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và có thể gây ra phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng Đông Nam Á.