Việt Nam kêu gọi bảo vệ dân thường trước nạn đói do xung đột

Khánh Minh |

Việt Nam kêu gọi các quốc gia, tổ chức và các nhà tài trợ duy trì đóng góp cho các chương trình cứu trợ nhân đạo, hỗ trợ các nước tăng năng lực bảo vệ, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân.

Tại Liên Hợp Quốc, ngày 11.3, Mỹ tổ chức phiên thảo luận mở trực tuyến về bảo vệ thường dân trước nạn đói do xung đột.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) David Beasley và đại diện nhiều tổ chức phi chính phủ đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp.

Tổng thư ký Guterres cho rằng, nguyên nhân gây ra nạn đói hiện nay không thuần túy do thiếu lương thực mà còn do con người gây ra, nhất là ở các khu vực có xung đột kéo dài.

Tình trạng biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19 thời gian qua càng khiến cho tình hình trầm trọng thêm. Theo thống kê, đến cuối năm 2020 trên thế giới có tới hơn 88 triệu người thiếu lương thực khẩn cấp do xung đột và bất ổn, tăng 20% so với năm 2019.

Hơn 30 triệu người đứng bên bờ vực nạn đói và đi cùng với đó là tình trạng suy dinh dưỡng. Những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi tình trạng này là Sahel, vùng sừng châu Phi, Nam Sudan, Yemen và Afghanistan.

Tổng thư ký Guterres kêu gọi các nước thống nhất hành động và tăng cường cứu trợ nhân đạo, đồng thời bày tỏ quan ngại về tình trạng các nhân viên cứu trợ nhân đạo bị tấn công mà vụ việc Đại sứ Italia tại Cộng hòa Dân chủ Conggo Moustapha Milambo bị sát hại là một ví dụ.

Tổng thư ký Guterres cho biết ông đã thành lập Nhóm đặc trách cấp cao về ngăn ngừa nạn đói và sẽ đưa vấn đề chuyển đổi hệ thống lương thực bao trùm, bền vững và tự cường hơn thành trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực.

Trong khi đó, Giám đốc WFP David Beasley nhắc lại cảnh báo về nguy cơ xảy ra “đại dịch đói” bên cạnh đại dịch COVID-19. Ông Beasley nhấn mạnh, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong các thảm họa này, đồng thời cung cấp thông tin về tình trạng người dân đang đứng trước nạn đói ở Yemen, Syria và Cộng hòa Dân chủ Congo.

Phát biểu tại cuộc họp, các nước thành viên Hội đồng Bảo an kêu gọi các bên xung đột tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, tạo điều kiện cho các tổ chức nhân đạo nhanh chóng tiếp cận người dân mà không bị cản trở.

Các nước kêu gọi tăng cường cam kết tài trợ cho các chương trình lương thực, cứu trợ nhân đạo, đồng thời khẳng định phát triển bền vững, giải quyết và chấm dứt xung đột phải là giải pháp toàn diện, lâu dài.

Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định, Hội đồng Bảo an cần tăng cường nỗ lực để giải quyết nạn đói do xung đột.

Đại sứ kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực và các nhà tài trợ duy trì đóng góp cho các chương trình cứu trợ nhân đạo, hỗ trợ các nước tăng năng lực bảo vệ, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và xây dựng hệ thống lương thực bền vững giúp người dân có thể tiếp cận lương thực an toàn và đủ dinh dưỡng.

Đại sứ cho rằng, Liên Hợp Quốc cần có giải pháp tổng thể, trong đó tập trung ngăn ngừa, chấm dứt xung đột, xây dựng hòa bình bền vững; khắc phục các nguyên nhân gốc rễ của xung đột, thúc đẩy vai trò của tổ chức khu vực trong duy trì hòa bình và giải quyết xung đột trong khu vực.

Tại Nghị quyết 2417 (năm 2017), Hội đồng Bảo an khẳng định xung đột vũ trang, bạo lực là nguyên nhân chính dẫn đến nạn đói. Từ đầu năm 2020, Hội đồng Bảo an đã tổ chức hai cuộc họp xem xét về nguy cơ gây ra nạn đói do xung đột ở một số nước như Yemen, Nam Sudan, Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Somalia, Tigray và Afghanistan.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam nhất quán trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Phương Liên |

Chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó có các quyền tự do cơ bản.

Thông tin mới nhất về người Việt Nam tại Myanmar

Phương Liên |

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, còn khoảng 600 công dân Việt Nam tại Myanmar.

Syria trong cơn ác mộng tồi tệ sau 10 năm chiến tranh

Song Minh |

Syria phải đối mặt với "cơn ác mộng tồi tệ" 10 năm sau chiến tranh khi các cuộc biểu tình ôn hòa bị đàn áp dữ dội đưa đất nước vào "con đường kinh hoàng" của tàn phá và đổ máu - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết hôm 10.3.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cán bộ không đi lễ hội trong giờ hành chính

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.

3 lý do khiến VN-Index giảm sốc đầu tuần, nhóm bất động sản sàn la liệt

Đức Mạnh |

Nhóm bất động sản hôm nay diễn biến kém khả quan, kéo VN-Index lùi sâu dưới tham chiếu. Toàn thị trường ghi nhận số mã giảm gấp hơn 3 lần số mã tăng, 75 cổ phiếu bám sàn.

Không khí lạnh gây mưa giảm nhiệt sâu từ đêm nay

AN AN |

Do tác động của không khí lạnh, từ đêm nay 13.2 Bắc Bộ, Thanh Hoá - Nghệ An trời chuyển rét kèm mưa rào và dông.

Vụ sai phạm tại Sở Y tế TP Cần Thơ: Bị hại xin giảm án cho các bị cáo

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 13.2, tại phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế TP Cần Thơ, đại diện Sở Y tế Cần Thơ (bị hại của vụ án) đề nghị Hội đồng xét xử giảm nhẹ trách nhiệm cho bị cáo nguyên là lãnh đạo và chuyên viên.

Đi khám bệnh, chỉ cần mang căn cước công dân

NHẬT HỒ - PHÚC DUY |

Cà Mau - Ngày 13.2, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Cà Mau cho biết đã hoàn thiện dữ liệu, số hoá để quản lý quá trình tham gia, hưởng các chế độ BHXH, BHYT. Người dân đi đến các cơ sở y tế chỉ cần trình căn cước công dân là có thể  khám chữa bệnh, không cần đem thẻ BHYT giấy như trước đây.

Việt Nam nhất quán trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Phương Liên |

Chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó có các quyền tự do cơ bản.

Thông tin mới nhất về người Việt Nam tại Myanmar

Phương Liên |

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, còn khoảng 600 công dân Việt Nam tại Myanmar.

Syria trong cơn ác mộng tồi tệ sau 10 năm chiến tranh

Song Minh |

Syria phải đối mặt với "cơn ác mộng tồi tệ" 10 năm sau chiến tranh khi các cuộc biểu tình ôn hòa bị đàn áp dữ dội đưa đất nước vào "con đường kinh hoàng" của tàn phá và đổ máu - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết hôm 10.3.