Việt Nam "dệt thảm đỏ" chào đón nhân tài kiều bào về nước

Vân Anh thực hiện |

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài Lương Thanh Nghị khẳng định, các cấp, các ngành, các cơ quan trong nước đánh giá cao tiềm năng của nguồn lực kiều bào, không ngừng nỗ lực dệt chiếc thảm chào đón nhân tài kiều bào về nước, dệt tới đâu trải tới đó.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ các định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nhấn mạnh việc thu hút và trọng dụng nhân tài. Xin ông cho biết, công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNƠNN) trong thời gian qua đã đạt được những kết quả như thế nào trong việc thu hút nguồn lực của bà con để xây dựng đất nước?

- Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 45 của Ban Chấp hành Trung ương khẳng định kiều bào là “bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”.

Trên cơ sở đó, Ủy ban đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và triển khai các chính sách về NVNƠNN theo hướng ngày càng thông thoáng. Công tác thu hút nguồn lực NVNƠNN thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả cụ thể.

Thứ nhất, kiều hối là nguồn lực quan trọng góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế và bổ sung ngoại tệ cho đất nước. Năm 2020, dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lượng kiều hối về Việt Nam chỉ giảm nhẹ so với năm 2019, được Ngân hàng Thế giới ước đạt gần 16 tỉ USD, xếp thứ 9 trên thế giới.

Thứ hai, hàng nghìn dự án đầu tư với số vốn hàng tỉ USD của doanh nhân kiều bào đã góp phần tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và tăng nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, kiều bào ta cũng góp phần hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối đầu tư và quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt ở sở tại.

Chuyên gia, trí thức NVNƠNN tiếp tục có nhiều đóng góp mang tính truyền thống như chuyển giao khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và tư vấn chính sách. Cộng đồng ta ở nước ngoài cũng góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa của đất nước, thông tin đúng đắn các vấn đề liên quan đến trong nước tới sở tại và quốc tế, đóng góp cho việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam.

Nghị quyết Đại hội XIII đã nhấn mạnh, cần “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài”. Có thể hiểu nhân tài người Việt ở nước ngoài là một bộ phận, một động lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này.

Trong một cuộc hội thảo năm 2018, GS Vũ Hà Văn, Đại học Yale, Mỹ - người được xem là chuyên gia hàng đầu về Big data - đã nêu quan điểm: “Cách đây khoảng 20 năm, nhà nước luôn có một câu là “trải thảm đỏ mời nhân tài về nước” nhưng đến nay vẫn chưa ai biết thảm đỏ như thế nào”. Xin hỏi ông, giờ đây, "thảm đỏ" đã được trải chưa và có những khó khăn gì trong việc thu hút nhân tài người Việt ở nước ngoài?

- Tôi cho rằng, con đường đưa người tài về Việt Nam hiện đã rộng mở, bớt gập ghềnh hơn trước rất nhiều.

Chúng ta đã có những chủ trương, chính sách tương đối thuận lợi trên nhiều khía cạnh như quốc tịch, nhà đất, đầu tư, cư trú, các chính sách ưu đãi để thu hút và tạo điều kiện để kiều bào ở nước ngoài về nước lập nghiệp. Gần đây nhất, ngày 1.3.2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22.9.2014 quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là NVNƠNN và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam, trong đó, bổ sung một số điểm cụ thể hoá, tạo thuận lợi hơn cho các trí thức NVNƠNN về chính sách lương, tiếp cận thông tin, kinh phí hoạt động khoa học...

Nghị định 16/2020/NĐ-CP ngày 3.2.2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam đã phần nào giải quyết khúc mắc, là cơ sở để giải quyết nhu cầu nhập, trở lại quốc tịch cho bà con, tạo thuận lợi cho các doanh nhân kiều bào về nước đầu tư, kinh doanh…

Nhìn chung, các cấp, các ngành, các cơ quan trong nước đã thay đổi tư duy, đánh giá cao tiềm năng của nguồn lực kiều bào, đang không ngừng nỗ lực dệt chiếc thảm chào đón nhân tài kiều bào về nước, dệt tới đâu trải tới đó.

Tuy nhiên, công tác huy động, thu hút nguồn lực NVNƠNN vẫn có nhiều hạn chế, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Các chính sách được ban hành tuy ngày càng được cụ thể hóa chưa đủ mạnh, nhiều chế độ ưu đãi hiện nay không còn phát huy hiệu quả; các chính sách cũng chưa đủ tạo một khung chế độ đãi ngộ cụ thể, hấp dẫn về điều kiện sống, làm việc và học tập cho NVNƠNN và gia đình, con em họ khi về nước làm việc.

Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nghiên cứu khoa học và môi trường học thuật chuyên nghiệp còn hạn chế; Khác biệt về thể chế; rào cản ngôn ngữ, nhận thức không tương đồng về các vấn đề, đặc biệt các vấn đề chuyên môn sâu giữa chuyên gia, trí thức NVNƠNN và các đồng nghiệp trong nước cũng gây ra tâm lý e dè cho kiều bào khi hợp tác với trong nước.

Ủy ban có đề xuất gì với chính phủ về cơ chế chính sách gì để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về thu hút trọng dụng nhân tài và nguồn lực của kiều bào ta ở nước ngoài?

- Ủy ban sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách về thu hút doanh nhân, trí thức kiều bào, theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho bà con về đầu tư, kinh doanh, chuyển giao khoa học công nghệ với trong nước. Những chính sách nhằm phát huy nguồn lực NVNƠNN cơ bản sẽ vẫn được đặt trong tổng thể công tác về NVNƠNN, kết hợp hài hòa với các nhiệm vụ khác như củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, thông tin tuyên truyền, duy trì tiếng Việt và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng NVNƠNN.

Những điểm mới sẽ xoay quanh việc chú trọng bồi dưỡng, củng cố hơn nữa mối liên hệ với quê hương của thế hệ trí thức, doanh nhân kiều bào trẻ, gồm các du học sinh ở lại sinh sống, làm việc ở nước ngoài và thế hệ người Việt thứ 2, thứ 3 sinh ra và lớn lên ở sở tại, tăng cường thu hút nguồn lực của kiều bào “từ xa”.

Ngoài ra, Ủy ban sẽ tập trung phát huy hơn nữa vai trò sứ giả văn hóa, đại sứ nhân dân của cộng đồng ta ở nước ngoài bên cạnh nguồn lực về kinh tế và tri thức, công nghệ.

Những đóng góp quý báu đó sẽ có tác động lớn, lâu dài, hỗ trợ thiết thực cho công tác đối ngoại, giúp tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Vân Anh thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Thu hút, trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực công nghệ

Phạm Đông - Ái Vân |

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ các định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nhấn mạnh việc tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực chất lượng cao và thiếu cơ chế thu hút người tài luôn là “điểm nghẽn”, là “nút thắt” cần được khắc phục, khơi thông để có thể thực hiện thành công yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.

Cách doanh nghiệp “giữ chân” nhân tài bằng món quà sức khỏe

ANH HUY |

Vừa chăm lo đời sống cho người lao động, vừa là động thái bảo vệ “sức khỏe chính mình”, nhiều doanh nghiệp chú trọng lựa chọn bảo hiểm sức khỏe như phần thưởng hoặc chế độ đãi ngộ gia tăng dành cho cán bộ nhân viên thời đại dịch COVID-19.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với cơ chế thu hút, đãi ngộ nhân tài

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ, một trong ba đột phá chiến lược đó là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Bảo vệ người dám đột phá, sáng tạo cũng là trọng dụng nhân tài

Hoàng Lâm |

Hơn 530 năm trước, Tiến sĩ triều Lê Thân Nhân Trung đã vâng mệnh vua Lê Thánh Tông soạn bài ký cho tấm bia Văn Miếu, tại Quốc Tử Giám khẳng định vai trò của nhân tài trong việc hưng thịnh đất nước.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Thu hút, trọng dụng nhân tài trong lĩnh vực công nghệ

Phạm Đông - Ái Vân |

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ các định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nhấn mạnh việc tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực chất lượng cao và thiếu cơ chế thu hút người tài luôn là “điểm nghẽn”, là “nút thắt” cần được khắc phục, khơi thông để có thể thực hiện thành công yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.

Cách doanh nghiệp “giữ chân” nhân tài bằng món quà sức khỏe

ANH HUY |

Vừa chăm lo đời sống cho người lao động, vừa là động thái bảo vệ “sức khỏe chính mình”, nhiều doanh nghiệp chú trọng lựa chọn bảo hiểm sức khỏe như phần thưởng hoặc chế độ đãi ngộ gia tăng dành cho cán bộ nhân viên thời đại dịch COVID-19.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với cơ chế thu hút, đãi ngộ nhân tài

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ, một trong ba đột phá chiến lược đó là phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Bảo vệ người dám đột phá, sáng tạo cũng là trọng dụng nhân tài

Hoàng Lâm |

Hơn 530 năm trước, Tiến sĩ triều Lê Thân Nhân Trung đã vâng mệnh vua Lê Thánh Tông soạn bài ký cho tấm bia Văn Miếu, tại Quốc Tử Giám khẳng định vai trò của nhân tài trong việc hưng thịnh đất nước.