Việt Nam đề xuất tiêm vaccine COVID-19 cho lực lượng gìn giữ hòa bình

Thanh Hà |

Nhóm bạn bè về gìn giữ hòa bình đã tổ chức thảo luận không chính thức ngày 12.2 về sáng kiến Hành động vì Gìn giữ hòa bình (A4P) của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và vaccine COVID-19.

Phiên thảo luận do các nước Hàn Quốc, Ethiopia và Na Uy đồng chủ trì tổ chức với sự tham dự của hơn 50 Đại sứ, Phó Đại sứ các nước thành viên Liên Hợp Quốc.

Theo TTXVN, phát biểu tại phiên thảo luận, các đại diện Liên Hợp Quốc nhấn mạnh sự cần thiết thực hiện chương trình phụ nữ, hòa bình, an ninh, bảo đảm an toàn và an ninh của nhân viên gìn giữ hòa bình, tăng cường và củng cố quan hệ đối tác giữa Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực và tiểu khu vực, trong đó có quan hệ với ASEAN thông qua Chương trình đối tác ba bên về đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình.

Đây cũng là những lĩnh vực được cho là cần thảo luận kỹ để triển khai tiếp sáng kiến A4P, bên cạnh những nội dung về trao đổi với các chủ thể xây dựng hòa bình, ứng dụng công nghệ thông tin.

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về hoạt động gìn giữ hòa bình Jean-Pierre Lacroix, Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình Atul Khare và Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về nguồn nhân lực Martha Helena Lopez cũng thông tin về quá trình thảo luận tại Liên Hợp Quốc về việc bảo đảm vaccine phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 cho nhân viên gìn giữ hòa bình trên thực địa.

Trong phát biểu, một số nước thành viên Liên Hợp Quốc đã chia sẻ quan tâm về việc thực hiện sáng kiến A4P trong giai đoạn mới. Nhiều ý kiến cũng nhận định cần bảo đảm tiêm phòng vaccine COVID-19 cho các nhân viên gìn giữ hòa bình, nhấn mạnh các thách thức từ sự thiếu hụt ngân sách, vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan cũng như thách thức từ các biến chủng mới.

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, đã phát biểu khẳng định cam kết của Việt Nam đối với hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và các nỗ lực hướng tới tăng cường hiệu quả hoạt động gìn giữ hòa bình. Đại sứ kêu gọi cộng đồng quốc tế bảo đảm nguồn lực phù hợp với các cam kết chính trị đã đề ra, củng cố quan hệ đối tác giữa Liên Hợp Quốc và các tổ chức khu vực, tiểu khu vực, tăng cường vai trò và sự tham gia của phụ nữ, đồng thời bảo đảm an toàn và an ninh của nhân viên gìn giữ hòa bình.

Đại sứ nhấn mạnh sự cần thiết của chương trình tiêm vaccine cho nhân viên gìn giữ hòa bình, nhất là các đối tượng dễ bị lây nhiễm như các nhân viên y tế làm việc tại các bệnh viện dã chiến, các lực lượng hoạt động tại những vùng có mức độ lây nhiễm cao. Đại sứ cũng nhấn mạnh trách nhiệm và vai trò của nước chủ nhà, tầm quan trọng của sự hợp tác chặt chẽ giữa các phái bộ và nước chủ nhà trong quá trình đảm bảo an toàn, an ninh cho các lực lượng gìn giữ hòa bình nói chung và tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các nhân viên gìn giữ hòa bình nói riêng.

Sáng kiến A4P được Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Gutteres đưa ra vào ngày 28.3.2018 nhằm thúc đẩy hành động chung của quốc tế và tăng cường cam kết chính trị đối với gìn giữ hòa bình. Sáng kiến A4P gồm 45 cam kết cụ thể trong 8 lĩnh vực ưu tiên. Đến tháng 6.2020, có 154 nước thành viên Liên Hợp Quốc và 4 tổ chức khu vực đã thông qua "Tuyên bố cam kết chung về hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc" thuộc sáng kiến A4P.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Bản đồ tiêm vaccine COVID-19 toàn cầu mới nhất

Hải Anh |

Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử đang được triển khai với hơn 168 triệu liều vaccine COVID-19 đã được tiêm ở 77 quốc gia, vùng lãnh thổ, theo dữ liệu của Bloomberg công bố ngày 13.2. Tỉ lệ tiêm chủng mới nhất là khoảng 5,84 triệu liều một ngày.

Nhật Bản có nguy cơ bỏ hàng triệu liều vaccine COVID-19 vì lý do không ngờ

Thanh Hà |

Nhật Bản có nguy cơ phải vứt bỏ hàng triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer vì không đủ ống tiêm đặc biệt để trích xuất vaccine.

Chuyên gia WHO khuyến nghị sử dụng vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Thanh Hà |

Vaccine COVID-19 của AstraZeneca-Oxford có thể được sử dụng cho những người trên 65 tuổi và cũng như những nơi mà các biến thể SARS-CoV-2 đáng lo ngại đang lưu hành.

Nhà thầu chây ỳ, loạt lô cốt vẫn "án binh bất động" ở đường Vũ Trọng Khánh

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dù chủ đầu tư đã có 12 văn bản nhắc nhở, cảnh báo, đôn đốc và yêu cầu nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tuy nhiên, nhà thầu vẫn cố tình chây ỳ, tiến độ thi công chưa được cải thiện, ùn tắc xảy ra triền miên trên đường Vũ Trọng Khánh.

Tiếp tục chậm tiến độ, sân bay Điện Biên có kịp về đích?

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Điện Biên - Sau hơn 1 năm triển khai Dự án Sân bay Điện Biên, nhiều gói thầu vẫn tiếp tục chậm tiến độ. Vậy dự án này có kịp về đích vào tháng 8.3023?

Độc lạ làng nghề tạo tượng từ những cây cổ thụ đã chết, giá hàng trăm triệu

Nguyễn Minh |

Hòa Bình - Từ những khúc gỗ lũa vô tri, dưới bàn tay tài hoa người thợ đã thổi hồn vào từng tác phẩm, tạo nên bức tượng vô cùng độc đáo và sống động dưới hình hài của vạn vật.

Ngang nhiên mua bán, xây nhà trên đất lâm nghiệp tại thung lũng Quy Hòa

Hoài Luân |

Bình Định - Nhiều năm qua, tình trạng mua bán, xây nhà trên đất lâm nghiệp tại thung lũng Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn) vẫn ngang nhiên diễn ra, dù trước đó chính quyền địa phương đã lập biên bản, cưỡng chế.

Vì sao cấp dưới Tổng Giám đốc VNGroup không bị truy tố đồng phạm lừa đảo?

Việt Dũng |

Tổng Giám đốc VNGroup Việt Nam chỉ đạo nhân viên tìm đối tác để tham gia phá dỡ Bệnh viện quốc tế Phúc An Khang và 10 lần nhận tiền tổng cộng 3,66 tỉ và chiếm đoạt.

Bản đồ tiêm vaccine COVID-19 toàn cầu mới nhất

Hải Anh |

Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử đang được triển khai với hơn 168 triệu liều vaccine COVID-19 đã được tiêm ở 77 quốc gia, vùng lãnh thổ, theo dữ liệu của Bloomberg công bố ngày 13.2. Tỉ lệ tiêm chủng mới nhất là khoảng 5,84 triệu liều một ngày.

Nhật Bản có nguy cơ bỏ hàng triệu liều vaccine COVID-19 vì lý do không ngờ

Thanh Hà |

Nhật Bản có nguy cơ phải vứt bỏ hàng triệu liều vaccine COVID-19 của Pfizer vì không đủ ống tiêm đặc biệt để trích xuất vaccine.

Chuyên gia WHO khuyến nghị sử dụng vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Thanh Hà |

Vaccine COVID-19 của AstraZeneca-Oxford có thể được sử dụng cho những người trên 65 tuổi và cũng như những nơi mà các biến thể SARS-CoV-2 đáng lo ngại đang lưu hành.