Việt Nam đặt ra tiêu chuẩn cho cuộc chiến chống COVID-19

Bảo Châu |

Tờ The Globe and Mail của Canada ngày 27.5 đã đăng bài viết ca ngợi những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong khống chế đại dịch, kết quả là không có ca tử vong nào và Việt Nam đã đặt ra tiêu chuẩn cho cuộc chiến chống COVID-19.

Tác giả bài viết - Eric Reguly - Trưởng văn phòng đại diện của tờ Globe and Mail tại Châu Âu - đưa ra nhận định, Chính phủ Việt Nam đã sớm dập tắt dịch bệnh bằng các biện pháp cách ly, truy dấu và các chiến dịch truyền thông giáo dục cộng đồng hiệu quả. Đã gần một tháng kể từ khi dỡ bỏ thực hiện giãn cách xã hội, cuộc sống nơi đây đã trở lại bình thường.

Thành tựu của Việt Nam là nổi bật và duy nhất

Bệnh nhân số 91 – 43 tuổi, phi công của Vietnam Airlines - đang được điều trị trong tình trạng nguy kịch ở một bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh. Phổi của bệnh nhân chỉ còn lại 10% dung tích, các bác sĩ đang tìm kiếm một nguồn hiến phổi phù hợp dù rằng đã có 60 người đề nghị tình nguyện hiến phổi để ghép cho bệnh nhân. Việc cứu bệnh nhân số 91 đã trở thành ưu tiên quốc gia để giữ vững thành tích không có ca tử vong nào trong đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, tác giả nhấn mạnh rằng, kể cả khi không cứu được bệnh nhân này, cuộc chiến chống COVID-19 của Việt Nam vẫn sẽ nổi bật như một thành tựu đáng chú ý và có lẽ là duy nhất. Tính tới ngày 26.5, Việt Nam chỉ ghi nhận 327 ca mắc COVID-19, chiếm tỉ lệ 3/1.000.000 trong dân số 97 triệu người. So sánh với tỉ lệ lây nhiễm ở Italia là 3.822/1.000.000, trong khi Canada là 2.320/1.000.000 và Mỹ là 5.247/1.000.000, theo dữ liệu chính thức của các quốc gia.

Ngày 26.5, Việt Nam đã báo cáo 1 ca nhiễm mới đầu tiên kể từ ngày 16.4. Các biện pháp hạn chế đã được nới lỏng từ cuối tháng Tư. Các trường học và đại học đã mở cửa trở lại vào đầu tháng này.

Thành công của Việt Nam không phải do ngẫu nhiên

Để chứng minh, tác giả đã đưa ra dẫn chứng, với đường biên giới dài 1.450 km với Trung Quốc và lượng du khách thường xuyên đến từ Vũ Hán – tâm dịch trong giai đoạn tháng 12 và tháng 1, đồng nghĩa với việc Việt Nam có thể bị tràn ngập các ca nhiễm bệnh. Nhưng Việt Nam đã hành động nhanh chóng và không chờ đợi những cảnh báo chính thức từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước khi đóng cửa biên giới, phong tỏa hoạt động kinh tế và triển khai các biện pháp xét nghiệm, truy dấu và cách ly hàng loạt.

Giáo sư Guy Thwaites về các bệnh truyền nhiễm, Giám đốc của Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Việt Nam, cho biết, '‘Người Việt Nam rất cảnh giác trước mối đe dọa của các bệnh truyền nhiễm và biết rằng họ phải hành động sớm. Họ đã chuẩn bị tốt. Châu Âu và Bắc Mỹ dường như đã quên đi các bệnh truyền nhiễm’’.

Tác giả đồng thời sử dụng các mốc thời gian để so sánh. Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vào ngày 30.1 và tuyên bố đại dịch vào ngày 11.3. Tại thời điểm đó, Việt Nam đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp một cách hiệu quả để khống chế dịch bệnh, sớm triển khai một số biện pháp kiểm soát biên giới, kiểm tra nhiệt độ tại các cửa khẩu và bắt đầu phát hiện và truy dấu các ca tiếp xúc, cách ly bắt buộc với nhiễm bệnh và những người họ tiếp xúc.

Cuối tháng 1, Việt Nam đã chuẩn bị 22 bệnh viện để điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Các trường học và đại học đã bị đóng cửa. Đầu tháng 2, tất cả các chuyến bay từ Trung Quốc đã bị dừng lại. Cuối tháng 2, khách du lịch vào Việt Nam từ các quốc gia bị nhiễm bệnh phải thực hiện cách ly 14 ngày. Cuối tháng 3, chính phủ Việt Nam đóng cửa nền kinh tế cho đến ngày 23.4.

Ngoài ra, Chính phủ cũng sử dụng rộng rãi các phương tiện truyền thông xã hội để giáo dục cộng đồng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay.

Số liệu về đại dịch COVID-19 ở Việt Nam hoàn toàn chính xác

Một báo cáo học thuật mới về phản ứng của Việt Nam đối với đại dịch do Giáo sư Guy Thwaites và khoảng 20 bác sĩ và nhà khoa học thực hiện, trong đó kết luận rằng các biện pháp phong tỏa sớm cùng với các xét nghiệm rộng rãi, truy dấu và kiểm dịch bắt buộc đối với những người đã tiếp xúc với các ca dương tính, đã làm nên thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn tử vong do COVID-19. Họ cho rằng các biện pháp truy dấu và kiểm dịch "có hiệu quả đặc biệt giúp gần một nửa số người nhiễm bệnh không phát triển các triệu chứng".

Đến đầu tháng 5, hơn 200.000 người đã được cách ly trong các cơ sở của nhà nước, doanh trại quân đội, khách sạn hoặc tại nhà.

Giáo sư Thwaites cho biết nỗ lực truy vết các ca tiếp xúc ở Việt Nam hoàn toàn không dựa trên các công nghệ hiện đại mà ''chỉ là biện pháp dịch tễ học thực địa, đã cũ''.

Hầu hết các ca nhiễm ít ỏi ở Việt Nam là các du khách, bao gồm cả công dân Việt Nam, đến từ nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam có dân số tương đối trẻ, giúp ngăn ngừa tử vong. Độ tuổi trung bình của các ca bệnh ''ngoại nhập'' ở Việt Nam là dưới 30. Trong khi ở Italia, 70% trường hợp dương tính từ 50 tuổi trở lên.

Giáo sư Thwaites khẳng định, ông tin tưởng số ca nhiễm bệnh ở mức thấp và không có tử vong ở Việt Nam là hoàn toàn chính xác, vì ông có quyền truy cập vào dữ liệu chính thức và đã tới thăm các bệnh viện địa phương. Ông nói rằng: ‘Nếu có người tử vong, tôi sẽ biết về điều đó’’.

Bảo Châu
TIN LIÊN QUAN

Báo Mỹ: Việt Nam ứng phó COVID-19 thành công nhất thế giới

Ngọc Vân |

Tạp chí chính trị uy tín Politico của Mỹ đánh giá Việt Nam ứng phó COVID-19 thành công nhất thế giới.

Báo Anh nhận định Việt Nam chống dịch thành công vượt bậc

HỒNG HẠNH |

Hãng tin Anh BBC nhận định Việt Nam chống dịch thành công vượt bậc dựa vào việc sớm nhìn nhận ra vấn đề.

Báo Mỹ ca ngợi Việt Nam tiếp cận và khống chế COVID-19 trên cơ sở khoa học

Phương Linh |

Việt Nam chống dịch COVID-19 hiệu quả dựa trên phương pháp tiếp cận và xử lý khoa học - nhật báo Daily Hampshire Gazette của Mỹ ca ngợi và khẳng định trong bài viết ngày 11.5.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Báo Mỹ: Việt Nam ứng phó COVID-19 thành công nhất thế giới

Ngọc Vân |

Tạp chí chính trị uy tín Politico của Mỹ đánh giá Việt Nam ứng phó COVID-19 thành công nhất thế giới.

Báo Anh nhận định Việt Nam chống dịch thành công vượt bậc

HỒNG HẠNH |

Hãng tin Anh BBC nhận định Việt Nam chống dịch thành công vượt bậc dựa vào việc sớm nhìn nhận ra vấn đề.

Báo Mỹ ca ngợi Việt Nam tiếp cận và khống chế COVID-19 trên cơ sở khoa học

Phương Linh |

Việt Nam chống dịch COVID-19 hiệu quả dựa trên phương pháp tiếp cận và xử lý khoa học - nhật báo Daily Hampshire Gazette của Mỹ ca ngợi và khẳng định trong bài viết ngày 11.5.