Việt Nam có vị thế đáng nể trong số các nước Châu Á

Khánh Minh (tổng hợp) |

Tờ Financial Express ngày 14.1 dẫn báo cáo của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist có trụ sở tại London, Vương quốc Anh đã nhận định như vậy. Tờ báo này khẳng định, những chính sách ưu đãi của Việt Nam đối với các doanh nghiệp quốc tế trong việc thành lập các đơn vị sản xuất sản phẩm công nghệ cao, lực lượng lao động chi phí thấp và sự gia tăng của các Hiệp định Thương mại tự do (hiệp định mới nhất là với Liên minh Châu Âu EU) giúp Việt Nam có vị thế “đáng ghen tị” trong số các nước Châu Á.

Vị thế của Việt Nam ở Châu Á

Báo cáo của Economist Intelligence Unit (EIU) - cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist có trụ sở tại London, Vương quốc Anh - khẳng định các Hiệp định Thương mại tự do (hiệp định mới nhất là với Liên minh Châu Âu EU) giúp Việt Nam có vị thế lớn.

Theo EIU, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất chi phí thấp, vượt qua Ấn Độ và thậm chí cả Trung Quốc về các chỉ số, bao gồm chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kiểm soát ngoại thương và hối đoái. Báo cáo của EIU cho rằng, trên thực tế, Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc diễn ra từ trước cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh trong những năm gần đây.

Theo EIU, trong khi Việt Nam đạt 6 trên thang điểm 10 về chính sách FDI, thì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đạt 5,5 điểm. Tương tự, Ấn Độ chỉ đạt 5,5 điểm về kiểm soát ngoại thương và hối đoái, trong khi Việt Nam đạt 7,3 và Trung Quốc 6,4. Đối với thị trường lao động, điểm của Việt Nam là 5,6, so với 5,4 của Ấn Độ. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, Trung Quốc đạt 5,7, hơn cả Ấn Độ và Việt Nam. Trong khi cả Việt Nam và Ấn Độ đều có mức thâm hụt cơ sở hạ tầng lớn thì New Delhi lại đạt điểm thấp hơn Hà Nội (3 so với 3,5 điểm trên 10).

Báo cáo của EIU thường được các nhà đầu tư quốc tế sử dụng như là căn cứ để lựa chọn thị trường đầu tư. Báo cáo của EIU nhấn mạnh rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục cung cấp các thoả thuận hào phóng cho các doanh nghiệp quốc tế với những ưu đãi đầu tư, mặc dù “có nhược điểm là các mối liên kết cung ứng địa phương trong các ngành sản xuất tiên tiến hơn sẽ còn hạn chế trong thập kỷ tới”.

Theo báo cáo, mức lương trong lĩnh vực sản xuất kỹ năng thấp của Việt Nam sẽ vẫn cạnh tranh trong nhiều năm tới, mặc dù tình trạng khan hiếm lao động chuyên môn hóa sẽ vẫn là một bất lợi của môi trường kinh doanh.

“Việc Việt Nam trở thành thành viên của các hiệp định thương mại tự do là một điểm mạnh của quan hệ thương mại, giảm chi phí xuất khẩu. Chỉ có rất ít rủi ro đối với lợi thế này” - báo cáo chỉ ra.

Chẳng hạn, Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) mang lại cho các nhà sản xuất giày dép Việt Nam lợi nhuận lớn nhất. Khoảng 40% hàng xuất khẩu sang EU thuộc nhóm hàng này đã được giảm thuế từ 30% xuống 0% từ tháng 8.2020. Ngành Dệt may Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi lớn hơn. Ngoài ra, Việt Nam cũng là một thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm 11 quốc gia.

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về chỉ số kỳ vọng kinh tế

TTXVN dẫn kết quả cuộc khảo sát vừa được công bố của Hiệp hội quốc tế Gallup International cho hay, Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về chỉ số kỳ vọng kinh tế. Cuộc khảo sát trên được thực hiện với 38.000 người tại 41 quốc gia trên thế giới, theo đó 47% số người được hỏi cho rằng, năm 2021 sẽ là năm kinh tế gặp nhiều khó khăn, trong khi 6% kỳ vọng kinh tế sẽ khởi sắc trong năm mới. Theo Gallup International, chỉ số kỳ vọng kinh tế cao nhất được ghi nhận ở Nigeria (58%), theo sau đó là Azerbaijan (47%). Việt Nam đứng thứ 3 ở mức 45%.

Nhận định trên được đưa ra trước những kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong năm 2020. Cụ thể, dù suy giảm mạnh về tăng trưởng hầu hết các chỉ tiêu kinh tế, song Việt Nam đã nằm trong số hiếm hoi các nước vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP với 2,91%; lạm phát dù cao nhất trong 5 năm qua, song vẫn trong phạm vi cho phép của Quốc hội đề ra, đạt dưới 4%... Cũng theo kết quả khảo sát của Gallup International, 25% số người được hỏi mong đợi kinh tế phục hồi vào năm 2021, 46% cho biết đã chuẩn bị cho một năm đầy khó khăn.

Báo Pháp: Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất thế giới

Tờ Le Figaro của Pháp mới đây có bài viết “Việt Nam vươn lên nhờ máy tính”, trong đó cho rằng trong năm 2020, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia năng động nhất trên thế giới. Bất chấp tác động của đại dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng GDP tuy giảm xuống còn 2,9% so với 7% vào năm 2019 nhưng vẫn là nền kinh tế hiếm hoi tăng trưởng dương trong năm 2020. Ngành xuất khẩu của Việt Nam đã kháng cự tốt, đặc biệt là nhờ lĩnh vực máy tính.

Tỉ lệ hộ nghèo tại Việt Nam đã giảm mạnh, từ 50% dân số năm 1990 xuống còn 2% hiện nay và người dân đang được hưởng lợi từ chủ trương đa dạng hóa nền kinh tế, với lĩnh vực công nghiệp chiếm 39% hoạt động và dịch vụ chiếm 47%.

Việt Nam đã mở cửa mạnh mẽ với quốc tế bằng cách gia nhập nhiều cơ chế thương mại tự do. Một ví dụ gần đây là ký kết Hiệp định Thương mại tự do EVFTA với Liên minh Châu Âu.

Thành tích chống dịch COVID-19 của Việt Nam cũng đáng tự hào và Việt Nam đã khá thành công khi chỉ có 35 ca tử vong so với dân số gần 100 triệu người. Một loạt biện pháp nhanh chóng được đưa ra, từ cách ly hàng loạt, truy vết lây nhiễm trên quy mô lớn và kiểm soát nghiêm ngặt việc di chuyển, đã cho phép các nhà máy tại Việt Nam nhanh chóng khôi phục hoạt động và công nhân trở lại làm việc.

Khánh Minh (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Nhiều dự báo tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021

Văn Nguyễn |

Không dừng lại ở con số 6,5%, nhiều tổ chức quốc tế thậm chí tin tưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng cao tới 6,8%, thậm chí tới trên 7% trong năm 2021.

Kinh tế 24h: GDP Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Khương Duy |

Phát hiện gần 80kg tôm tươi được bơm hoá chất ở Kiên Giang; Nhà đầu tư lỗ nặng sau 1 tuần mua vàng; GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Cường Ngô |

Chiều nay (27.12), Tổng cục Thống kê công bố số liệu về kinh tế năm 2020. Trong đó, GDP Việt Nam tăng 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cơ quan thống kê đánh giá là thành công lớn, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Nhiều dự báo tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021

Văn Nguyễn |

Không dừng lại ở con số 6,5%, nhiều tổ chức quốc tế thậm chí tin tưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng cao tới 6,8%, thậm chí tới trên 7% trong năm 2021.

Kinh tế 24h: GDP Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Khương Duy |

Phát hiện gần 80kg tôm tươi được bơm hoá chất ở Kiên Giang; Nhà đầu tư lỗ nặng sau 1 tuần mua vàng; GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.

GDP Việt Nam năm 2020 tăng 2,91%, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới

Cường Ngô |

Chiều nay (27.12), Tổng cục Thống kê công bố số liệu về kinh tế năm 2020. Trong đó, GDP Việt Nam tăng 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất trong thập kỷ gần đây nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cơ quan thống kê đánh giá là thành công lớn, thuộc nhóm tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.