Vì sao thời gian cách ly COVID-19 ở Trung Quốc dài nhất thế giới?

Phương Linh |

Chính quyền Trung Quốc áp dụng chính sách không khoan nhượng COVID-19, với thời gian cách ly lên tới 4 tuần ở một số nơi.

Theo SCMP, thời gian cách ly COVID-19 dài nhất thế giới hiện nay ở Trung Quốc là một phần của chính sách ''không COVID-19''. Chiến lược cứng rắn giúp nước này kiềm chế số ca lây nhiễm và tử vong luôn ở mức thấp thời gian qua.

Theo chiến lược này, các ca nhiễm cộng đồng và những người tiếp xúc với họ bị cách ly nhanh chóng trong khi các cộng đồng lớn hơn, lên tới vài triệu người, được xét nghiệm liên tục để tìm virus.

Điều này cũng bao gồm quy định du khách đến Trung Quốc trước tiên phải tự cách ly lâu hơn so với yêu cầu ở hầu hết các nơi khác trên thế giới.

Thời gian cách ly ở Trung Quốc

Thời gian cách ly tùy thuộc vào từng tỉnh, thành phố ở Trung Quốc, nhưng kéo dài ít nhất là 21 ngày ở nhiều nơi.

Ví dụ, những người đến thủ đô Bắc Kinh phải cách ly 14 ngày trong khách sạn, sau đó là 7 ngày ở nhà hoặc khách sạn, cuối cùng thêm 7 ngày nữa để “theo dõi sức khỏe”.

Tại Thâm Quyến, người đến từ Hong Kong cần phải trải qua 14 ngày cách ly và 7 ngày nữa để theo dõi các triệu chứng. Sau khi đã hoàn thành được 1 nửa thời gian quy định, họ được phép tiếp tục cách ly tại nhà nếu có yêu cầu.

Một số tỉnh áp dụng thời gian dài hơn. Chẳng hạn, du khách đến thành phố Thẩm Dương phải trải qua 28 ngày cách ly trong một khách sạn và sau đó là 28 ngày theo dõi sức khỏe tại nhà.

Cơ sở khoa học của thời gian cách ly

Thời gian cách ly dựa trên thời kỳ ủ bệnh của virus SARS-CoV-2 tức là từ khi nhiễm virus cho đến bắt đầu phát triệu chứng.

Chủng virus ban đầu có thời gian ủ bệnh khoảng 6 ngày, trong khi biến thể Alpha có thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 3 ngày. Biến thể Delta dễ lây lan hơn có thời gian ủ bệnh trung bình là 4 ngày, theo một nghiên cứu về đợt bùng phát ở Quảng Đông từ tháng 5 đến tháng 6.2021 công bố trên tạp chí EClinicalMedicine.

Theo Cơ quan Y tế Hong Kong, hầu hết người mắc COVID-19 phát triển các triệu chứng trong vòng 14 ngày kể từ khi nhiễm virus, trong đó 5 ngày là phổ biến nhất.

Nhà dịch tễ học Ben Cowling và nhà virus học Jin Dong-Yan của Đại học Hong Kong cho rằng thực hiện cách ly trong 21 ngày là quá dài. Ông Cowling nhiều lần nhấn mạnh việc xét nghiệm kiểm tra sau 10 ngày cách ly là đủ và lên tới 14 ngày là “quá đủ”.

Ông Jin cho biết thời gian cách ly có thể ngắn hơn đối với những cá nhân đã được tiêm phòng đầy đủ.

 
Theo chuyên gia, cách ly trên 14 ngày là quá dài. Ảnh: AFP

Các chuyên gia cũng nói rằng việc cách ly 21 ngày tại một khách sạn có thể gây ra những lo ngại về khử trùng, hoặc làm tăng nguy cơ một người nhiễm virus tại khách sạn. Đầu tháng 11, các nhà chức trách y tế Hong Kong đã phải tăng cường các biện pháp để hạn chế sự lây truyền của virus trong các khách sạn dùng làm nơi cách ly sau khi xảy ra trường hợp một người đàn ông có khả năng nhiễm biến thể Delta Plus từ người ở phòng đối diện khi cả hai mở cửa phòng để lấy đồ ăn.

Mặc dù hiếm hơn, nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy một tỉ lệ nhỏ trường hợp có thể có thời gian ủ bệnh lâu hơn 14 ngày. Vào tháng 10, các nhà chức trách phát hiện một phụ nữ đến từ Mỹ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào ngày thứ 26 sau khi đến Hong Kong.

Quy định về thời gian cách ly trên thế giới

Ở các quốc gia lựa chọn sống chung với COVID-19, họ đã miễn cách ly hoặc chỉ cách ly trong thời gian ngắn.

Ví dụ, ở Anh, những người không được tiêm phòng đầy đủ chỉ cần cách ly trong 10 ngày, trong khi những người đã tiêm có thể hoàn toàn bỏ qua bước này.

Các quy định kiểm dịch ở Mỹ cũng khác nhau tùy theo từng tiểu bang và thành phố. Chẳng hạn, du khách đến bang New York và California, không bị bất kỳ hạn chế nào, nhưng chính quyền địa phương vẫn khuyến khích du khách tự cách ly trong 7 ngày nếu họ chưa tiêm phòng đầy đủ.

 
Tiêm chủng vaccine COVID-19 ở Trung Quốc. Ảnh: AFP

Singapore cho phép khách du lịch đã tiêm phòng đầy đủ nhập cảnh mà không cần cách ly nếu họ đến từ một số quốc gia như Australia, Hàn Quốc và Mỹ. Du khách đến từ Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan (Trung Quốc) cũng có thể nhập cảnh mà không cần điều kiện tiêm chủng và chỉ cần tự cách ly trong khi chờ kết quả xét nghiệm COVID-19 thực hiện khi nhập cảnh.

Các quốc gia khác có các biện pháp nghiêm ngặt hơn. New Zealand chỉ miễn cách ly cho khách nhập cảnh đến từ một số quốc đảo Thái Bình Dương. Du khách khác nhập cảnh đất nước này với "mục đích quan trọng" phải bị cách ly trong 7 ngày tại khách sạn và sau đó ở nhà cho đến khi nhận được kết quả xét nghiệm vào ngày 9.

Du khách đến Đài Loan (Trung Quốc) phải trải qua 14 ngày cách ly trong khách sạn hoặc tại một số cơ sở cách ly được chỉ định.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc quyết đưa con người lên sao Hỏa trước NASA

Nguyễn Hạnh |

Trung Quốc đang triển khai một sứ mệnh sao Hỏa mang tên Cuộc đua Không gian 2.0, quyết tâm đưa con người lên hành tinh đỏ trước NASA gần 2 thập kỷ.

Đẹp sững sờ ảnh Trái đất chụp từ Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc

Phương Linh |

Tân Hoa Xã đăng tải những bức ảnh Trái đất do nữ phi hành gia Trung Quốc Vương Á Bình hiện đang trong sứ mệnh Thần Châu 13 trên Trạm vũ trụ Thiên cung thực hiện.

Trung Quốc khẳng định tiếp tục duy trì chính sách “không COVID-19”

Bảo Châu |

Cơ quan Y tế Trung Quốc ngày 6.11 tuyên bố nước này kiên định chính sách "không COVID-19" và các biện pháp kiểm soát là “phù hợp khoa học”.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Trung Quốc quyết đưa con người lên sao Hỏa trước NASA

Nguyễn Hạnh |

Trung Quốc đang triển khai một sứ mệnh sao Hỏa mang tên Cuộc đua Không gian 2.0, quyết tâm đưa con người lên hành tinh đỏ trước NASA gần 2 thập kỷ.

Đẹp sững sờ ảnh Trái đất chụp từ Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc

Phương Linh |

Tân Hoa Xã đăng tải những bức ảnh Trái đất do nữ phi hành gia Trung Quốc Vương Á Bình hiện đang trong sứ mệnh Thần Châu 13 trên Trạm vũ trụ Thiên cung thực hiện.

Trung Quốc khẳng định tiếp tục duy trì chính sách “không COVID-19”

Bảo Châu |

Cơ quan Y tế Trung Quốc ngày 6.11 tuyên bố nước này kiên định chính sách "không COVID-19" và các biện pháp kiểm soát là “phù hợp khoa học”.