Vén bí ẩn nền văn hóa nổi tiếng ở Trung Quốc sụp đổ 4.000 năm trước

Song Minh |

Khoảng 5.300 năm trước, một nền văn hóa ở Trung Quốc cổ đại xuất hiện ở phía đông nước này, xây dựng một thành phố rực rỡ mà có lẽ chưa từng thấy trước đây ở toàn Châu Á, thậm chí có thể là trên toàn thế giới.

Văn hóa Lương Chử

Những dấu vết còn sót lại của nền văn hóa Lương Chử (Hàng Châu, Chiết Giang) dọc theo bờ sông Dương Tử ở phía đông Trung Quốc là minh chứng cho những gì mà xã hội đồ đá mới độc đáo này có được trong những giai đoạn cuối cùng của thời kỳ đồ đá.

Các tàn tích khảo cổ của Lương Chử cho thấy nhiều dấu hiệu của sự tiến bộ về xã hội, văn hóa và công nghệ trong thời kỳ này, đặc biệt là trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Trong khi đó, các đặc điểm kiến ​​trúc tinh vi - bao gồm cả kỹ thuật thủy lực thông minh xây dựng kênh đào, đập và hồ chứa nước - khiến Lương Chử được ví như "Venice của phương Đông" thời kỳ đồ đá mới.

Tuy nhiên, không có kỳ quan nào trong số này tồn tại lâu dài. Sau 1.000 năm xây dựng kỳ công, nền văn hóa Lương Chử sụp đổ một cách bí ẩn vào khoảng 4.300 năm trước, và thành phố cổ đại đột ngột trở thành thành phố ma. Lý do chính xác chưa bao giờ được hiểu đầy đủ, mặc dù nhiều người cho rằng lũ lụt thảm khốc đã dẫn đến việc đại đô thị này bị bỏ hoang đột ngột.

Di tích Lương Chử. Ảnh: Ủy ban quản lý di tích khảo cổ học Hàng Châu - Lương Chử
Di tích Lương Chử. Ảnh: Ủy ban quản lý di tích khảo cổ học Hàng Châu - Lương Chử

Tờ Science Alert dẫn lời nhà địa chất học Christoph Spötl từ Đại học Innsbruck (Áo) giải thích: “Một lớp đất sét mỏng được tìm thấy trên các tàn tích được bảo tồn, cho thấy mối liên hệ có thể xảy ra giữa sự sụp đổ của nền văn hóa Lương Chử và lũ lụt sông Dương Tử hoặc lũ lụt từ Biển Hoa Đông".

Tuy nhiên đến nay đã có một bức tranh rõ ràng hơn về trận đại hồng thủy nhấn chìm nền văn hóa đáng kinh ngạc này. Trong một nghiên cứu mới, Spötl và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã đi sâu hơn nghiên cứu các trầm tích bùn cổ đại, kiểm tra cấu tạo khoáng chất từ hai hang động dưới nước trong khu vực.

Theo đồng tác giả nghiên cứu Haiwei Zhang, Đại học Giao thông Tây An của Trung Quốc, phân tích các mẫu thạch nhũ cho thấy sự sụp đổ của Lương Chử trùng với thời kỳ lượng mưa cực lớn kéo dài trong nhiều thập kỷ hơn 4.300 năm trước, có thể do hiện tượng El Niño.

Spötl nói: “Điều này chính xác một cách đáng kinh ngạc. Những trận mưa gió khủng khiếp có thể đã dẫn đến lũ lụt nghiêm trọng của sông Dương Tử và các nhánh của nó, đến nỗi ngay cả những con đập và kênh đào tinh vi cũng không thể chịu được khối lượng nước lớn này, phá hủy Lương Chử và buộc mọi người phải sơ tán".

Biến đổi khí hậu dẫn đến sụp đổ?

Theo các nhà nghiên cứu, những hiện tượng biến đổi khí hậu trước đây ở khu vực đồng bằng sông Dương Tử cũng có thể đã tác động đến các nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới khác tại đây trước khi nền hóa minh Lương Chử phát triển trong giai đoạn môi trường khô hạn và tương đối ổn định.

Do các yếu tố lịch sử và thời tiết nên thành phố thịnh vượng này không thể tồn tại mãi mãi.

"Các nghiên cứu khảo cổ học cho thấy sự hiện diện của các tổ hợp thủy lực quy mô lớn như đập đất lớn gần thành phố Lương Chử, được xây dựng từ 5.300 đến 4.700 năm trước đây. Điều này cho thấy xã hội Lương Chử đã quản lý hiệu quả nguồn nước bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng thủy lực để giảm thiểu lũ lụt và/hoặc tưới tiêu để tồn tại trong khí hậu khô hạn" - các nhà nghiên cứu viết.

Tuy nhiên, theo thời gian, khí hậu khô hạn đó dường như dần trở nên khô hạn hơn, lên đến đỉnh điểm là có thể xảy ra "siêu hạn hán" vào khoảng 4.400 năm trước và tại thời điểm đó việc xây dựng đập dường như đã dừng lại.

Và rồi những cơn mưa ập đến, rơi vào hai thời kỳ bùng phát rõ rệt giữa khoảng 4.400–4.300 năm trước. Bằng chứng địa hóa về trầm tích lũ trên tầng văn hóa Lương Chử cho thấy lượng mưa lớn ở toàn bộ vùng hạ lưu, trung lưu của thung lũng sông Dương Tử có thể đã gây ra lũ lụt phù sa và/hoặc lũ lụt bờ biển.

Lũ lụt và ngập lụt hàng loạt do hệ thống thoát nước kém ở vùng đất trũng có thể đã buộc người Lương Chử phải bỏ đi và sinh sống ở đồng bằng Thái Hồ, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ nền văn hóa Lương Chử.

Chạm khắc ngọc bích Lương Chử cổ đại. Ảnh: Cục Quản lý di tích khảo cổ Lương Chử
Chạm khắc ngọc bích Lương Chử cổ đại. Ảnh: Cục Quản lý di tích khảo cổ Lương Chử

Trong hàng trăm năm sau đó, điều kiện ẩm ướt vẫn tồn tại và trong thời gian này các nền văn hóa cổ đại khác tạm thời vươn lên để kế vị văn hoá Lương Chử - ít nhất là, cho đến khi một trận siêu hạn hán khác có khả năng dẫn đến "sự diệt vong cuối cùng" của các xã hội loài người thời kỳ đồ đá mới trong khu vực.

Cùng lúc đó, xã hội Trung Quốc bắt đầu bước sang một chương mới, với sự thành lập của triều đại nhà Hạ vào năm 2070 trước Công nguyên, được coi là triều đại đầu tiên của Trung Quốc, với Hạ Vũ - vị vua huyền thoại ở Trung Quốc thời cổ đại, nổi tiếng với việc chống lũ.

Trong khi nhiều tài liệu chỉ ra rằng Hạ Vũ dựng lên triều đại nhà Hạ vì ông đã quản lý thành công lũ lụt trên sông, một số nghiên cứu cho rằng việc kiểm soát lũ lụt của Hạ Vũ có thể được coi là nhờ biến đổi khí hậu.

Quan sát này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ mới cho thấy sự trỗi dậy của nhà Hạ diễn ra trong bối cảnh khí hậu chuyển đổi lớn từ ẩm ướt sang khô, phù hợp với các ghi chép lịch sử Trung Quốc và các nghiên cứu trước đây.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Công bố top 100 phát hiện khảo cổ Trung Quốc trong 100 năm qua

Khánh Minh |

Đại hội Khảo cổ Trung Quốc lần thứ ba công bố 100 phát hiện khảo cổ hàng đầu của Trung Quốc trong 100 năm qua.

Khảo cổ Trung Quốc công bố loạt cổ vật mới khai quật ở Tam Tinh Đôi

Thanh Hà |

Hơn 500 cổ vật đã được phát hiện trong những tháng gần đây tại di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi huyền thoại ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã.

Báu vật khảo cổ Trung Quốc mới khai quật ở Tam Tinh Đôi

Hải Anh |

Các nhà khảo cổ Trung Quốc mất nhiều tháng để khai quật được một cây thiêng bằng đồng từ hố hiến tế số 3 trong khu di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Công bố top 100 phát hiện khảo cổ Trung Quốc trong 100 năm qua

Khánh Minh |

Đại hội Khảo cổ Trung Quốc lần thứ ba công bố 100 phát hiện khảo cổ hàng đầu của Trung Quốc trong 100 năm qua.

Khảo cổ Trung Quốc công bố loạt cổ vật mới khai quật ở Tam Tinh Đôi

Thanh Hà |

Hơn 500 cổ vật đã được phát hiện trong những tháng gần đây tại di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi huyền thoại ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, theo Tân Hoa Xã.

Báu vật khảo cổ Trung Quốc mới khai quật ở Tam Tinh Đôi

Hải Anh |

Các nhà khảo cổ Trung Quốc mất nhiều tháng để khai quật được một cây thiêng bằng đồng từ hố hiến tế số 3 trong khu di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi.