Vật thể vũ trụ kỳ lạ liên tục phát nổ khiến giới khoa học đau đầu

Nguyễn Hạnh |

Các nhà thiên văn học phát hiện một vật thể vũ trụ bí ẩn phát nổ 1.652 lần trong một khoảng thời gian ngắn. Mặc dù vẫn còn rất hoang mang về điều gì gây ra các vụ nổ lặp đi lặp lại, nhưng họ hy vọng những quan sát mới nhất sẽ giúp tìm được câu trả lời.

Theo Space.com, thực thể được đề cập được gọi là FRB 121102, là một vụ nổ vô tuyến nhanh (FRB) - một hiện tượng bí ẩn được quan sát lần đầu tiên vào năm 2007. FRB tạo ra các xung trong phần vô tuyến của phổ điện từ, những xung này chỉ kéo dài vài phần nghìn giây nhưng tạo ra năng lượng nhiều như Mặt trời tạo ra trong một năm.

Các FRB chỉ phát ra năng lượng một lần, nhưng một số, bao gồm FRB 121102, được biết là sẽ lặp đi lặp lại các vụ nổ. FRB 121102 nằm trong một thiên hà lùn cách chúng ta 3 tỉ năm ánh sáng. Với kính viễn vọng vô tuyến Five-hundred-meter Aperture Spherica (FAST) ở Trung Quốc, một nhóm các nhà khoa học quyết định tiến hành nghiên cứu sâu rộng về FRB lặp lại này.

Bing Zhang - một nhà vật lý thiên văn tại Đại học Nevada, Las Vegas (Mỹ) - nói với Live Science: "Ban đầu, chiến dịch chỉ nhằm thu thập dữ liệu thông thường về thực thể cụ thể này".

Ông Zhang nói thêm: "FAST là kính thiên văn vô tuyến nhạy nhất thế giới, vì vậy, nó có thể phát hiện những thứ mà các đài quan sát trước đây có thể đã bỏ sót. Trong khoảng 60 giờ, các nhà nghiên cứu theo dõi thấy FRB 121102 phát nổ 1.652 lần, đôi khi lên đến 117 lần mỗi giờ, nhiều hơn nhiều so với bất kỳ FRB lặp lại nào được biết đến trước đây.

Kết quả nghiên cứu của nhóm được công bố ngày 13.10 trên tạp chí Nature.

Hầu hết, các FRB xảy ra trong vũ trụ xa xôi, điều này gây khó khăn cho việc nghiên cứu chúng. Nhưng năm 2020, các nhà thiên văn học tìm thấy một FRB bên trong Dải Ngân hà của chúng ta, có nguồn gốc là một sao từ - một dạng sao neutron.

Tuy nhiên, vẫn chưa thể xác định được có phải nguồn gốc tất cả FRB là sao từ hay không. Nhưng nếu nguồn gốc FRB 121102 là một sao từ, dữ liệu mà Zhang và các đồng nghiệp của ông thu thập được cho thấy, các vụ nổ nhanh đang xảy ra ngay trên bề mặt của ngôi sao chứ không phải trong khí và bụi xung quanh.

Từ trường cực mạnh của sao từ - mạnh hơn Trái đất hàng nghìn tỉ lần - đôi khi có thể trải qua các đợt dữ dội tạo ra các vụ nổ năng lượng. Các nhà thiên văn học nghiên cứu FRB nghi ngờ rằng, họ đang phát hiện ra sóng vô tuyến từ vụ nổ mở đầu này hoặc từ khi vụ nổ như vậy tác động mạnh vào vật chất xung quanh một ngôi sao và tạo ra sóng xung kích mạnh mẽ.

Nhưng FRB 121102 đôi khi có những vụ nổ xảy ra liên tiếp nhanh chóng, chỉ cách nhau vài phần nghìn giây. Điều đó nghĩa là chúng không thể đến từ bụi và khí xung quanh. Vì vật chất giữa các vì sao như vậy sẽ cần thời gian để nóng lên, cho phép nó phóng ra sóng vô tuyến và sau đó nguội lại trước khi nó kịp phát ra một vụ nổ khác. Vài phần nghìn giây không đủ dài để quá trình này diễn ra liên tục.

Victoria Kaspi - một nhà vật lý thiên văn tại Đại học McGill ở Montreal (Canada), người không thuộc nghiên cứu - cho biết: "Bằng cách nào đó, nguồn này rất, rất dễ dàng để bùng nổ. Việc bùng nổ như là một phần của sự tồn tại của nó".

Theo Kaspi, có thể nhiều FRB lặp lại đang tạo ra một số lượng lớn các đợt bùng phát và nhờ độ nhạy đáng kinh ngạc của FAST mà nhóm mới có thể nắm bắt rất nhiều hoạt động của FRB 121102. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn chưa được kết luận, vì vậy, các nhà khoa học sẽ phải nghiên cứu thêm.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Tàu vũ trụ NASA ghi được hình ảnh đầu tiên về cực bắc Europa

Nguyễn Hạnh |

Cuối cùng chúng ta cũng biết được cực bắc Europa - mặt trăng băng giá của sao Mộc - trông như thế nào khi nhìn từ xa.

Ngôi sao sắp chết trông giống cánh cổng dẫn đến thế giới ngầm

Nguyễn Hạnh |

Đúng dịp Halloween, nhóm điều hành kính viễn vọng không gian Hubble chia sẻ hình ảnh ma quái về một ngôi sao đầy bồ hóng bao quanh.

NASA tung video kỳ thú về Trái đất khi nhìn từ cực nam Mặt trăng

Nguyễn Hạnh |

NASA hy vọng các phi hành gia sẽ thấy điều này trong hiện thực vào cuối thập kỷ.

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe trên địa bàn Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội thông báo lịch nghỉ Tết của 19 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, nhiều trung tâm đăng kiểm ở Hà Nội nghỉ Tết muộn để phục vụ người dân.

Tàu vũ trụ NASA ghi được hình ảnh đầu tiên về cực bắc Europa

Nguyễn Hạnh |

Cuối cùng chúng ta cũng biết được cực bắc Europa - mặt trăng băng giá của sao Mộc - trông như thế nào khi nhìn từ xa.

Ngôi sao sắp chết trông giống cánh cổng dẫn đến thế giới ngầm

Nguyễn Hạnh |

Đúng dịp Halloween, nhóm điều hành kính viễn vọng không gian Hubble chia sẻ hình ảnh ma quái về một ngôi sao đầy bồ hóng bao quanh.

NASA tung video kỳ thú về Trái đất khi nhìn từ cực nam Mặt trăng

Nguyễn Hạnh |

NASA hy vọng các phi hành gia sẽ thấy điều này trong hiện thực vào cuối thập kỷ.