Vật chất tối bí ẩn có thể tự hủy diệt trong các ngoại hành tinh khổng lồ

Thanh Hà |

Các nhà nghiên cứu đề xuất tìm hiểu thêm về vật chất tối bằng cách tìm hiểu các tác động của chúng bên trong các hành tinh ngoài hệ mặt trời (ngoại hành tinh).

Các ngoại hành tinh dạng khí khổng lồ có thể chứa đầy vật chất tối tự hủy. Một nhóm nghiên cứu đã đề xuất dùng kính thiên văn James Webb sắp đưa vào sử dụng để quét những hành tinh khổng lồ ở xa trong thiên hà nhằm tìm hiệu ứng nhiệt tiềm tàng phát sinh từ các chất bí ẩn trong vũ trụ, Live Science thông tin.

Các nhà vật lý biết đến sự tồn tại của vật chất tối bởi chúng kéo lực hấp dẫn lên các ngôi sao và thiên hà. Tuy nhiên, cho đến nay, vật chất giả thuyết trong vũ trụ này đã phá hỏng mọi nỗ lực để hiểu rõ hơn về các đặc tính của nó.

Nhiều giả thuyết cho rằng, vật chất tối được cấu tạo từ các hạt riêng lẻ và những hạt này đôi khi có thể va vào nhau như các hạt vật chất thông thường, Juri Smirnov, nhà vật lý hạt thiên văn tại Đại học bang Ohio, chia sẻ.

Theo các mô hình này, 2 hạt vật chất tối cũng có thể va đập vào nhau, hủy diệt lẫn nhau và tạo ra nhiệt.

Nếu những giả định này là đúng, các hạt vật chất tối đôi khi sẽ va vào các vật thể lớn trong vũ trụ như ngoại hành tinh. Điều này khiến các hạt vật chất tối mất năng lượng và tích tụ bên trong những ngoại hành tinh này. Tại đây, chúng có thể hủy diệt lẫn nhau và phát ra tín hiệu nhiệt có thể quan sát được từ rất xa.

Ảnh minh họa về một hành tinh ngoài hệ mặt trời dạng khí. Các hành tinh khổng lồ dạng khí sẽ tích tụ nhiều vật chất tối hơn, vì vậy cũng là những ứng viên sáng giá cho việc tìm kiếm chất bí ẩn này. Ảnh: NASA.
Ảnh minh họa về một hành tinh ngoài hệ mặt trời dạng khí. Các hành tinh khổng lồ dạng khí sẽ tích tụ nhiều vật chất tối hơn, vì vậy cũng là những ứng viên sáng giá cho việc tìm kiếm chất bí ẩn này. Ảnh: NASA.

Cùng với đồng nghiệp Rebecca Leane, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia SLAC ở Menlo Park, California, nhà vật lý hạt thiên văn Juri Smirnov đề xuất dùng kính thiên văn Webb đặt trên không gian vũ trụ để quét bầu trời và tìm kiếm dấu hiệu nhiệt đặc trưng này.

Những hành tinh khổng lồ ngoài hệ mặt trời sẽ tích tụ nhiều vật chất tối hơn. Do đó, các ứng viên tốt nhất cho những cuộc tìm kiếm này là những hành tinh khổng lồ dạng khí lớn hơn sao Mộc hoặc sao lùn nâu, các nhà nghiên cứu viết trên tạp chí Physical Review Letters.

Xác định rằng nhiệt phát sinh từ vật chất tối bị hủy diệt sẽ phức tạp, nhà nghiên cứu Smirnov và Leane đề xuất tìm những ngoại hành tinh đã bị văng ra khỏi ngôi sao mẹ và khá già. Những ngoại hành tinh này sẽ nguội hơn với nhiệt độ xuống rất thấp. Nếu một hành tinh như vậy phát sáng bất thường khi chiếu tia hồng ngoại có thể chứng tỏ có sự hiện diện của vật chất tối.

Ngoài ra, một phương pháp đáng tin cậy hơn là tìm kiếm số lượng lớn các hành tinh ngoài dải Ngân hà và lập bản đồ nhiệt độ của chúng, nhà vật lý hạt thiên văn Smirnov nói. Vật chất tối được cho là tích tụ trong trung tâm thiên hà, vì vậy bản đồ này sẽ hiển thị nhiệt độ ngoại hành tinh tăng nhẹ khi quan sát gần hơn lõi của dải Ngân hà. “Nếu chúng ta nhìn thấy điều đó, thì đó phải là vật chất tối" - Smirnov nói.

Việc nắm bắt tín hiệu nhiệt có thể giúp các nhà vật lý học thiên văn xác định khối lượng của các hạt vật chất tối và tốc độ chúng tương tác với vật chất thông thường. Kính thiên văn Webb dự kiến được phóng vào tháng 10. Khi kính thiên văn này xem xét các ngoại hành tinh khắp thiên hà, bản đồ về dấu hiệu nhiệt tiềm năng của vật chất tối có thể được lập trong vòng 4-5 năm tới, theo chuyên gia Smirnov.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Tận thấy quá trình hình thành một hành tinh khổng lồ trong vũ trụ

Thanh Hà |

Kính thiên văn Hubble của NASA đang mang đến cho các nhà thiên văn học cái nhìn hiếm có về một hành tinh cỡ sao Mộc đang hình thành.

Phát hiện hành tinh "địa ngục" siêu nóng có quỹ đạo kỳ dị

Hải Anh |

Nhiệt độ của hành tinh kỳ lạ mới phát hiện nóng hơn điểm nóng chảy của hầu hết kim loại và nóng hơn dung nham nóng chảy.

"Vũ khí mới" để săn tìm các tiểu hành tinh đe dọa trái đất

Hải Anh |

Kính thiên văn mới được đưa vào hoạt động thuộc sáng kiến ​​của Đài quan sát Nam Châu Âu nhằm theo dõi các thiên thể có tiềm năng đe dọa trái đất.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Tận thấy quá trình hình thành một hành tinh khổng lồ trong vũ trụ

Thanh Hà |

Kính thiên văn Hubble của NASA đang mang đến cho các nhà thiên văn học cái nhìn hiếm có về một hành tinh cỡ sao Mộc đang hình thành.

Phát hiện hành tinh "địa ngục" siêu nóng có quỹ đạo kỳ dị

Hải Anh |

Nhiệt độ của hành tinh kỳ lạ mới phát hiện nóng hơn điểm nóng chảy của hầu hết kim loại và nóng hơn dung nham nóng chảy.

"Vũ khí mới" để săn tìm các tiểu hành tinh đe dọa trái đất

Hải Anh |

Kính thiên văn mới được đưa vào hoạt động thuộc sáng kiến ​​của Đài quan sát Nam Châu Âu nhằm theo dõi các thiên thể có tiềm năng đe dọa trái đất.