Tướng Iran Soleimani bị “ám sát” hay “hạ sát” gây tranh cãi nảy lửa

Khánh Minh |

Cái chết của tướng Iran Qasem Soleimani là “ám sát” hay “hạ sát” đã được các ứng viên Đảng Dân chủ Mỹ tranh luận nảy lửa cuối tuần qua.

Tướng Qasem Soleimani, nhân vật quyền lực thứ hai ở Iran, Tư lệnh quân đoàn Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã bị giết bởi trúng tên lửa của một máy bay không người lái bên ngoài sân bay Baghdad hôm 3.1.

Thượng nghị sĩ Bernie Sanders ngay lập tức gọi đó là một vụ ám sát trong một tuyên bố được chiến dịch tranh cử của ông đưa ra. Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren dùng từ tương tự trong một loạt các tweet, nói rằng ông Donald Trump đã ám sát một quan chức quân sự nước ngoài cao cấp.

Cựu Thị trưởng thành phố New York, Michael Bloomberg, hiện đang tụt lại phía sau cả hai ứng cử viên trong các cuộc thăm dò, không dùng từ “ám sát” hay “hạ sát”, mà nói: “Người đàn ông này tay vấy đầy máu của người Mỹ. Tôi cho rằng không ai nghĩ chúng tôi đã làm sai khi loại bỏ viên tướng này”.

Xuất hiện trên kênh CNN hôm 6.1, ông Pete Buttigieg, thị trưởng thành phố South Bend, bang Indiana, cho biết, ông không quan tâm đến thuật ngữ này.

Nhưng thuật ngữ sử dụng để mô tả việc giết Soleimani là rất quan trọng xét dưới góc độ luật pháp Mỹ và quốc tế.

Năm 1976, Tổng thống Gerald Ford đã ban hành một mệnh lệnh hành pháp để biến các vụ ám sát chính trị thành bất hợp pháp sau những tiết lộ rằng CIA đã tổ chức hoặc âm mưu thực hiện các vụ ám sát các nhà lãnh đạo nước ngoài.

“Không ai làm việc hoặc hành động thay mặt Chính phủ Mỹ được quyền tham gia hoặc âm mưu tham gia ám sát” - sắc lệnh hành pháp viết.

Nhưng sắc lệnh của Tổng thống Ford không xác định điều gì cấu thành một vụ ám sát. Trong cách sử dụng phổ biến, từ này được diễn giải là giết chết một nhà lãnh đạo chính trị trong thời bình.

Luật pháp quốc tế cũng cấm các vụ ám sát thời bình. Công ước Hague và Geneva nghiêm cấm việc giết chết một người chỉ huy cụ thể vì những gì họ làm trên chiến trường hoặc những gì họ có thể làm.

Mặc dù Mỹ chưa bao giờ tuyên chiến với Iran, nhưng từ lâu đã tham gia vào một cuộc chiến tranh bóng tối ở Trung Đông, và kể từ ngày 11.9.2001, Mỹ đã tham gia vào các vụ tiêu diệt các thủ lĩnh khủng bố, bao gồm cả Osama bin Laden và, chỉ vài tháng trước, thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi.

Để biện minh cho cuộc tấn công tướng Soleimani, giới chức chính quyền Mỹ đã viện dẫn Ủy quyền sử dụng lực lượng quân sự được thông qua vào tháng 9.2001 hoặc Đạo luật Uỷ quyền sử dụng lực lượng quân sự chống lại nghị quyết Iraq 2002 (AUMF 2002).

Các chuyên gia pháp lý chia rẽ về vấn đề này.

Mary Ellen O hèConnell, một chuyên gia về luật quốc tế và luật chiến tranh tại Đại học Luật Notre Dame, nói với hãng tin AP rằng vụ giết tướng Soleimani là một vụ ám sát rõ ràng.

Giáo sư Luật Duke, Madeleine Morris, cho biết luật này không quá rõ ràng, đặc biệt là khi chính quyền Trump vẫn chưa công khai thông tin tình báo về việc sắp xảy ra bất kỳ cuộc tấn công nào theo kế hoạch.

“Vấn đề là các chính phủ có lý do chính đáng để công khai rất ít trong tình huống này, điều đó khiến cho việc đánh giá tình hình về mặt chính trị hay pháp lý trở nên rất khó khăn” - Yahoo News dẫn lời bà Morris nói.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Tổng thống Iran: Mỹ hãy nhớ vụ Lockerbie

Khánh Minh |

Tổng thống Iran cảnh báo Mỹ hãy nhớ vụ đánh bom chuyến bay Pan Am 103 trên bầu trời Lockerbie sau cái chết của tướng Qasem Soleimani.

"Biển" người Iran ứa nước mắt trong tang lễ tướng Soleimani

Song Minh |

"Biển" người Iran thương tiếc tướng Qasem Soleimani trong tang lễ hôm 6.1 tại quê nhà.

Vụ hạ sát tướng Soleimani: Chỉ ông Putin mới có thể hòa giải Mỹ-Iran?

Khánh Minh |

Sau vụ sát hại tướng Soleimani, người duy nhất có thể hòa giải Mỹ và Iran có lẽ là Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo nhận định của chuyên gia Mỹ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tổng thống Iran: Mỹ hãy nhớ vụ Lockerbie

Khánh Minh |

Tổng thống Iran cảnh báo Mỹ hãy nhớ vụ đánh bom chuyến bay Pan Am 103 trên bầu trời Lockerbie sau cái chết của tướng Qasem Soleimani.

"Biển" người Iran ứa nước mắt trong tang lễ tướng Soleimani

Song Minh |

"Biển" người Iran thương tiếc tướng Qasem Soleimani trong tang lễ hôm 6.1 tại quê nhà.

Vụ hạ sát tướng Soleimani: Chỉ ông Putin mới có thể hòa giải Mỹ-Iran?

Khánh Minh |

Sau vụ sát hại tướng Soleimani, người duy nhất có thể hòa giải Mỹ và Iran có lẽ là Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo nhận định của chuyên gia Mỹ.