Trung Quốc yêu cầu Nga, Kazakhstan tăng cấp khí đốt

Thanh Hà |

Trung Quốc kêu gọi Nga tăng cường giao khí đốt qua đường ống khổng lồ Sức mạnh của Siberia (Power of Siberia).

Theo Huang Yongzhang, Phó Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), xuất khẩu khí đốt của Nga sang Trung Quốc thông qua tuyến đường phía đông hay đường ống Sức mạnh của Siberia, nên được tăng đều đặn.

Đường ống xuyên biên giới dài 3.000km bắt đầu vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga đến Trung Quốc vào năm 2019. Công suất của đường ống này là 61 tỉ mét khối khí đốt mỗi năm, bao gồm 38 tỉ mét khối để xuất khẩu. Năm ngoái, nguồn cung khí đốt của Nga cho Trung Quốc qua đường ống dẫn khí khổng lồ này đã tăng 10,4 tỉ mét khối.

“Cần phải tăng đều đặn nguồn cung khí đốt từ Nga sang Trung Quốc thông qua tuyến đường phía đông. Các bên tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực này, sử dụng tất cả các lợi thế của mình, củng cố và tăng cường hợp tác kinh doanh” - RT dẫn lời ông Huang Yongzhang chia sẻ ngày 29.11 tại Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng Nga - Trung Quốc.

Ông cũng kêu gọi tăng cường hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Trung Quốc và Nga nhằm nâng cao chất lượng hợp tác chung trong lĩnh vực dầu khí, cũng như trong lĩnh vực năng lượng xanh và ít carbon.

Thỏa thuận về nguồn cung cấp khí đốt thông qua đường ống Sức mạnh của Siberia đã đạt được vào năm 2014, với việc Gazprom và CNPC ký hợp đồng 30 năm. Thỏa thuận trị giá 400 tỉ USD là thỏa thuận lớn nhất từ ​​trước đến nay của Gazprom và Sức mạnh của Siberia là đường ống dẫn khí tự nhiên đầu tiên giữa Nga và Trung Quốc.

Công ty năng lượng Nga đang thực hiện dự án Sức mạnh của Siberia 2 (Power of Siberia 2) liên quan đến việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt đến Trung Quốc qua lãnh thổ Mông Cổ. Đường ống này dự kiến có khả năng cung cấp tới 50 tỉ mét khối khí đốt khi đi vào hoạt động.

Trung Quốc cũng đang tìm kiếm đảm bảo rằng Kazakhstan sẽ tăng cấp khí đốt trong mùa đông dù chính phủ ở Astana đang hạn chế xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước, theo truyền hình nhà nước Trung Quốc và hãng tin TASS của Nga.

“Chúng tôi hy vọng Kazakhstan sẽ tuân thủ hợp đồng để đảm bảo cung cấp khí đốt ổn định cho Trung Quốc và tăng tối đa khí đốt trong những tháng mùa đông” - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói với người đồng cấp Kazakhstan Alikhan Smailov trong một cuộc họp trực tuyến ngày 29.11.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) bắt tay với người đồng cấp Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (trái) tại Điện Kremlin ngày 28.11.2022. Ảnh: AFP
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) bắt tay với người đồng cấp Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (trái) tại Điện Kremlin ngày 28.11.2022. Ảnh: AFP

Vào tháng 6, Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã lệnh cho chính phủ Kazakhstan giảm xuất khẩu khí đốt và đảm bảo cung cấp thêm 2 tỉ mét khối nhiên liệu cho khách hàng ở Kazakhstan.

“Đáp ứng nhu cầu khí đốt trong nước có ưu tiên vô điều kiện hơn cả xuất khẩu" - tổng thống Kazakhstan phát biểu tại một hội nghị với các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong diễn biến khác, Tổng thống Tokayev và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 28.11 đã thảo luận về việc thành lập "liên minh khí đốt ba bên" bao gồm cả Uzbekistan. Mục đích của liên minh là điều phối vận chuyển khí đốt của Nga đến Trung Á.

Uzbekistan, giống như Kazakhstan, đang đối mặt với thách thức về tình trạng thiếu khí đốt ngày càng trầm trọng dù nước này là nhà sản xuất chính mặt hàng này.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nga thúc đẩy liên minh khí đốt ở Trung Á

Thanh Hà |

Liên minh khí đốt ở Trung Á sẽ điều phối nguồn cung cấp và có thể mang lại lợi ích cho xuất khẩu năng lượng của các quốc gia.

Trung Quốc tìm cách kiểm soát mỏ khí đốt lớn nhất thế giới

Song Minh |

Trung Quốc sẽ giành được quyền kiểm soát vô song đối với mỏ khí đốt lớn nhất thế giới nếu đảm bảo chỗ đứng vững chắc hơn ở dự án tại Qatar.

Nga rút lại lệnh cắt khí đốt tới một trong những nước nghèo nhất Châu Âu

Thanh Hà |

Gazprom cho biết sẽ không giảm nguồn cung cấp khí đốt Nga cho Moldova thông qua Ukraina.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Nga thúc đẩy liên minh khí đốt ở Trung Á

Thanh Hà |

Liên minh khí đốt ở Trung Á sẽ điều phối nguồn cung cấp và có thể mang lại lợi ích cho xuất khẩu năng lượng của các quốc gia.

Trung Quốc tìm cách kiểm soát mỏ khí đốt lớn nhất thế giới

Song Minh |

Trung Quốc sẽ giành được quyền kiểm soát vô song đối với mỏ khí đốt lớn nhất thế giới nếu đảm bảo chỗ đứng vững chắc hơn ở dự án tại Qatar.

Nga rút lại lệnh cắt khí đốt tới một trong những nước nghèo nhất Châu Âu

Thanh Hà |

Gazprom cho biết sẽ không giảm nguồn cung cấp khí đốt Nga cho Moldova thông qua Ukraina.