Trung Quốc xuất xưởng tàu nổi dầu khí thông minh đầu tiên

Khánh Minh |

Trung Quốc xuất xưởng tàu nổi chứa, xử lý và xuất dầu thô (FPSO) thông minh đầu tiên với hệ thống vận hành tích hợp đất liền và trên biển., đánh dấu bước đột phá trong ứng dụng công nghệ song sinh kĩ thuật số của nước này.

FPSO (Floating Production, Storage and Offloading) là một tàu nổi được sử dụng để tiếp nhận hỗn hợp hydrocarbon được khai thác từ các giàn khoan, sau đó xử lí, lưu trữ và chuyển lên một tàu chở dầu, hoặc được vận chuyển thông qua một hệ thống đường ống dẫn.

FPSO được sử dụng phổ biến ở ngoài khơi vì dễ dàng lắp đặt, và không đòi hỏi một cơ sở hạ tầng đường ống dẫn để xuất dầu.

Theo tờ China Daily, FPSO dầu khí ngoài khơi - tàu Haiyang Shiyou 123 - với sức chứa 100.000 tấn là FPSO đầu tiên thuộc loại này ở Trung Quốc và sử dụng các công nghệ tiên tiến đa dạng bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán biên, điện toán đám mây, dữ liệu lớn và Internet vạn vật (IoT).

Tàu được trang bị hơn 8.000 cảm biến theo dõi dữ liệu về nhiệt độ, áp suất và mức nhiên liệu rồi truyền về phòng máy chủ.

Ngoài hệ thống trên tàu, Trung Quốc cũng đã chế tạo “bản sao ảo” của con tàu trên bờ tại trung tâm điều khiển thông minh ở thành phố Thâm Quyến, cách con tàu thật 1.000 km.

Bản sao ảo của con tàu ngoài khơi sẽ được sử dụng để giám sát quá trình sản xuất trong thời gian thực.

Tàu Haiyang Shiyou 123 xuất xưởng tại Nam Thông, tỉnh Giang Tô, hôm 16.6, đánh dấu bước đột phá trong ứng dụng công nghệ song sinh kĩ thuật số của nước này.

Các giàn khai thác và xử lí dầu khí nổi đang ngày càng trở nên phổ biến. Năm ngoái, nhu cầu đối với các kho chứa nổi và tái hóa khí LNG (LNG-FSRU) gia tăng mạnh khi châu Âu cấp tập lấp đầy các kho dự trữ khí đốt trước mùa đông.

Nhu cầu nhập khẩu LNG tăng vọt sau khi hệ thống đường ống dẫn khí từ Nga sang châu Âu - Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) - bị vỡ, dập tắt bất kì triển vọng nào về việc Nga sẽ cung cấp lại khí đốt qua đường ống. Điều này buộc hàng chục quốc gia ở châu Âu chuyển sang sử dụng FSRU hoặc nhà ga LNG nổi để dỡ nhiên liệu siêu lạnh và đưa vào mạng lưới trên bờ.

Hiện tại, có 48 FSRU đang hoạt động trên toàn cầu. Công ty nghiên cứu năng lượng Rystad Energy ở Na Uy tiết lộ rằng 42 trong số đó hoạt động theo các hợp đồng có thời hạn.

Theo tổ chức tư vấn năng lượng Ember, EU đã lên kế hoạch cho 19 dự án FSRU mới với chi phí ước tính 9,5 tỉ euro.

Những người hưởng lợi lớn nhất là ngành đóng tàu Hàn Quốc, trong đó FSRU là nguồn tạo ra doanh thu chính. Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực FSRU và gần đây đã xây dựng FSRU amoniac đầu tiên của đất nước.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc khởi công đập thủy điện đá đổ cao nhất thế giới

Song Minh |

Các kỹ sư Trung Quốc đã bắt đầu đổ bê tông cho đập đá đổ màn chắn bê tông cao nhất thế giới tại nhà máy thủy điện Lawa ở tây nam Trung Quốc.

Dự án mới nhất của Tập đoàn Tam Hiệp

Ngọc Vân |

Tập đoàn vận hành đập Tam Hiệp của Trung Quốc vừa kí hợp đồng mới nhất với nhà sản xuất khí đốt Pháp Air Liquide.

Ấn Độ xây siêu thủy điện cạnh tranh đập Tam Hiệp Trung Quốc

Khánh Minh |

Được coi là đối trọng với dự án siêu đập thủy điện Trung Quốc và lớn hơn cả đập Tam Hiệp, nhà máy thủy điện lớn nhất của Ấn Độ đang được xây dựng gần biên giới Trung Quốc.

Turkmenistan quyết tâm bịt "cổng địa ngục"

Thanh Hà |

Với sự tồn tại của mỏ khí Darvaza - hố nóng chảy khổng lồ phun ra lửa và khí độc trong nhiều thập kỷ, Turkmenistan có kỷ lục tồi tệ nhất thế giới về rò rỉ khí metan.

Khởi công gần nửa năm, việc thi công cầu Thống Nhất ở Đồng Nai vẫn đứng im

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Hạng mục cầu Thống Nhất và đường dẫn 2 đầu cầu thuộc dự án Đường trục trung tâm TP Biên Hòa (tổng mức đầu tư 1.500 tỉ đồng) được khởi công từ cuối tháng 1.2023, nhưng đến nay sau gần nửa năm vẫn chưa thể thi công, hạng mục này gần như đứng im gần nửa năm qua.

Xử nguyên Phó Chủ tịch TP Mỹ Tho cùng 7 bị cáo vụ Công ty Công trình đô thị

Thành Nhân |

Ngày 20.6, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm lần 2, vụ án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho (sau đây gọi là Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho).

Dân kéo xe, ngang nhiên đổ phế thải, rác thải ngay dưới biển cấm ở Hà Nội

Ngọc Thuỳ - Thuỳ Dương |

Trên vỉa hè, sát mép đường, hoặc ngay dưới biểm cấm, thì rác thải vẫn xuất hiện và được người dân vô tư kéo xe đổ thẳng xuống các khu vực còn đất trống với mật độ dày đặc, trải dài quanh Dự án công viên văn hóa - vui chơi, giải trí - thể thao quận Hà Đông (Hà Nội).

Giảm lãi suất nhưng phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân giúp doanh nghiệp sớm tiếp cận vốn

Cường Ngô |

Theo Đại biểu Quốc hội, việc giảm lãi suất là tín hiệu rất tích cực, nhưng các ngân hàng cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân, giúp doanh nghiệp sớm tiếp cận vốn.

Trung Quốc khởi công đập thủy điện đá đổ cao nhất thế giới

Song Minh |

Các kỹ sư Trung Quốc đã bắt đầu đổ bê tông cho đập đá đổ màn chắn bê tông cao nhất thế giới tại nhà máy thủy điện Lawa ở tây nam Trung Quốc.

Dự án mới nhất của Tập đoàn Tam Hiệp

Ngọc Vân |

Tập đoàn vận hành đập Tam Hiệp của Trung Quốc vừa kí hợp đồng mới nhất với nhà sản xuất khí đốt Pháp Air Liquide.

Ấn Độ xây siêu thủy điện cạnh tranh đập Tam Hiệp Trung Quốc

Khánh Minh |

Được coi là đối trọng với dự án siêu đập thủy điện Trung Quốc và lớn hơn cả đập Tam Hiệp, nhà máy thủy điện lớn nhất của Ấn Độ đang được xây dựng gần biên giới Trung Quốc.