Trung Quốc xây hệ thống đường cao tốc lớn nhất thế giới thế nào?

Song Minh |

Mạng lưới đường cao tốc Trung Quốc có tổng chiều dài 160.000km, dài hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Lý do Trung Quốc có nhiều đường cao tốc lớn

Thông thường, đường cao tốc trông giống như một con đường hai chiều rộng rãi thẳng tắp với nhiều ôtô chạy qua. Nhưng ở Trung Quốc, đường cao tốc không bao giờ trông bình thường.

Đất nước này có cầu dây văng cao nhất thế giới là cầu Bắc Bàn Giang (Beipanjiang), với độ cao 564 mét so với sông Bắc Bàn, ở ranh giới gữa 2 tỉnh Vân Nam và Quý Châu. Cây cầu dài 1.341m là một phần của tuyến đường cao tốc Hàng Châu-Thụy Lệ (G56) kết nối Khúc Tĩnh và Lục Bàn Thủy. Thời gian đi lại giữa 2 thành phố này sẽ được rút ngắn bởi việc xây dựng con đường này từ năm đến dưới hai giờ.

Trung Quốc cũng có đường cao tốc sa mạc dài nhất thế giới, kéo dài từ thủ đô Bắc Kinh đến vùng xa xôi phía tây Tân Cương. Đất nước này cũng là nơi có cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, cầu Hong Kong-Chu Hải-Ma Cao.

Ảnh: Xinhua
Cầu vượt biển dài nhất thế giới, cầu Hong Kong-Chu Hải-Ma Cao. Ảnh: Xinhua

Vì sao Trung Quốc có nhiều đường cao tốc kỳ vĩ như vậy. Theo CGTN, lý do đầu tiên là sự phức tạp về địa lý. Quốc gia lớn thứ ba thế giới sở hữu vùng lãnh thổ rộng 9,6 triệu km2, với các điều kiện địa lý khác nhau, có nghĩa là đường cao tốc có thể ở trên mặt đất, xuyên qua núi hoặc thậm chí dưới nước.

Ở tỉnh Quý Châu, miền nam Trung Quốc, nơi có cầu Bắc Bàn Giang, hơn 90% đất đai tại đây là đồi núi và độ cao trung bình là hơn 1.000m. Hơn 20.000 cây cầu kết nối giao thông trên núi và hầu như không có bất kỳ vùng đồng bằng nào trong khu vực.

Để xây dựng đường ở đó, phải xây cầu và đường hầm. Bên cạnh những ngọn núi, sa mạc, sông ngòi, rừng rậm và bờ biển đều làm cho các tuyến đường cao tốc của Trung Quốc trở nên rất đa dạng.

Yếu tố quyết định thứ hai để Trung Quốc xây dựng những con đường này là sức mạnh kinh tế và công nghệ. Trung Quốc đã và đang xây dựng đường cao tốc với tốc độ đáng kinh ngạc. Kể từ năm 1988, khi tuyến đường cao tốc đầu tiên của đất nước - đường cao tốc Thượng Hải-Gia Định được hoàn thành, Trung Quốc đã xây dựng hơn 160.000km đường cao tốc, nhiều nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Lý do đằng sau hiệu quả này là mô hình kinh tế của Trung Quốc. Gần như tất cả các đường cao tốc đều do các doanh nghiệp nhà nước xây dựng, có nghĩa là bất cứ khi nào đất nước cần thì có thể xây dựng ngay lập tức.

Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước không phải xem xét lợi nhuận tài chính của các dự án này, bởi vì được chính phủ hậu thuẫn, gánh vác trách nhiệm thúc đẩy phát triển ở các khu vực nghèo. Vì vậy, cho dù một nơi xa xôi và nông thôn đến đâu, việc xây dựng cơ sở hạ tầng phải phù hợp với nhu cầu của người dân. Và đó là lý do tại sao rất nhiều dự án lớn đã trở thành hiện thực ở Trung Quốc.

Mạng lưới đường cao tốc của Trung Quốc dài nhất thế giới. Video: CGTN

"Muốn làm giàu, trước tiên phải xây đường"

Trung Quốc đã mất khoảng 40 năm để xây dựng mạng lưới đường cao tốc dài hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới để kết nối hàng trăm triệu người.

Nhiều người đặt câu hỏi liệu Trung Quốc có cần nhiều đường cao tốc như vậy không và câu trả lời là có, chắc chắn là có.

Ở Trung Quốc có câu: "Muốn làm giàu, trước tiên phải xây đường". So với đường thông thường, đường cao tốc hiệu quả hơn nhiều.

Năm 1988, đường cao tốc đầu tiên của đất nước là Thượng Hải-Gia Định được hoàn thành và mở cửa cho công chúng. Những con đường trơn tru đã cắt giảm một nửa thời gian di chuyển giữa hai nơi.

"Các tuyến đường cao tốc có thể rút ngắn đáng kể khoảng cách thời gian giữa các khu vực và đẩy nhanh dòng người, dòng vốn, thông tin và kiến ​​thức. Đường cao tốc đặc biệt quan trọng với doanh nhân và hậu cần chuỗi lạnh vốn rất nhạy cảm với hiệu quả về thời gian" - ông Li Hongchang, Phó Giáo sư tại Đại học Giao thông Bắc Kinh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CGTN.

Lý do Trung Quốc xây mạng lưới đường cao tốc lớn nhất thế giới. Video: CGTN

Bên cạnh việc cải thiện kết nối khu vực, mạng lưới này còn là chất xúc tác mạnh mẽ hỗ trợ phát triển kinh tế và đô thị hóa.

Các khu vực đường cao tốc đông đúc nhất nằm gần những nơi giàu có nhất của Trung Quốc. Ba khu vực đô thị lớn nhất là Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, có nhiều đường cao tốc hơn so với phần còn lại của đất nước.

Hiện tại, mạng lưới đường cao tốc của Trung Quốc kết nối gần 98,6% các thành phố và khu vực có dân số đô thị vượt quá 200.000 người, theo Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc.

Và nỗ lực không dừng lại ở đó khi các quan chức tuyên bố sẽ phủ sóng tất cả các thành phố và quận huyện có dân số trên 100.000 người vào năm 2035.

Không chỉ là về phạm vi phủ sóng, các quan chức Trung Quốc đang hướng tới mạng lưới đường "thông minh", hoặc cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Nó sẽ sử dụng hệ thống dữ liệu lớn - định vị vệ tinh Bắc Đẩu - qua đó việc lái xe tự động có thể không còn xa.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Lào tiếp nhận tàu cao tốc "tiêu chuẩn Trung Quốc" đầu tiên

Khánh Minh |

Tàu cao tốc "tiêu chuẩn Trung Quốc" chạy tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào đã đến ga Vientiane hôm 16.10.

Trung Quốc ra mắt tàu đệm từ nhanh nhất thế giới

Song Minh |

Trung Quốc ra mắt tàu đệm từ nhanh nhất thế giới với tốc độ 600km/h, đi từ Bắc Kinh đến Thượng Hải chỉ 2 tiếng rưỡi.

Trung Quốc "thần tốc" xây đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới

Song Minh |

Đầu thế kỷ 21, Trung Quốc không có đường sắt cao tốc, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn gần đây, nước này đã có hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Lào tiếp nhận tàu cao tốc "tiêu chuẩn Trung Quốc" đầu tiên

Khánh Minh |

Tàu cao tốc "tiêu chuẩn Trung Quốc" chạy tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào đã đến ga Vientiane hôm 16.10.

Trung Quốc ra mắt tàu đệm từ nhanh nhất thế giới

Song Minh |

Trung Quốc ra mắt tàu đệm từ nhanh nhất thế giới với tốc độ 600km/h, đi từ Bắc Kinh đến Thượng Hải chỉ 2 tiếng rưỡi.

Trung Quốc "thần tốc" xây đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới

Song Minh |

Đầu thế kỷ 21, Trung Quốc không có đường sắt cao tốc, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn gần đây, nước này đã có hệ thống đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.