Trung Quốc vật lộn cứu cầu cổ gần 500 năm tuổi hư hại trong lũ lụt

Khánh Minh |

Những cây cầu cổ Trung Quốc bị hư hỏng trong lũ lụt rất khó sửa chữa nếu thiệt hại nghiêm trọng.

Đối với Yao Zhe, một chuyên gia quan hệ công chúng ở Bắc Kinh, đi bộ trên cây cầu Trấn Hải lịch sử ở quận Đồn Khê, thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy, Trung Quốc, gợi nhớ nhiều ký ức.

Cầu Trấn Hải trước khi bị lũ lụt tàn phá. Ảnh: CGTN
Cầu Trấn Hải trước khi bị lũ lụt tàn phá. Ảnh: CGTN

Được xây dựng vào thời nhà Minh năm 1536, lũ lụt ở Trung Quốc đã làm hư hại một phần của cây cầu đá cổ hình vòng cung.

"Cây cầu là một phần ký ức của tôi", Yao nói trong khi chia sẻ ảnh của cây cầu cổ bị hư hại trên tài khoản mạng xã hội của cô.

Trong khi mực nước ở 433 con sông vượt qua mốc nguy hiểm và 33 trong số đó đạt đến mức cao lịch sử, 27 trong số 31 tỉnh đang phải vật lộn để đối phó với lũ lụt thảm khốc ở Trung Quốc.

Cơ quan Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo để ngăn chặn thiệt hại trên quy mô lớn mà các bức tường thành cổ, các tòa nhà và các địa điểm tự nhiên phải gánh chịu vì lũ lụt, và tìm kiếm một kế hoạch mạnh mẽ để bảo vệ chúng.

"Đối với các di tích văn hóa cổ, không thể tránh khỏi việc chúng bị phá hủy một cách có chủ ý bởi các hoạt động của con người hoặc bởi các thảm họa tự nhiên như lũ lụt hoặc động đất" - Tian Lin, giáo sư kiến ​​trúc cổ tại Đại học Xây dựng và Kiến trúc Bắc Kinh, nói với Thời báo Hoàn cầu.

"Một khi bị hư hại, nhiều di tích văn hóa ghi lại những ký ức lịch sử quý giá về thành phố và cuộc sống của người dân sẽ rất khó để khôi phục lại hình dạng ban đầu" - Tian nói thêm.

Cầu Trấn Hải sau khi bị mưa lũ tàn phá. Ảnh: China News
Cầu Trấn Hải sau khi bị mưa lũ tàn phá. Ảnh: China News

Cứu các di tích văn hoá

Năm 2016, Liên Hợp Quốc đã công bố danh sách các địa danh văn hóa lớn bị đe dọa bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu. Ngay cả tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ đến bãi đá Stonehenge ở Anh, nhiệt độ tăng cao là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các di tích này - cảnh báo của Liên Hợp Quốc cho hay.

Các địa danh lịch sử ở nhiều nơi trên thế giới có thể chứng kiến ​​các mối đe dọa tương tự trong những năm tới, ảnh hưởng đến du lịch và sinh kế địa phương, báo cáo nói thêm. Lũ lụt ở Trung Quốc năm nay đã làm hư hại hơn 500 di tích văn hóa ở 11 tỉnh phía nam.

Cầu Trấn Hải và cầu Lạc Thành (1534), địa danh văn hóa được xây dựng từ thời nhà Minh - đã bị thiệt hại nghiêm trọng. Cả hai cây cầu đều nổi tiếng với các vòm được chạm khắc tuyệt đẹp.

Cầu Lạc Thành gần 500 năm tuổi bị lũ cuốn trôi. Ảnh: CCTV
Cầu Lạc Thành gần 500 năm tuổi bị lũ cuốn trôi. Ảnh: CCTV

Theo các chuyên gia, dải mây Mai Vũ gây mưa vào mùa hè hàng năm đã đến sớm hơn trong năm nay, đổ bộ khu vực phía nam Trung Quốc sớm hơn dự kiến ​​và liên tiếp trong một thời gian dài, dẫn đến mực nước của nhiều con sông dâng cao đáng báo động.

"Năm nay, lũ lụt ở miền nam Trung Quốc đã đến sớm hơn và nghiêm trọng hơn. Lũ lụt tàn khốc mà chúng ta đã thấy phù hợp với sự gia tăng của các sự kiện thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu", Liu Junyan, một nhà vận động của tổ chức Hoà bình xanh (Greenpeace) nói.

Tần suất của các đợt mưa lớn ở Trung Quốc đã gia tăng đều đặn trong 6 thập kỷ qua vì nhiệt độ tăng là một trong những yếu tố hàng đầu đằng sau lượng lớn - Sách Xanh Trung Quốc về Biến đổi khí hậu năm 2019 cho hay.

"Từ năm 1961 đến 2018, mưa lớn đã tăng khoảng 3,8% mỗi thập kỷ, tương đương tổng mức tăng hơn 20%" - Sách Xanh viết. Để kiểm soát sự gia tăng đột ngột số lượng các hiện tượng thời tiết cực đoan, các chuyên gia đề nghị thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu trong vòng 2 độ C.

Nhiệm vụ đầy thách thức

Trong khi chính quyền địa phương đã đảm bảo sửa chữa cầu cổ Trấn Hải và cầu Lạc Thành, các chuyên gia tin rằng công việc phục hồi sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian và nguồn lực.

Theo các báo cáo, văn phòng du lịch của An Huy đã đảm bảo với người dân rằng các chuyên gia sẽ sớm được cử đi để ước tính mức độ thiệt hại và chi phí sửa chữa cần thiết để xây dựng lại cả hai cây cầu bị hư hại.

"Thiệt hại đối với hai cây cầu cổ là một thảm họa tự nhiên và rất hiếm. Nếu thiệt hại rất nghiêm trọng, có thể sẽ rất khó khăn để sửa chữa chúng" - Zheng Gang, một chuyên gia về phục hồi di tích văn hóa tại Viện Di sản Văn hóa Thiểm Tây, nói với Thời báo Hoàn cầu.

Yao đang tuyệt vọng chờ đợi việc cải tạo cây cầu cổ Trấn Hải tuyệt đẹp, cách nhà của người dì ở quận Đồn Khê vài km. "Tôi hy vọng cây cầu hùng vĩ này sẽ không bị giao phó cho lịch sử mãi mãi" - cô nói với CGTN.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Lũ lụt Trung Quốc mới nhất 26.7: 12 thành phố bên sông Dương Tử nguy cấp

Khánh Minh |

12 thành phố bên sông Dương Tử của tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc, bước vào thời kỳ khẩn cấp kiểm soát lũ ngày 26.7.

Trung Quốc cứu cây cầu cổ gần nghìn tuổi có mái che đẹp nhất bị lũ cuốn

Thanh Hà |

Cây cầu cổ ở Trung Quốc gần nghìn năm tuổi được mệnh danh là một trong những cây cầu có mái che đẹp nhất, bị lũ lụt làm hư hại sẽ được sửa chữa, giới chức địa phương cho biết.

Trung Quốc: Cầu cổ gần nghìn năm tuổi đổ sập trong mưa lũ

Song Minh |

Ít nhất 3 cây cầu cổ ở Trung Quốc bị hủy hoại trong lũ lụt và mưa lớn kéo dài hàng chục ngày qua.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lũ lụt Trung Quốc mới nhất 26.7: 12 thành phố bên sông Dương Tử nguy cấp

Khánh Minh |

12 thành phố bên sông Dương Tử của tỉnh An Huy, phía đông Trung Quốc, bước vào thời kỳ khẩn cấp kiểm soát lũ ngày 26.7.

Trung Quốc cứu cây cầu cổ gần nghìn tuổi có mái che đẹp nhất bị lũ cuốn

Thanh Hà |

Cây cầu cổ ở Trung Quốc gần nghìn năm tuổi được mệnh danh là một trong những cây cầu có mái che đẹp nhất, bị lũ lụt làm hư hại sẽ được sửa chữa, giới chức địa phương cho biết.

Trung Quốc: Cầu cổ gần nghìn năm tuổi đổ sập trong mưa lũ

Song Minh |

Ít nhất 3 cây cầu cổ ở Trung Quốc bị hủy hoại trong lũ lụt và mưa lớn kéo dài hàng chục ngày qua.