Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương “biến không thành có”

NGỌC VÂN (thực hiện) |

Theo tiến sĩ Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông một lần nữa cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện chủ trương biến không thành có, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp; hiện thực hóa yêu sách “lưỡi bò” phi lý đã bị lên án, bác bỏ; từng bước thực hiện bằng được mục tiêu chiến lược độc chiếm Biển Đông.

Căn cứ pháp lý rõ ràng

Trao đổi với Lao Động, tiến sĩ Trần Công Trục nêu rõ, tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông” là rất thuyết phục, vì nó có căn cứ pháp lý rõ ràng.

Ông Trục phân tích, khu vực phía nam Biển Đông được đề cập là khu vực bãi cạn Tư Chính, Vũng Mây, Quế Đường, Huyền Trân… ở cách đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam công bố năm 1982 dưới 200 hải lý, thậm chí có khu vực ở cách đường bờ biển ven bờ lục địa đối diện cũng xấp xỉ khoảng trên dưới 200 hải lý.

“Chúng tôi nhấn mạnh đến khái niệm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý; bởi vì còn có ranh giới ngoài của thềm lục địa có thể mở rộng ra đến 350 hải lý, nếu chứng minh được bờ ngoài của thềm lục địa kéo dài ra ngoài giới hạn 200 hải lý” - ông Trục nói.

Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) là một vùng biển đặc thù, trong đó quốc gia ven biển có những thẩm quyền riêng biệt nhằm mục đích kinh tế, như thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc: Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình, Nghiên cứu khoa học về biển, Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; Các quyền và các nghĩa vụ khác do Công ước quy định.

Các quốc gia khác, có biển và không có biển, có 3 quyền khi đi vào vùng 200 hải lý thuộc EEZ và thềm lục địa của quốc gia ven biển, bao gồm: quyền tự do hàng hải, hàng không, quyền tự do đặt dây cáp, ống dẫn dầu ở đáy biển của vùng thềm lục địa. Tuy nhiên, nếu các quốc gia thực hiện những quyền này mà ảnh hưởng đến các hoạt động thăm dò khai thác, kinh tế hoặc nghiên cứu khoa học của quốc gia ven biển thì phải được sự cho phép của quốc gia ven biển. Nếu không được phép là vi phạm EEZ và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

Vì vây, để thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình tại khu vực này, Việt Nam đã và đang tiến hành thăm dò khai thác dầu khí, đã xây dựng các cụm dịch vụ mang tên DK, phù hợp với các quy định về quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển theo Điều 60 UNCLOS, quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế và Điều 80 quy định về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình ở thềm lục địa.

Việt Nam có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình dùng vào mục đích được trù định ở Điều 56 UNCLOS hoặc các mục đích kinh tế khác trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam tuyên bố không cố ý biến các bãi ngầm ở thềm lục địa phía nam thành đảo nổi và không ghép chúng vào quần đảo Trường Sa, đồng thời bác bỏ sự gán ghép này.

Lập luận nguỵ biện của Trung Quốc

Trong khi đó, Trung Quốc xem bãi Tư Chính là một phần của quần đảo Nam Sa thuộc “chủ quyền bất khả xâm phạm” của Trung Quốc. Nhưng lập luận ngụy biện này hoàn toàn trái ngược với những quy định của UNCLOS 1982, và đặc biệt là đã bị phán quyết Tòa Trọng tài thường trực The Hague năm 2016 bác bỏ.

Cụ thể, liên quan đến quy chế pháp lý của các cấu trúc địa lý của quần đảo Trường Sa, Tòa trọng tài đã tuyên: Thứ nhất, các cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao sẽ tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải 12 hải lý, trong khi các cấu trúc chìm khi thủy triều lên cao sẽ không tạo ra quyền như vậy.

Thứ hai, công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của chúng và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá các cấu trúc. Các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa, nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và không có đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”.

Thứ ba, không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Tòa cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.

Tiến sĩ Trần Công Trục nhấn mạnh, việc Trung Quốc gây ra sự kiện bãi ngầm Tư Chính không những là hành vi vi phạm các quyền và lợi ích chính đáng tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đi ngược lại luật pháp và thực tiễn quốc tế, bất chấp các quy định của UNCLOS 1982 mà họ là một thành viên chính thức; không tôn trọng các cam kết, thỏa thuận chính trị đã đạt được trong thời gian qua trong quan hệ với các nước ASEAN, với Việt Nam theo cách truyền thống “nói một đằng làm một nẻo”, “lời nói không đi đôi với việc làm”; mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình khu vực và quốc tế mà Trung Quốc, với vai trò là một nước lớn trên trường quốc tế, cần có trách nhiệm duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực và quốc tế trong bối cảnh chính trị quốc tế phức tạp hiện nay.

“Nội dung tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 19.7.2019 cho thấy lập trường pháp lý và chủ trương chính trị của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, rõ ràng, thích hợp với quy chế pháp lý của từng vùng biển, thềm lục địa, thể hiện thiện chí của một quốc gia thành viên có trách nhiệm của UNCLOS 1982”. TS TRẦN CÔNG TRỤC

NGỌC VÂN (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Mỹ lên án Trung Quốc can thiệp hoạt động thăm dò của Việt Nam ở Biển Đông

Ngọc Vân |

Ngày 20.7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo bày tỏ quan ngại về các thông tin Trung Quốc can thiệp vào hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông, trong đó có hoạt động thăm dò từ lâu của Việt Nam.

Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông

Ngọc Vân |

Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Việt Nam muốn cùng Trung Quốc xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông

Thanh Hà |

Hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Mỹ lên án Trung Quốc can thiệp hoạt động thăm dò của Việt Nam ở Biển Đông

Ngọc Vân |

Ngày 20.7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo bày tỏ quan ngại về các thông tin Trung Quốc can thiệp vào hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông, trong đó có hoạt động thăm dò từ lâu của Việt Nam.

Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông

Ngọc Vân |

Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Việt Nam muốn cùng Trung Quốc xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông

Thanh Hà |

Hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc kiểm soát tốt bất đồng, xử lý thỏa đáng vấn đề Biển Đông.