Trung Quốc: Từ mùa lũ 2020 nhìn lại hình ảnh nghẹt thở trận lụt 1998

Ngọc Vân |

Trung Quốc trải qua một trận lụt lịch sử năm 1998, với những ký ức vẫn còn ám ảnh trong đợt lũ lụt năm 2020.

Trận lụt lịch sử năm 1998

Lưu vực sông Dương Tử hứng chịu trận lụt thảm khốc năm 1998, với các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, Hồ Nam, An Huy, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Tô, Hà Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Tứ Xuyên và Vân Nam bị ngập lụt nghiêm trọng từ ngày 12.6 đến 21.8.1998.

Trận lụt lịch sử năm 1998 ở Trung Quốc gây thiệt hại kinh tế khoảng 24 tỉ USD. Ảnh: CGTN
Trận lụt lịch sử năm 1998 ở Trung Quốc gây thiệt hại kinh tế khoảng 24 tỉ USD. Ảnh: CGTN
Hơn 100 triệu người và 1.000 ha hoa màu ảnh hưởng, hơn 3.700 người thiệt mạng, thiệt hại kinh tế khoảng 24 tỉ USD. Tại tỉnh Hồ Bắc, lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của 345 người và làm ngập 66 quận.

Lưu vực sông Dương Tử đã ghi nhận lượng mưa đáng kể từ ngày 12.6 đến ngày 27.6.1998 và từ ngày 21.7 đến ngày 27.7.1998. Tổng cộng có 74 hiện tượng mưa cực đoan đã xảy ra ở lưu vực sông Dương Tử, trong đó có 18 hiện tượng được phân loại như những cơn mưa bất thường. Do lượng mưa liên tục, nước trên sông Dương Tử đã ở mức kỷ lục trong thời gian này trong năm.

Sau trận lụt năm 1998, nhiều công trình bảo tồn nước và đê đất nông nghiệp mới được xây dựng dọc theo sông Dương Tử, bao gồm đập Tam Hiệp. Là con đập lớn nhất thế giới, dự án đập Tam Hiệp đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu. Mục đích chính để xây dựng đập Tam Hiệp là điều chỉnh mực nước sông Dương Tử, ngăn chặn thảm họa lũ lụt. Song đập Tam Hiệp cũng gây tranh cãi lớn vì những tác động môi trường mà nó mang lại, cũng như những hoài nghi về khả năng cắt lũ.

Lũ lụt năm 2020

Tại thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang quay cuồng với trận lụt tồi tệ nhất kể từ năm 1998. 22 năm sau, cảnh những thị trấn ngập nước và những người lính Trung Quốc vác những bao cát qua nước lũ bùn đang gợi lên ký ức về thảm họa năm 1998.

Trận lũ lụt năm 1998 làm khoảng 3.700 người thiệt mạng. Ảnh: CGTN
Cứu hộ trong trận lũ lụt năm 1998. Trận lụt lịch sử này làm khoảng 3.700 người thiệt mạng. Ảnh: CGTN
Cho đến nay, lũ lụt đã giết chết 141 người và phá hủy 29.000 ngôi nhà, ảnh hưởng đến hơn 38 triệu cư dân ở 27 tỉnh. Lũ quét và thảm họa địa chất ở khu vực miền núi phía tây nam đã buộc hơn 2 triệu người phải di dời.

Theo CGTN, kể từ tháng 6, mưa xối xả đã tàn phá nhiều vùng miền nam Trung Quốc, sông Dương Tử có lượng mưa lớn nhất kể từ năm 1961 và 433 con sông dâng lên đến mức nguy hiểm.

Mực nước lũ ở hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc nằm ở tỉnh Giang Tây - tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất - đã vượt qua kỷ lục 22,52 mét được thiết lập vào năm 1998.

Các chuyên gia khí tượng giải thích rằng, những trận mưa lớn kéo dài ở miền nam Trung Quốc là do sự lưu thông khí quyển thường xuyên hơn và mạnh hơn vào tháng 6, mang theo không khí ẩm từ Biển Đông và Ấn Độ Dương. Điều này dẫn đến một mùa mưa không chỉ sớm hơn, mà còn được đặc trưng bởi nhiều thái cực hơn bình thường.

Theo CGTN, kể từ sau trận lụt lịch sử năm 1998, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào các dự án bảo tồn nước và cải thiện rất nhiều cơ chế ứng phó khẩn cấp. Tổng cộng 146 trong số 172 dự án nước lớn được chính phủ giao trong năm 2014 hiện đang được triển khai, với 150 dự án khác trị giá khoảng 1,29 nghìn tỉ nhân dân tệ (184 tỉ USD) được lên kế hoạch từ năm 2020.

Hình ảnh ám ảnh trong trận lũ lụt năm 1998. Ảnh: CGTN
Hình ảnh ám ảnh trong trận lũ lụt năm 1998. Ảnh: CGTN
So với chỉ 5 năm trước, Trung Quốc có thể giảm một nửa tỷ lệ tử vong do thảm họa, giảm 7,3% số người bị ảnh hưởng và giảm 69,3% thiệt hại tài sản - ông Zheng Guoguang, Thứ trưởng Bộ quản lý khẩn cấp cho biết.

Mặc dù hầu hết người dân ở Trung Quốc tin rằng, thảm hoạ lũ lụt 1988 sẽ không lặp lại trong năm nay, song nhiều người tự hỏi tại sao mưa lũ khắc nghiệt xảy ra liên tiếp vào mỗi mùa hè.

Dữ liệu từ Cơ quan Khí tượng Trung Quốc cho thấy cả nhiệt độ trung bình và nhiệt độ cực cao đã tăng lên ở Trung Quốc kể từ năm 1951. Theo Sách Xanh về biến đổi khí hậu 2019 ở Trung Quốc, chỉ số rủi ro khí hậu của nước này tăng 54% kể từ những năm 1990.

Huang Lei, một nhà nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Trung tâm Khí hậu Quốc gia cho biết: "Thật khó để liên kết một hiện tượng cá biệt trực tiếp với sự nóng lên toàn cầu. Nhưng trước bối cảnh biến đổi khí hậu rộng lớn hơn, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt thực sự trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn".

Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo trong một báo cáo rằng, sóng nhiệt, mưa lớn và hạn hán sẽ trở nên thường xuyên hơn ở một số nơi trên thế giới trong thế kỷ 21, gây ra mối đe dọa đối với thực phẩm, nước và năng lượng ở nhiều nước.

Để giải quyết các tác động lâu dài của biến đổi khí hậu, cần cả hai chiến lược thích ứng và giảm thiểu - Giáo sư Pang Jun, Trường Tài nguyên và Môi trường, Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết.

Theo ông Pang, một số ví dụ tiêu biểu là xây dựng đê chống lại sự xâm nhập của nước biển, phát triển các loại hình nông nghiệp mới phù hợp hơn với môi trường thay đổi và cải thiện cấu trúc năng lượng để giảm khí nhà kính.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Lũ lụt Trung Quốc: 14 người chết 1 ngày, đập Tam Hiệp vượt đỉnh 15m

Khánh Minh |

Mưa lũ ở Trung Quốc làm ít nhất 14 người chết chỉ trong 1 ngày 18.7. Hồ chứa đập Tam Hiệp vượt mức báo động 15m.

Mưa lũ Trung Quốc mới nhất 19.7: Lũ chồng lũ trên sông Dương Tử

Khánh Minh |

Trận chiến chống lũ lụt của Trung Quốc bước vào giai đoạn quan trọng khi lũ chồng lũ trên sông Dương Tử.

Nguy cơ lụt thảm khốc như đại hồng thủy 1998 ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Tình hình lũ lụt ở Trung Quốc trong năm nay căng thẳng, đặc biệt là dọc theo các con sông nhỏ và trung bình, do lượng mưa lớn hơn, mùa mưa kéo dài cùng với các điều kiện thời tiết biến động.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Lũ lụt Trung Quốc: 14 người chết 1 ngày, đập Tam Hiệp vượt đỉnh 15m

Khánh Minh |

Mưa lũ ở Trung Quốc làm ít nhất 14 người chết chỉ trong 1 ngày 18.7. Hồ chứa đập Tam Hiệp vượt mức báo động 15m.

Mưa lũ Trung Quốc mới nhất 19.7: Lũ chồng lũ trên sông Dương Tử

Khánh Minh |

Trận chiến chống lũ lụt của Trung Quốc bước vào giai đoạn quan trọng khi lũ chồng lũ trên sông Dương Tử.

Nguy cơ lụt thảm khốc như đại hồng thủy 1998 ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Tình hình lũ lụt ở Trung Quốc trong năm nay căng thẳng, đặc biệt là dọc theo các con sông nhỏ và trung bình, do lượng mưa lớn hơn, mùa mưa kéo dài cùng với các điều kiện thời tiết biến động.